Tin mới
2
Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể
Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
4
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão
Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân
Ảnh

sunwin | sunwin

Đàn ông Trung Quốc tìm cơ hội ở rể

Li Jiyan nuối tiếc từ chối hai chàng trai đôi mươi bởi hồ sơ họ không đủ yếu tố để tìm được nhà vợ có khối tài sản khoảng 4,4 triệu USD
'Idol TikTok' trong viện dưỡng lão

Hàng chục năm sau khi nghỉ hưu bà Yu Youfang, 90 tuổi, trở lại bục giảng với học sinh có độ tuổi trung bình 75 ở trung tâm dưỡng lão Jingya ở TP Thiên Tân

Nỗi đau mất ba của cậu bé câm điếc

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-12-01 10:12
"Ba" là từ hiếm hoi Nguyễn Thanh Phúc, 15 tuổi, có thể nói được, nhưng đã bốn tháng em không còn cơ hội gọi ba nữa.

Phúc sinh không được bình thường như những đứa trẻ khác do mẹ bị rubella trong khi đang mang thai. Cậu bé lớn lên trong thế giới vô thanh.

Đến tuổi đi học, ba em là anh Nguyễn Thanh Phương ở khu phố 2, phường Phú Hữu, TP Thủ Đức vẫn gắng cân đối khoản lương hơn bảy triệu mỗi tháng, dành ra hơn hai triệu đồng cho Phúc đến trường của trẻ khuyết tật. "Thằng nhỏ không nói chuyện được với ai cô đơn lắm, không cho đi học tội nó", anh bảo vợ.

Thế nên Phúc yêu ba lắm. Không nghe, không nói được, nhưng cậu có thể bật ra miệng tiếng "ba, ba".


Phúc bên mẹ sáng 26/11. Cậu thường an ủi, động viên mẹ và chị gái bằng cách ra dấu, ôm và vỗ vào vai. Ảnh: Gia đình cung cấp

Ngoài khoản học phí cho Phúc, lương của anh Phương còn để lo cho cô con gái lớn đang học cao đẳng và vợ, chị Nguyễn Thị Phượng, 44 tuổi, bị ung thư tuyến giáp.

Làm tài xế ở công ty thủy sản, nên thi thoảng anh Phương được mua rẻ phần đầu, đuôi cá để tăng thêm chất đạm cho bữa cơm của cả nhà. Nhà nghèo nhưng chị Phượng vẫn thấy hạnh phúc, khi được chồng thương yêu, hai con ngoan. Nhưng bão Covid-19 kéo đến, nuốt chửng niềm vui nhỏ bé của chị.

Đầu tháng 7, công ty anh Phương có người nhiễm Covid-19, nên anh phải đi cách ly tập trung. Mỗi ngày, anh điện về vài bận, lần nào cũng hỏi thằng Phúc ăn gì, có đi câu cá ngoài sông không. Thấy ảnh bố xuất hiện trên điện thoại, thằng nhỏ nhảy chân sáo mang cho mẹ. Bằng ngôn ngữ ký hiệu, cậu khoe với bố bắt được mấy con cá lớn ngoài sông.

Vào khu cách ly vài ngày, anh Phương cũng phát hiện dương tính. Những cuộc gọi thưa dần. Mấy hôm sốt cao, anh gọi về cho vợ con chỉ để nhìn mặt từng người. "Lần cuối anh thều thào dặn gửi vô viện cho ít bịch sữa tươi. Chẳng biết có kịp uống miếng nào không mà hôm sau mấy chú công an đến báo tin chồng tui chết", chị Phượng kể.

Khi chị gái và mẹ quỳ sụp xuống vì hung tin, Phúc lờ mờ đoán ra sự việc. Cậu bé cứ ngồi cả buổi dưới sàn nhà. Không nói được nên em chỉ biết kéo khuôn mặt đẫm nước của mẹ gục xuống vai mình. Hôm đó và cả hôm tro cốt của ba về, cậu bỏ cơm, miệng cứ gọi "ba, ba". Nguyễn Thanh Phúc trở thành một trong số 1.500 trẻ mồ côi ở TP HCM khi đợt dịch lần thứ tư bùng phát ở Việt Nam từ cuối tháng 4.

