Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Lặng mình suy ngẫm về những người quanh năm không có một ngày nghỉ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-05-03 07:05

Những đứa trẻ ngày nào dần lớn lên và trưởng thành, nhưng mấy ai đã từng tự hỏi mình rằng: “Cuộc đời cha mẹ được bao ngày nghỉ ngơi?”.

Sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn

Khi còn bé, hầu hết mọi đứa trẻ đều chỉ thích lớn thật nhanh, chúng ngán ngẩm chuyện bài vở và thích được như bố mẹ, không có bài tập về nhà sau mỗi ngày học. Trong trí tưởng tượng của những đứa trẻ, được trở thành người lớn là một điều gì đó màu hồng lắm, thích làm gì thì làm và không chịu bất cứ sự quản thúc nào của bố mẹ, thầy cô,… Cho đến khi, những đứa trẻ năm nào cũng trở thành… người lớn!

Mới đây, nhân việc nói về những ngày nghỉ lễ trong năm, khi mà người người nhà nhà chia sẻ những khoảnh khắc vui chơi hạnh phúc bên gia đình, thì thầy giáo ngữ văn Trịnh Quỳnh lại chọn một nốt lặng mọi người cùng suy ngẫm. Anh đã viết trên trang cá nhân của mình dòng trạng thái: “Ngày quốc tế lao động, mọi người cùng chia sẻ một bài làm văn ý nghĩa. Thấm thía câu nói: Ngày quốc tế lao động không đơn giản chỉ là nghỉ ngơi để hưởng thụ thành quả, mà còn là lúc chúng ta biết đến và ghi nhớ công lao của những người chưa bao giờ biết đến ngày quốc tế lao động. Thầy hy vọng sẽ nhận được thật nhiều thật nhiều những bài làm như thế của các bạn học sinh”.

Phải, họ là những người không cho phép mình được tận hưởng một ngày lễ trọn vẹn, kể cả đó là ngày để tri ân “người lao động”, bởi cuộc sống mưu sinh buộc họ phải loại đi khái niệm “ngày lễ” trong từ điển sống của mình. Nhưng trong cái hối hả bon chen, có mấy người nhận ra được mảnh ghép thầm lặng ấy giữa cuộc đời này?

Trong cái hối hả bon chen, có mấy người nhận ra được mảnh ghép thầm lặng ấy giữa cuộc đời này? (Ảnh: Internet)
Trong cái hối hả bon chen, có mấy người nhận ra được mảnh ghép thầm lặng ấy giữa cuộc đời này? (Ảnh: Internet)

Những người bán hàng rong không có ngày nghỉ lễ

Dòng trạng thái của thầy giáo Trịnh Quỳnh nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cư dân mạng. Đã có rất nhiều câu chuyện được mọi người cùng nhau chia sẻ, mỗi câu chuyện là một mảng màu riêng được tô vẽ từ cuộc đời của mỗi người. Nhưng người ta đã phải dừng lại lâu hơn một chút ở bài viết của một nữ sinh lớp 12 trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định), bởi những dòng văn chân thật chạm đến trái tim của người đọc, về người bán hàng rong không có ngày nghỉ lễ.

Bài văn của nữ sinh được thầy Quỳnh chấm điểm 10 với lời nhận xét là “rất chín chắn và chân thật, xuất phát từ trải nghiệm cuộc sống thực”:

“Tôi hiểu được giá trị của lao động qua chai sần của lòng bàn tay, của những giọt mồ hôi thấm áo mẹ cha. Sinh ra trong gia đình lao động chân tay, tôi hiểu sâu sắc hơn hết lời mẹ tôi vẫn dặn: Có làm thì mới có ăn.

Để tồn tại và phát triển, mỗi con người phải tự lao động và sáng tạo rất nhiều. Và để có tôi ngày hôm nay đang trên con đường chinh phục thành công là những tháng ngày khó nhọc của mẹ.

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần phục vụ nhu cầu của xã hội. Đó có thể là người bác sĩ tận tâm cứu chữa bệnh nhân, là anh kỹ sư xây dựng những công trình, là những người thầy cô giảng dạy cho thế hệ học sinh bài học hay.

Thế giới tôn vinh những người lao động bằng ngày kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Công nhân thế giới những thế kỉ trước đã đấu tranh để đòi quyền lao động. Nhưng vẫn có những người lao động vẫn phải làm việc không có chủ nhật, không có ngày 1/5 và không bao giờ có giới hạn 8 tiếng một ngày.

Đó là những người thợ, người phụ xây, là bác bán bánh mì, là bác chạy xe chở hàng. Khi nào còn công việc, họ còn làm và khi nào con cái họ còn chưa đủ tiền đóng học phí, họ vẫn phải tiếp tục làm việc, bất kể thời gian, bất kể nắng mưa. Mẹ của tôi là một người như thế.

Nếu có ai đó hỏi nghề nào cao quý, thiêng liêng nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng đó là nghề bán hàng rong. Cha mất sớm khi tôi lên 2 tuổi trong một vụ tai nạn lao động. Mẹ tôi quá đau đớn suy sụp và bà bị khủng hoảng tinh thần trong một thời gian ngắn. Dì tôi kể lại mọi người phải rất kiên trì an ủi mẹ tôi mới kiên cường vượt qua nỗi đau mà nuôi dạy những đứa con của mình.

Ấn tượng tuổi thơ của tôi là những gánh hàng nặng trĩu trên vai. Bóng dáng của mẹ có mặt từ những con phố này đến những con phố khác. Có lẽ, không có ngóc ngách nào không in dấu chân mẹ. Mẹ thay cha nuôi chúng tôi. Với tôi, mẹ không những là người mẹ vĩ đại nhất mà còn là một người bố - gánh vác trọng trách gia đình nuôi 4 đứa con ăn học.

Những đồng tiền lẻ từ mớ rau, từ những ngày lao động nhọc nhằn mẹ đã chắt chiu, chúng tôi mới có ngày hôm nay. Nhớ những ngày ấy, dù nắng mưa, mẹ tôi vẫn đều đặn đi bán hàng.

Tiền bán được chẳng đáng là bao nên mẹ phải làm thêm ở quán ăn đêm. Có những hôm quán đông khách, đến hơn 23h, mẹ mới được nghỉ. Những hôm như thế, mẹ lại được mang phần thức ăn thừa của họ về cho chúng tôi.

Sau những ngày làm việc vất vả, lúc nào khuôn mặt mẹ cũng phờ phạc mệt mỏi, và thoáng chút buồn buồn. Anh hai tôi rất thương mẹ, có những khi nhụt chí, anh lại muốn bỏ học để đi làm đỡ đần cho mẹ bớt khổ. Thế nhưng, mẹ nhất quyết không cho.

Mẹ nói: 'Các con nghỉ học, chỉ giúp được mẹ ngày một ngày hai rồi sau lại khổ như mẹ, mẹ còn đau lòng hơn. Thà rằng có chút vất vả khó khăn nhưng mẹ tình nguyện làm vì tương lai các con'.

Vâng lời mẹ, anh tôi luôn phấn đấu, không ngừng nỗ lực học tập. Giờ đây, anh đã trở thành người thành đạt với thu nhập nhiều người ngưỡng mộ.

Thời gian qua đi, con cái từng bước lớn khôn, mẹ tôi vẫn thế, vẫn giấu đi những nhọc nhằn, buồn phiền để chúng tôi hạnh phúc, vui vẻ.

Có đôi lần tôi nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông hình ảnh những người bán hàng rong phải rời bỏ gánh hàng lấn chiếm vỉa hè của họ. Tôi rưng rưng nhớ tới mẹ và tôi cũng biết đằng sau những người lao động ấy là những đứa con đang khát khao học vấn.

Bỗng nhiên, tôi giật mình mà thấy rằng tốc độ thành công của chúng tôi phải nhanh hơn tốc độ già đi của mẹ. Cảm ơn mẹ đã vì con. Cảm ơn mẹ đã sinh con ra trên đời.

Đến đây, tôi mới hiểu ra thực sự ý nghĩa của lao động. Lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất mà còn là ngọn lửa thắp sáng nguồn sống của mọi người. Lao động không chỉ vì nhu cầu của bản thân mà còn là biểu hiện của đức hy sinh, tình yêu thương.

Ngày quốc tế lao động không đơn giản chỉ là nghỉ ngơi để hưởng thụ thành quả, mà còn là lúc chúng ta biết đến và ghi nhớ công lao của những người chưa bao giờ biết đến ngày quốc tế lao động”.

Nữ sinh này đã chọn kết thúc bài viết bằng cụm từ “Quốc tế lao động”, như một nốt vang cho những cảm xúc đang lắng đọng trong lòng người đọc. Cái ngày mà người lao động xứng đáng được tận hưởng sự nghỉ ngơi nhất, họ vẫn phải lo toan bộn bề công việc, thì làm gì có ngày lễ nào họ được phép… thở một chút. Bài viết thực sự khiến người ta phải suy ngẫm thật nhiều và đâu đó sẽ không tránh khỏi những giọt nước mắt giấu giếm rơi xuống. Rồi đã bao giờ bạn tự hỏi mình rằng: “Cuộc đời cha mẹ được bao ngày nghỉ ngơi?”.

Viết cho những ai trong từ điển cuộc sống khuyết đi từ “nghỉ lễ”

Trong cuộc sống này, không chỉ có “gánh hàng rong", mà còn vô số những nghề không có ngày nghỉ lễ thảnh thơi. Những ngày mà lí ra, cha mẹ được nghỉ ngơi, gia đình tề tựu, con cái được chăm sóc, quan tâm nhiều hơn một chút, cùng tận hưởng những giây phút hạnh phúc hâm nóng tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, thì vẫn có những người phải “cày cuốc” vào một ngày mà với họ “giống như mọi ngày khác”.

Có những người không có khái niệm ngày nghỉ lễ trong từ điển mưu sinh. (Ảnh: Internet)
Có những người không có khái niệm ngày nghỉ lễ trong từ điển mưu sinh. (Ảnh: Internet)

Nhiều người nghĩ rằng, chỉ những người lao động chân tay mới đánh mất khái niệm “ngày nghỉ lễ” trong cuộc sống của họ, nhưng thực tế, còn có không ít những người làm việc bằng trí óc, trên bàn giấy, họ cũng phải mặc nhiên thích nghi với việc không có ngày lễ, Tết.

Tất nhiên, không ai có thể quyết định cuộc sống của ai và nghề nghiệp là do mỗi người chọn lựa lấy. Nhưng chúng ta có thể dành cho nhau sự thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ, bởi ai cũng có trái tim và cần được sưởi ấm.

Vậy nên, điều cuối cùng dành cho những ai cũng có “người quan trọng” trong cuộc đời mình, đang phải quên đi những ngày nghỉ ngơi vì cuộc sống mưu sinh, bớt vô tâm một chút, sống chậm lại và dành yêu thương nhiều hơn cho người đang hi sinh thật nhiều vì mình, bạn nhé!

Theo yan.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận