Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Người phụ nữ khuyết tật giỏi giang

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-03-21 09:03

Năng động và dám nghĩ dám làm, chị Đinh Thị Quỳnh Nga - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Thủ công Mỹ nghệ Trái tim hồng (Sóc Sơn, Hà Nội) đã làm nên những điều kỳ diệu. Kỳ diệu bởi ở đây là cả giám đốc và nhân viên đều là những người khuyết tật nhưng họ đã quyết tâm đứng lên chăm chỉ làm việc tự nuôi sống bản thân và giúp ích cho đời.

Đây là câu chuyện của chị Nga (10/8/1977) - một phụ nữ khuyết tật giỏi giang,dám nghĩ dám làm. Để có ngày hôm nay, chị đã phải rất nỗ lực học tập, nghiên cứu và làm việc không biết mệt mỏi. Nhiều lúc sức làm việc của chị tưởng như ngoài khả năng “cầm cự” của một người vẫn bị coi là “phái yếu”.


...

“Một tuổi thơ dữ dội” và hành trình vượt lên số phận

Sinh ra trong một gia đình đông anh chị em, nhà lại nghèo, nên bản thân chị Nga phải tự lập từ nhỏ. Năm 8 tuổi, ở cái “tuổi ăn tuổi ngủ” như thế, chị đã phải xách nước chè bán rong ngoài chợ và rồi theo nghề bán hàng nước giải khát để lấy tiền ăn học, với những đứa trẻ lành lặn đã khó, với một đứa trẻ bị liệt mềm chân trái như chị thì hành trình tự đứng lên chẳng đơn giản chút nào!

Tâm sự với chúng tôi, chị Nga nhớ lại: “6 tháng tuổi tôi đã bị khuyết tật liệt mềm chân trái từ hông xuống, chân teo, bé ngắn hơn chân phải nên đi lại rất khó khăn. Khi đi học cũng có nhiều bạn tốt nhưng ngược lại vẫn có những bạn coi thường và hay chê tôi bởi sự khiếm khuyết của mình. Cố gắng hết sức để không thua chị kém em, không thua kém bạn bè nên tôi đã tìm mọi cách buôn bán để kiếm tiền ăn học, chỉ có con đường học hành mới có thể giúp tôi đỡ vất vả cho sau này, để không là gánh nặng cho gia đình và xã hội”.

Tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật, cầm tấm bằng đại học trong tay, tưởng như tương lai đã rộng mở với bản thân chị nhưng số phận không đơn giản như vậy khi chị cầm hồ sơ đi xin việc nhiều nơi đều bị “vấp” trước những nhà tuyển dụng bởi sự khiếm khuyết của bản thân, chị không hề nản trí do có sẵn niềm đam mê buôn bán từ nhỏ chị lại chuyển sang kinh doanh hoa cưới và chờ đợi cơ hội thực hiện ước mơ của mình. Chị chia sẻ: “Bôn ba học nghề làm hoa cưới, ngày nào tôi cũng xuống chợ hoa từ 3 giờ sáng để lấy hoa về làm cho khách, buôn tận gốc bán tận ngọn, lãi xuất từ đó tăng dần nên tôi rất ham và rất thích thú với nghề làm hoa cưới”.

Năm 2007 có đợt thi công chức của huyện, chị nộp hồ sơ và ôn thi, chị đã đỗ công chức và theo nguyện vọng chị được vào giảng dạy môn mỹ thuật tại trường Nuôi Dưỡng và Giáo Dục Trẻ Em Tàn Tật huyện Sóc Sơn, là người trực tiếp đứng lớp mà đối tượng học sinh của trường đều là những trẻ em thiếu may mắn, hoàn cảnh khó khăn, mỗi em mang trên mình một dị tật khác nhau (chị muốn được vào trường này là vì sự đồng cảm với các em học sinh). 

