Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Người lính già và cuộc sống đơn độc bên bờ sông Sài Gòn

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-11-14 11:11
Ông Năm Lính có hàng chục năm sống ở Thủ Thiêm. Khi nơi đây quy hoạch, ông chuyển nhà về Nhơn Trạch, Đồng Nai. Nhưng vì nặng nợ với mảnh đất đầm nước, người lính già quyết định quay lại mưu sinh.


Người lính già và cuộc sống đơn độc

Khi TP.HCM chưa có dịch Covid-19, đều đặn mỗi ngày, ông Nguyễn Văn Lính (còn gọi là Năm Lính, 65 tuổi) đến Thủ Thiêm từ sáng sớm, chiều tối lại về nhà ở Nhơn Trạch. Tổng quãng đường đi, về dài gần 100 km. Nhiều tháng nay, ông quyết định ở lại Thủ Thiêm trong chiếc chòi lá để thuận tiện cho công việc.

Trong số những nghề lao động chân tay ở Thủ Thiêm, nhặt phế liệu bán là công việc thường xuyên nhất của ông Năm Lính. Nó chiếm gần như toàn bộ thời gian mỗi ngày.


Ông Năm Lính dùng máy rà tìm phế liệu tại một công trường đang san lắp mặt bằng ở Thủ Thiêm.

Ông bắt đầu làm việc lúc 5h sáng. Đó là thời điểm những chiếc xe ben chở đất xây lắp nền công trình ở Thủ Thiêm hoạt động nhộn nhịp. Khu vực này chỉ cách nơi ông ở khoảng 500 m. Cứ thế, ông dùng xe máy bám theo.

Khi những khối đất to hạ bãi, được xe cuốc san lắp bằng phẳng, ông cầm máy rà kim loại đến gần. Máy của ông có thể phát hiện ra sắt thép trong phạm vi 1 m.


Ông Năm Lính làm nghề nhặt phế liệu ở Thủ Thiêm khoảng 10 năm nay,...


... khi nơi này được quy hoạch, hàng loạt công trình xây dựng mọc lên.

Hôm phóng viên đến, ông tỏ ra bất ngờ và nói rằng nơi ở nhếch nhác nên ông không tự tin mời bất kỳ ai ghé thăm. Nhưng khi đã đến, mọi người đều là khách quý.

Trong bữa cơm trưa, chúng tôi mỗi người nhâm nhi một lon bia "cho mát", theo cách nói của ông. Đó cũng là lúc cuộc nói chuyện trở nên cởi mở hơn.


Ông Năm Lính vừa dùng cơm trưa, vừa vui vẻ nói chuyện rồi gọi điện thoại cho vợ đang ở Nhơn Trạch.

- Sáng giờ chỉ nhặt được tầm 5 kg sắt.

- Ừ. Ông đang làm gì.

- Có khách. Đang ăn cơm.

- Bà ơi, sao nay tôi nhớ bà quá!

- Ông khùng hả…

Ông Năm Lính cười ha hả với vợ qua cuộc điện thoại. Hơn 5 tháng không về nhà, ông chỉ có thể hẹn vợ mình mỗi trưa hoặc tối để trò chuyện, khi ai cũng rảnh việc. Đây là lần thứ hai ông xa nhà lâu như vậy.


Ông Năm Lính kể về hai lần vắng nhà lâu nhất của ông, cùng với đó là những kỷ niệm khó quên.

Năm 1978, ông tình nguyện sang chiến trường Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế. Ba năm sau, ông trở về Việt Nam, quyết định xuất ngũ rồi dìu dắt vợ con đến Thủ Thiêm lập nghiệp. Ở đó, gia đình ông khai phá đầm lầy, lau sậy, lập một vườn nhỏ để trồng cây, đào ao nuôi cá kết hợp với chăn nuôi gia súc.

Cuộc sống thay đổi nhanh chóng khi gia đình chấp nhận phương án giải tỏa để nhường đất cho dự án. Rời Thủ Thiêm, ông đùm túm vợ con về Nhơn Trạch sinh sống, ngót đã gần 10 năm. Nhưng dù chuyển nơi ở, hàng ngày ông vẫn quay lại Thủ Thiêm mưu sinh bằng nhiều nghề như nhặt phế liệu, làm thuê, làm phụ hồ, bắt cá…


Ông Năm Lính trong căn chòi từng là nơi ở của những công nhân làm việc tại Thủ Thiêm.

Tạm gác lại câu chuyện, ông tranh thủ nghỉ trưa trong căn chòi bé. Chỗ nằm của ông là một chiếc rương mà ông hay nói đùa là "quan tài". Nó chật đến mức ông phải vất vả mới có thể chui ra, chui vào. Dần rồi cũng quen, ông nói mình không còn cảm thấy sự phiền toái hiện hữu.

Chiều hôm sau, ông Năm Lính "trúng đậm" khi nhặt sắt vụn. Ông rà được hàng chục thanh sắt tổng cộng nặng gần 10 kg. “Hên xui chú ơi. Khối đất này chắc là được chuyển đến từ các công trình xây dựng nên có nhiều hàng phế liệu”, ông Lính nói.


