Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Lý do người trẻ ngày càng ghét Tết

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2019-02-05 09:02
Khác với lúc còn nhỏ, dịp Tết đoàn viên giờ đây trở thành cơn ác mộng của nhiều bạn trẻ bởi những câu hỏi dồn dập từ người thân, họ hàng.

Mỗi khi tới dịp xuân về, hàng triệu người trẻ từ khắp mọi nơi lại trở về quê hương, đoàn tụ cùng gia đình để cùng nhau đón một cái Tết ấm áp. Trong những ngày này, không thể thiếu bữa tiệc gặp mặt họ hàng. Và rồi loạt câu hỏi quen thuộc lại vang lên.

"Có bạn gái chưa?", "Một tháng kiếm được bao nhiêu tiền?", "Đã gửi tiết kiệm được tý nào chưa đấy?"... - như nhiều người trẻ khác, đó là những gì Zhao Yongheng (24 tuổi) thường xuyên phải nghe mỗi khi về nhà vào dịp Tết. 

Vẫn biết những câu hỏi này chỉ xuất phát từ sự quan tâm của thế hệ trước dành cho thế hệ con cháu, song không biết tự bao giờ chúng lại trở thành nỗi ám ảnh hay lý do hàng đầu khiến người trẻ ghét Tết. 

Những câu hỏi dai dẳng

Cứ mỗi mùa xuân tới, trăm hoa đâm trồi nảy lộc, ai ai cũng hối hả, háo hức được trở về quê nhà để cùng gia đình đón một năm mới tràn đầy hạnh phúc, may mắn.

Thế nhưng, đối với một số người trẻ, Tết lại là khoảng thời gian đau đầu và mệt mỏi nhất năm. Họ không muốn đối mặt với vô vàn câu hỏi riêng tư từ chính người thân trong gia đình.

'Bac chi muon tot cho chau thoi' va ly do nguoi tre ngay cang ghet Tet hinh anh 1
Xu Weifan (27 tuổi) cho biết tuy hiểu sự quan tâm của mọi người, anh vẫn cảm thấy áp lực khi bị hỏi quá nhiều. Dù vậy, không gì có thể ngăn cản anh trở về thăm gia đình. Ảnh: ABC.

Nhà báo Mathilda Lan lại bày tỏ quan điểm trên trang China US Focus: "Đây là năm thứ 5 tôi không về nhà đón Tết. Trong khi ai cũng cố gắng bắt kịp chuyến xe về quê, tôi chỉ muốn tìm một nơi nào đó thật yên tĩnh, tránh xa khỏi lộn xộn và áp lực".

Giống như Zhao Yongheng hay Xu Weifan, Mathilda cũng chán nản với những câu hỏi về lương tháng, chuyện tình cảm. Thậm chí, họ hàng của cô còn hỏi các vấn đề nhạy cảm hơn như "Sao mọi người được thưởng Tết nhiều mà cháu thì không?", "Tại sao cháu lại muốn học nhiều như vậy? Con gái thông minh quá không lấy được chồng đâu"...

Qua đó, nữ nhà báo cũng bày tỏ sự không đồng tình trước cách suy nghĩ trọng nam khinh nữ và quan điểm cũ kỹ về hôn nhân của các bậc đi trước. Cô buồn chán mỗi khi nghĩ về việc phụ nữ bị gọi là "đồ thừa", "đồ ế" chỉ vì bước sang tuổi 27 mà chưa có người yêu. 

Hiệu ứng tiêu cực từ câu nói 'Bác chỉ muốn tốt cho cháu thôi'

Áp lực từ sự quan tâm của người thân khiến các bạn trẻ không còn mặn mà với Tết. Thấu hiểu được tâm tư đó, nhóm bạn trẻ có tên Rainbow Choir đã làm nên bản hợp xướng có tên "Cẩm nang sống sót ngày Tết". Đánh trúng suy nghĩ của giới trẻ, màn biểu diễn này nhanh chóng trở thành hiện tượng mạng của năm 2017 và đạt số lượng người xem cao.

Trong video, Rainbow Choir thể hiện rõ ràng quan điểm của giới trẻ ngày nay về các câu hỏi họ thường bị hỏi vào ngày Tết. Nhóm hợp xướng cho rằng người trẻ nào cũng muốn tự quyết định cuộc đời mình, tránh xa khỏi những định kiến và kỳ vọng từ phía gia đình. 

Chưa dừng lại ở đó, năm 2018, mạng xã hội Trung Quốc lại "nổi bão" với sự xuất hiện trò chơi có tên Tết - cuộc chiến vĩ đại.

Luật chơi rất đơn giản. Người dùng chỉ cần điều khiển nhân vật tránh những câu nói như "Tìm công việc ổn định đi", "Vẫn chưa kết hôn ư?", "Đã được đề bạt lên chức chưa?"... Đi càng xa, người chơi càng được nhiều điểm. 

Trước trò chơi hài hước, tài khoản Carl Benjaminsen bình luận: "Trò này có tính giải trí cao và rất dễ gây nghiện". 

Dân mạng khác lại cho biết: "Cách tôi thua trò chơi này nhanh như cách tôi gục ngã trước những câu hỏi từ họ hàng vậy". 

'Bac chi muon tot cho chau thoi' va ly do nguoi tre ngay cang ghet Tet hinh anh 2
Tựa game Tết - cuộc chiến vĩ đại trở thành hiện tượng mạng Trung Quốc trong năm 2018. Ảnh chụp màn hình.

Bên cạnh đó, một số người trẻ có suy nghĩ tích cực rằng chỉ cần lập gia đình, ngày Tết sẽ không còn đáng sợ nữa. 

"Hồi còn độc thân, tôi rất sợ về quê ăn Tết bởi cha mẹ lúc nào cũng hỏi tôi có bạn gái chưa. Nhưng giờ thì khác rồi, tôi đã kết hôn" - Pan (28 tuổi) trả lời phỏng vấn của ABC. 

Thế nhưng, cơn ác mộng vẫn chưa đi đến hồi kết. "Thay vào đó, bây giờ họ sẽ hỏi bao giờ chúng tôi định sinh em bé" - Liu Song (vợ của Pan) chia sẻ thêm. 

Năm nay, năm sau và những năm sau nữa, chuỗi câu hỏi của họ hàng sẽ không bao giờ kết thúc. Cứ thế, đặt nặng lên vai của người trẻ những áp lực, buồn chán vô hình vào mỗi dịp Tết đến.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...