Ngoài những công việc ở trường, chị Nga còn tham gia các hoạt động của Hội NKT TP Hà Nội - Hội NKT huyện Sóc Sơn (chị Nga là Ủy viên thường trực Hội NKT huyện Sóc Sơn, là Chi hội trưởng Hội Phụ nữ khuyết tật huyện Sóc Sơn, là Chủ tịch Hội NKT xã Hồng Kỳ).

Một tấm lòng nhân ái, sẻ chia trước những người cùng cảnh


Chị Đinh Thị Quỳnh Nga (thứ 2 từ phải sang)

Khi được biết nhiều học sinh đã ra trường, nhiều NKT đang trong tuổi thanh niên nhưng chưa có việc làm, điều này khiến chị băn khoăn mỗi khi suy nghĩ về số phận của nhóm đối tượng yếu này: “Tôi muốn các em học sinh khi ra trường sẽ trở thành những người sống có ích không chỉ cho bản thân, cho gia đình, mà còn cho cả xã hội. Tôi muốn những NKT có công ăn việc làm để được khẳng định mình trong cuộc sống. Để NKT thực sự là những con người tàn mà không phế”.

Qua quá trình tham gia các hoạt động và học hỏi, chị quyết định vận động những học sinh đã ra trường và những NKT chưa có công ăn việc làm đến để dạy nghề và đào tạo nghề cho họ. Năm 2009, chị thành lập nhóm "Trái tim hồng", công việc là làm in, làm hoa khô, tranh sơn dầu... và các mặt hàng tiểu thủ công mỹ nghệ khác. Trải qua bao khó khăn thử thách, nhiều lúc nản lòng muốn bỏ cuộc, nhưng với một nhiệt huyết cháy bỏng trong lòng, chị vẫn kiên trì dẫn dắt nhóm bước tiếp và ngày một phát triển, cả ở tay nghề lẫn quy mô sản xuất, từ đó thu hút nhiều NKT trên địa bàn có công ăn việc làm, ổn định cuộc sống.

Nhờ sự giúp đỡ của Huyện Ủy - UBND huyện Sóc Sơn và lãnh đạo địa phương xã Hồng Kỳ, ngày 19 tháng 01 năm 2015, UBND Huyện Sóc Sơn đã ra QĐ số 010807000016 về việc thành lập HTX Thủ công Mỹ nghệ Trái tim hồng do chị Đinh Thị Quỳnh Nga đứng đầu. Chị vui mừng chia sẻ: “Đây không những là cơ sở pháp lý rất quan trọng để chúng tôi phát triển quy mô sản xuất, tổ chức sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng Thủ công Mỹ nghệ, thu hút nhiều NKT mà còn là một tổ chức kinh tế do chính NKT Sóc Sơn làm chủ. Thật sự, chúng tôi cảm thấy cuộc sống rất đẹp, việc này đã đem lại nguồn động viên, khích lệ chúng tôi tự tin, xóa bớt mặc cảm về bản thân và sống hòa nhập với cộng đồng.”

Vừa qua HTX của chị đã xây dựng được 1 nhà xưởng rộng gần 200m2 chuyên sản xuất hạt gỗ hương, xây dựng được khu nhà nghỉ cho công nhân có nhu cầu ở lại, mở 1 cửa hàng văn phòng phẩm, photocopy, đánh máy, in ấn... 

Công việc của HTX Thủ công Mỹ nghệ Trái tim hồng đã “ngốn” rất nhiều thời gian và công sức của chị, ấy vậy mà chị vẫn “ôm” thêm cả vai trò là giáo viên dạy môn mỹ thuật ở trường Nuôi Dưỡng và Giáo Dục Trẻ Em Tàn Tật huyện Sóc Sơn. Vất vả là vậy, nhưng chị vẫn ham việc, lý do có lẽ như chính con người của chị: Làm việc để khẳng định mình không thua kém người khác, làm việc để có ích cho mình và cho những người cùng cảnh!

Theo hoanhap.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...