Ông Năm Lính "trúng đậm" với hàng chục thanh sắt...


... được tìm thấy tại một bãi đất vừa san lấp.

Bán hết mọi thứ vừa nhặt cũng thu được gần 500.000 đồng. Ông dùng khoảng 100.000 đồng để mua thức ăn trong ngày. Số còn lại ông dành dụm để gửi về cho vợ nuôi các cháu đi học.

Chiều tối, những bãi đất trên công trường tạm vắng xe ben ra vào. Ông Năm Lính tranh thủ về căn chòi để ăn uống hoặc ra những đầm nước giăng lưới, đặt lú bắt tôm, cá. Trên đường đi, ông cũng tìm ít rau, quả rừng về làm nguyên liệu cho bữa ăn.


Ông Năm Lính đặt lú bắt cá,...


... hái rau, quả ở Thủ Thiêm.

- Chú biết đây là trái gì không?

- Dạ không.

- À, trái bần ổi. Chú ở thành phố không biết là phải rồi.

- Nó chua, dùng để nấu canh là ngon hết nấc.

Cầm mớ bần ông Năm Lính vừa hái, tôi cắn thử một quả xem sao. Kỳ thật nó rất chua, chát nhưng lại có mùi thơm dịu nhẹ. Chắc là đặc biệt lắm, ngon lắm nên ông mới nhớ và nói nhiều về nó như vậy.

Từ đầm nước về, ông tạt vào chòi lấy ít quần áo đến hồ nước cách đấy khoảng 200 m để tắm gội. Đây là một hố đất sâu do những nhóm thợ làm công trình đào bới, lấy đất thịt. Lâu ngày, nước mưa đọng lại đây tạo thành vũng lớn, trong vắt.


Ông Năm Lính tắm gội mỗi chiều tại hồ nước gần căn chòi tạm.

Chuỗi việc trong một ngày diễn ra đúng với barem của nó, nhưng ông nói mình không cảm thấy tẻ nhạt hay cô đơn. Ở đây, ông có những người bạn cùng làm nghề nhặt ve chai, phế liệu.

Ông cũng giao du khá thâm tình với ông Tời, một người làm nghề chăn trâu, bò cố hữu hàng chục năm ở đất Thủ Thiêm. Đan xen trong những giờ lao động mệt nhọc là những câu trêu đùa nhau rôm rả.

- Sao anh không tìm việc gì làm ở Nhơn Trạch, cho gần nhà?

- Thôi chú, tôi làm ở đây hàng chục năm quen rồi. Nhơn Trạch chỉ là nơi ở.

- Sắp tới thì sao anh?

- Cũng vậy thôi.


Ông Năm Lính bên đàn bò của ông Tời. Ông nói đàn bò là bầu bạn với mình, giúp ông bớt buồn tẻ.

Ông Năm Lính khẳng định với ông Tời mình vẫn muốn làm nghề ở Thủ Thiêm bất chấp những điều kiện không thuận lợi. Ông cũng nói ở đây giờ khác trước rất nhiều. Những cánh đồng, đầm cá, vũng trâu nằm… được san lấp hàng ngày.

Trong cảm nhận của ông Năm Lính, Thủ Thiêm ngày xưa của ông giờ đã thay da đổi thịt. Những tòa nhà cao tầng, những cung đường mới, đẹp nối đuôi nhau mọc lên như nấm. Nhưng dù có thay đổi ra sao thì Thủ Thiêm vẫn là mảnh đất lành, là quê nhà của ông.


Ông Năm Lính đốt lửa chuẩn bị nấu ấm trà. Đây là thói quen mỗi tối của ông khi trở về căn chòi.

Nhiều người nói dịch bớt rồi, sao ông không về quê đi, sao mà “nhát”thế. Ông Lính cười gượng: “Thôi thì thà chấp nhận làm kẻ nhát gan còn hơn mang mầm bệnh rong ruổi đi về. Có chuyện gì rồi nuối tiếc không kịp…"

Chập tối ở Thủ Thiêm, ông Năm Lính trở về căn chòi nhỏ xíu của mình sau một ngày làm việc. Ông nhóm bếp tạo ánh lửa le lói một góc bưng biền. Khung cảnh khá tĩnh mịch, đối lập hoàn toàn với cảnh nhộn nhịp, sáng choang ánh điện phố thị phía bên kia bờ sông Sài Gòn.


Ông Năm Lính trong căn chòi tạm mỗi tối.


Ông nói mình có duyên với vùng Thủ Thiêm nên chưa thể rời đi.

Cũng trong tối hôm đó, ông Năm Lính từ chối lời mời đi nhậu từ một người bạn cùng nghề. Ông trầm ngâm nhìn về phía những tòa nhà cao, xa bên kia bờ sông.

Ông nói cảm thấy rất nhớ nhà ở Nhơn Trạch, sẽ về thăm vợ và các con, cháu trong vài ngày tới.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận