Tin mới
2
Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ
Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
3
Những trạm cứu hộ chó mèo bị xua đuổi
Khi Trần Tâm thấy tấm biển "đề nghị dẹp hết chó mèo" người hàng xóm treo trước cổng nhà, anh thở dài biết mình thêm một lần nữa phải chuyển đi
Ảnh

sunwin | sunwin

Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ

Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Những trạm cứu hộ chó mèo bị xua đuổi

Khi Trần Tâm thấy tấm biển "đề nghị dẹp hết chó mèo" người hàng xóm treo trước cổng nhà, anh thở dài biết mình thêm một lần nữa phải chuyển đi

Chuyện những người trẻ Trung Quốc không về quê đón Tết

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2019-02-03 01:02
Mỗi người có công việc, lý do riêng, nhưng họ giống nhau ở chỗ không trở về nhà đoàn tụ cùng gia đình khi Tết đến, xuân về.

Người trẻ không về quê đón Tết cùng gia đình đã không còn là chuyện hiếm thấy. Nhưng ẩn sâu trong hành động đó là những tâm sự dài và buồn mà họ không dễ nói ra. 

Truyền thông từng đưa tin câu chuyện của người mẹ Trung Quốc phải mua quảng cáo của một tờ báo tại thành phố Melbourne (Australia) để đăng tin mong con trai trở về quê ăn Tết. Bà còn hứa sẽ không giục con kết hôn nữa. 

Nội dung của mẩu tin như sau: "Peng, mẹ đã gọi cả nghìn lần nhưng con không nghe máy. Đây có lẽ là cách duy nhất để liên lạc với con lúc này. Bố và mẹ hứa sẽ không nhắc đến chuyện hôn nhân của con nữa. Vì thế, con hãy về nhà cùng đón Tết với bố mẹ nhé. Yêu con, mẹ". 

Chuyen nhung nguoi tre Trung Quoc khong ve que don Tet hinh anh 1
Đối với một vài bạn trẻ, trở về quê hương là một hành trình khá mệt mỏi. Ảnh: Aly Song

Xuân này, con không về

Câu chuyện đã cũ của người mẹ Trung Quốc và con trai Peng lại được làm mới mỗi khi Tết đến, xuân về. Nhiều người trẻ ở Trung Quốc, cũng như nhiều nước khác, không thể về nhà bên gia đình ở thời điểm ý nghĩa, với nhiều lý do khác nhau.

Nhắc đến kỳ nghỉ lễ lớn nhất trong năm, đa số mường tượng trong đầu hình ảnh đoàn người chen chúc nhau ở cả bến tàu hay sân bay. Ai cũng tay xách nách mang, hồ hởi khăn gói trở về gặp lại gia đình, bạn bè sau một năm tha hương cầu thực. Vì hình ảnh đó, mọi người thường đùa và gọi dịp Tết là "cuộc di dân lớn nhất trong năm của loài người". 

Chỉ tính riêng Trung Quốc, theo ước tính, người dân thực hiện 3,6 tỷ chuyến đi trong dịp Tết. Đặc biệt, hàng trăm triệu vé tàu sẽ được bán ra trong vòng 40 ngày trước đêm giao thừa. 

Ở một góc nhìn khác, người ta lại cảm nhận được không khí ảm đạm hơn hẳn, trái ngược hoàn toàn cảnh hối hả của đoàn người kia. Bởi, nhiều người trẻ rời bỏ quê hương, lên thành phố kiếm sống rồi có thể trở về nhà với tiền thưởng, quà bánh cho gia đình. Còn có những người vẫn chưa thể lo toan được cuộc sống của bản thân, chưa đạt được kỳ vọng của người thân. 

Những ngày cận Tết, báo chí không ngừng đưa tin về những áp lực mà nhiều người con xa xứ gặp phải mỗi dịp về quê. Họ lo lắng liệu mình có mua được vé tàu hay không, vắt óc suy nghĩ nên tặng quà gì cho gia đình, họ hàng cho phải phép, hoặc đơn giản nghĩ cách trả lời khéo léo trước những câu hỏi về chuyện hôn nhân.

Đối với những người không trở về quê hương, họ phải sống những ngày tủi thân và nhung nhớ gia đình.

Tại sao không về nhà đón Tết?

Có rất nhiều lý do được đưa ra khi phóng viên đặt ra câu hỏi: "Tại sao bạn không về nhà ăn Tết?". Có người không muốn tiếp tục đối mặt những câu hỏi dai dẳng về đời tư từ gia đình họ hàng. Có người bận công việc. Cũng có bạn trẻ mặc cảm vì mình không kiếm được nhiều tiền hoặc chưa tìm được việc làm. Mỗi người đều tìm cho mình một lý do mà họ cho rằng hợp lý. 

Chuyen nhung nguoi tre Trung Quoc khong ve que don Tet hinh anh 3
Có nhiều nguyên nhân khiến người trẻ nằm ngoài dòng người hối hả chuẩn bị hồi hương đón Tết.  Ảnh: SCMP.  

Mathilda Lan - nữ nhà báo trẻ - cho rằng cô cảm thấy không thoải mái với những lời nói kém duyên của họ hàng. Cô cho biết: "Đây là năm thứ 5 tôi không về nhà đón Tết. Trong khi ai cũng cố gắng bắt kịp chuyến xe về quê, tôi chỉ muốn tìm một nơi nào đó thật yên tĩnh, tránh xa khỏi lộn xộn và áp lực".

Một cô gái trẻ (đến từ Tứ Xuyên, Trung Quốc) lại cho biết cô không thể về quê vì chưa được trả tiền lương. Khi phóng viên của McClatchy DC hỏi cụ thể, cô tỏ ra sợ sệt, không chia sẻ gì thêm và bỏ đi.

Chuyen nhung nguoi tre Trung Quoc khong ve que don Tet hinh anh 4
Đối với nhà tạo mẫu tóc Maggie Lu, dịp đầu năm mới là cơ hội kiếm thêm thu nhập. Ảnh: SCMP

Maggie Lu (28 tuổi, quê Tân Cương, Trung Quốc) ở lại thành phố để tiếp tục công việc tạo mẫu tóc. "Với ngành này, một tháng trước thời điểm Tết là khoảng thời gian bận rộn nhất, bởi mọi người đều muốn có những kiểu tóc mới để đi chơi đầu năm. Vì thế, tôi chọn ở lại" - Maggie trả lời phỏng vấn củaSCMP

Cô nói thêm: "Trở về nhà, thu nhập của tôi chỉ dừng lại ở 3.000-4.000 nhân dân tệ. Nhưng nếu ở lại, tôi có thể kiếm nhiều hơn thế".

Khi được hỏi về việc thăm gia đình, Maggie nói cô sẽ về quê khi mùa cao điểm đã qua. Thay vào đó, cô dự định cùng bạn bè đi du xuân ở gần Thượng Hải.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...