Đến hôm má mang ảnh ba về đặt lên bàn thờ, nước mắt mới đua nhau giàn giụa trên mặt Phúc. "Cảm giác như bao nhiêu tức tưởi, dồn nén bữa giờ nay nó đem ra trút hết", chị Phượng nói.

Chị mở một đoạn phóng sự về Covid-19 có MC dịch sang ngôn ngữ ký hiệu cho Phúc xem rồi ra dấu giải thích cho con lý do ba qua đời. Phúc gật đầu, lôi cuốn vở nhét trong gầm bàn, xé nửa trang, viết ngay ngắn: "Ba Nguyễn Thanh Phương, mất ngày 19/7/2021 vì Covid". Mẹ hỏi viết làm gì, cậu đáp bằng tay "cho khỏi quên ba".

Đêm đó, mẹ nằm bên vỗ cho Phúc dễ ngủ, nhưng cả hai thức trắng đêm. Các dì, các cậu ở sát nhà qua nấu vài món ngon cho ba mẹ con nhưng Phúc chẳng chịu ăn. Biết cậu học trò sợ cô giáo, mọi người dọa nếu bỏ cơm sẽ "méc cô", Phúc cũng bỏ ngoài tai. Phải đến khi chị gái Mỹ Hạnh, 23 tuổi, dặn Phúc phải ăn nhiều cho khỏe, đánh bại con Covid để không phải xa mẹ giống ba, nó mới bưng bát lên.


Ảnh bé Phúc chụp cùng ba tại Thảo cầm viên, năm 2013. Ảnh: gia đình cung cấp

Có lần chị Phượng và con gái đi tiêm vaccine mất cả buổi chiều, không kịp làm cơm cúng chồng. Không thể bỏ giữa chừng, chị cứ nhấp nhổm, nóng ruột. Khi bước về thềm nhà, chị thấy khói tỏa trên bàn thờ chồng. Ba bát cơm và hai đĩa thức ăn đã đặt trên bàn. Trước di ảnh ba, thằng Phúc đang chắp tay vái.

"Nó chỉ câm điếc chứ có khờ đâu. Ba mất, nó buồn, đau lắm nhưng chẳng chia sẻ được với ai", Mỹ Hạnh nói. Hạnh thương em nhất những khi đồng nghiệp của ba qua nhà thăm mấy mẹ con. Nhìn chiếc áo đồng phục quen thuộc ba hay mặc, thằng nhỏ lại kéo mẹ hoặc chị lại gần. Phúc chỉ vào cái áo, lấy bàn tay gạt cứa ngang cổ, rồi xoa lên tim mình, ý nói "Ba cũng mặc cái áo đó, nhưng ba chết rồi, nên cậu đau lòng".

Mỗi lần như vậy, cô chị chỉ biết nắm tay em thật chặt nhưng trong lòng chị nó cũng đang rối. Ba mất, Hạnh trở thành trụ cột của gia đình. Cô gái vừa tốt nghiệp cao đẳng đã lao đi tìm việc. Đồng lương vừa đi làm chưa đủ tiền thuốc cho người mẹ ung thư và học phí cho em trai câm điếc.

Bà Đặng Thị Nga, chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường Tân Phú cho biết, phường có bốn trẻ mồ côi vì Covid-19, trong hai gia đình. Tuy nhiên, Thanh Phúc đáng thương hơn khi là trẻ câm điếc, mẹ lại ung thư. "Chính quyền các cấp đã đến động viên vật chất lẫn tinh thần chia sẻ gánh nặng với gia đình. Chúng tôi cũng rất mong có một mạnh thường quân có thể đỡ đầu Phúc để tương lai của con tốt hơn", bà Nga nói.

Từ ngày ba mất, cứ 5h sáng Phúc đã dậy. Việc đầu tiên trong ngày của cậu bé là thắp nhang lên bàn thờ rồi "đi mua đồ ăn sáng cho ba". Bốn tháng nay, Phúc giữ thói quen xem album mỗi tối. Trong đó, có mấy bức ảnh ba và cậu chụp với nhau khi đi chơi thảo cầm viên. Nhìn con say sưa sờ tay lên ảnh ba, chị Phượng cứ tiếc cả nhà chưa từng chụp chung một tấm.

Theo vnExpress.net

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận