Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Đêm Sài Gòn, trằn trọc những giấc ngủ giá 0 đồng ở khách sạn "ngàn sao" lề đường

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-08-31 07:08

"Không tiền nên chịu vậy thôi con! Đòi hỏi chi nhiều miễn còn được sống là vui rồi. Đời có 60 mà nó bạc vậy ha?”, bà cụ Ái ngả lưng yếu ớt ra thềm, thở ra một hơi dài mệt nhọc. Họ - những người vô gia cư Sài Gòn, hằng đêm vẫn phải chịu cảnh lạc lõng giữa “màn trời chiếu đất”. 

Trong đêm đen thành phố…

Khác hẳn cảnh nhộn nhịp ban ngày, dần về khuya, Sài Gòn lặng lẽ và tĩnh mịch hẳn. Chốc chốc, anh bánh giò đi ngang qua, xé loãng bầu không khí bằng mấy tiếng kêu dài thượt, buồn hiu. Những người “ngủ muộn” cuối cùng cũng chọn được một chỗ ưng ý, trải tấm bạt đặt lưng làm chỗ ngủ, trời tờ mờ sáng lại phải vội vã dọn dẹp, tiếp tục đạp xe đi mưu sinh khắp thành phố.

Cuộc sống bất định, rày đây mai đó mà chính họ cũng không hiểu nổi sao số kiếp mình lại lạc lõng và tẻ nhạt như thế. Nói ra thì chua chát nhưng thật sự là có một vài người đã dành hơn cả đời mình chỉ để ngủ lại ở những cái vỉa hè, bến xe, bậc thềm... hay thậm chí “đánh đu” trên chính cái “cần câu cơm” của mình như thế!


Người lái xe ôm với tài sản quý báu là chiếc xe cũ kĩ của mình, vừa là món mưu sinh, vừa là "chiếc nệm" êm ấm mỗi khi đêm về.

Chẳng mái che, người lái xe ôm chỉ xin một góc đường nhỏ làm nơi ngả lưng mỗi đêm.
Chẳng mái che, người lái xe ôm chỉ xin một góc đường nhỏ làm nơi ngả lưng mỗi đêm.

Trên con đường Nguyễn Trãi (Q.1), chú Giang (64 tuổi) tất tả đạp chiếc xe chất ve chai cao quá đầu người đến trước một tiệm ăn đã đóng cửa. Trải vội miếng bạt lót dưới sàn, chú tựa lưng vào thành cửa sắt, miệng lẩm bẩm tính lại từng đồng tiền lẻ kiếm được hôm nay. Mỗi 50 nghìn, mặt chú rầu hẳn. Rút bao thuốc ra khỏi túi, chú châm một điếu, rít hơi dài rồi lại nhả ra từng đợt khói trắng hắt đầy chữ "lo âu".

“Ngày xưa nhà ở quận 5 ấy, có thằng con trai làm luật sư, giàu lắm. Nhưng tiền bạc đâu chả thấy, chứ ăn được bữa cơm thì lại bị nó chửi lên chửi xuống, chú chán đời bỏ nhà đi như vầy cho an phận. Thế nên người ta mới bảo: Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày. Nghĩ ra cũng nực cười",người đàn ông với khuôn mặt đầy vẻ khắc khổ nhớ lại. 

Nói xong, chú tỉ mỉ lấy tấm khăn rách đắp lên người, tay vẫn giữ khư khư cục tiền vón tròn vo. Đạp xe cả ngày trời, kẽ chân cũng bắt đầu rỉ máu, cái khí lạnh của Sài Gòn buổi đêm khiến nó phồng to như quả gà so, đau thế nhưng chú chỉ dám rên lên khe khẽ. Chỉ còn 4 tiếng nữa, khi mặt trời chưa kịp hửng, chú lại phải vội vã dọn dẹp “hành lý” để tiếp tục cuộc hành trình mưu sinh. “Quen rồi con, nhìn vậy chứ mệt quá thì đâu cũng ngủ được. Ngủ muộn nhất, dậy sớm nhất chứ không chủ nhà họ thấy lại vác chổi ra đuổi, không gì chứ cũng tủi thân".

Ở một trạm xe buýt, người đàn ông trung niên tranh thủ mượn chỗ dừng chân chợp mắt cho qua một ngày lượm ve chai gian khổ.
Ở một trạm xe buýt, người đàn ông trung niên tranh thủ mượn chỗ dừng chân chợp mắt cho qua một ngày lượm ve chai gian khổ.

Chiếc xe máy hay xe ôm như một "ngôi nhà di động" cùng họ bôn ba khắp nẻo đường Sài Gòn và là nơi giấc ngủ được "vỗ về".
Chiếc xe máy hay xe ôm như một "ngôi nhà di động" cùng họ bôn ba khắp nẻo đường Sài Gòn và là nơi giấc ngủ được "vỗ về".

Vòng qua con đường Hoàng Diệu, tôi bắt gặp thêm 2 - 3 bác xe ôm đang vắt chân lên nằm ngủ. Cái dáng “bá đạo” mà khó lòng nào có thể diễn tả hết nỗi vất vả. Chân cong vừa phải để ôm được phần đầu xe làm điểm tựa, lưng đặt đúng tỉ lệ 2/3 yên xe, và tay lúc nào cũng phải níu vào thành xe giữ thăng bằng, mắt thì nhắm tịt chứ mà có người đến gần mấy chú cũng hay.

“Ngày xưa có dám ngủ đâu, nhiều lần đang thiu thiu lại lăn ra té chỏng gọng. Mà riết rồi quen, ngủ thì vậy chứ xảy chuyện một phát là chú nhảy phốc xuống liền", chú Mai (50 tuổi) cười bảo.

Hỏi sao không thuê lấy căn trọ mà ngủ cho ngon giấc, giá cũng chỉ có ba chục nghìn, mấy chú lại lắc đầu. “Ba bốn chục là thằng con chú có thêm bữa no rồi đấy. Kệ, nằm phơi mình ở đây hưởng gió trời cũng đã, nằm quạt mấy khi biết được cái cảm giác lạnh thấu xương đâu hả cháu?", chú Tâm (45 tuổi) tặc lưỡi.

Đêm Sài Gòn, trằn trọc những giấc ngủ giá 0 đồng ở khách sạn ngàn sao lề đường

Đêm Sài Gòn, trằn trọc những giấc ngủ giá 0 đồng ở khách sạn ngàn sao lề đường

Đi tiếp qua một vài con đường Võ Thị Sáu (Q.3), Trường Chinh (Q. Tân Bình), Phan Văn Trị (Q. Gò Vấp)… chúng tôi lại được chứng kiếm thêm nhiều hình ảnh ngủ tạm bợ của những người vô gia cư hoặc có nhà nhưng vì hoàn cảnh nên không thể về.

Có người chấp nhận chui rúc trong những tấm áo mưa rách đầu hở đuôi, người co ro trong bến xe buýt, tay vẫn giữ khư khư chiếc xe đạp cũ,… Với họ, cuộc sống không còn chỗ cho những tháng ngày vui cười, mà chỉ toàn trăn trở đến ngao ngán: “Hôm nay, ngày mai, mình sẽ ngủ lại ở đâu đây?".

Chưa một đêm… yên giấc

Thế mới thấy, ngủ lề đường đã cực nhọc, những người vô gia cư lại đâu thể có được một giấc ngon lành. Không mưa lạnh gió rét, thì xì-ke dọa nạt, trấn lột, hay có hôm chủ nhà cầm chổi ra đánh đuổi, nước mắt ngắn nước mắt dài chịu trận.

Không chỉ vậy, những người vô gia cư ở đây liên tục chịu nạn cướp giật trắng trợn. Như anh Nam (38 tuổi, hành nghề xe ôm) tâm sự: "Có hôm đang thiu thiu ngủ, mấy thằng xì-ke nó canh mình sơ hở liền đẩy té rồi giật xe bỏ chạy. Không thế thì cũng cầm dao, cầm kim tiêm kề cổ mà vòi tiền. Năm, bảy chục ngàn thôi, chứ không đưa là chúng nó “thịt” mình thiệt".

Giấc ngủ tạm bợ bên một mái hiên của một thanh niên bán vé số.
Giấc ngủ tạm bợ bên một mái hiên của một thanh niên bán vé số.

Khó khăn, lem luốc là thế nhưng anh chỉ mong một giấc ngủ trọn vẹn trên những nền nhà bên đường.
Khó khăn, lem luốc là thế nhưng anh chỉ mong một giấc ngủ trọn vẹn trên những nền nhà bên đường.

Với họ, những đêm “ngon giấc” nhất là được thêm dăm mười ngàn tấp vào một tiệm café, kêu thêm một ly trà đá để có chỗ nằm võng. Họ vẫn tếu táo bảo nhau: "Đó là cái khách sạn năm sao bậc nhất Sài Gòn".

Nằm riết mà chủ quán quen cả mặt. Có hôm, vừa vào tới quán, đặt lưng lên võng là đã thở khò khò. Thế mà, người ta cũng thương tình, đùm bọc không biết bao nhiêu cảnh đời bất hạnh trong cái chòi lá bé xíu ấy.

“Bán buôn gì. Họ cũng đáng tuổi cha, tuổi mẹ mình nên thương lắm! Con cái không nuôi thì anh nuôi hộ. Cứ việc ra đây ngồi nói chuyện với anh, mệt thì ngả lưng ngủ là anh vui rồi!” – Anh Thắng (40 tuổi, chủ tiệm café Võng quận 12) cho hay.

Đêm Sài Gòn, trằn trọc những giấc ngủ giá 0 đồng ở khách sạn ngàn sao lề đường

Nửa đêm, trời Sài Gòn bắt đầu đổ mưa tầm tã, mấy cụ già ngồi bó giò trong góc tối của chân cầu Nguyễn Văn Cừ, mắt nhìn xa xăm vào mấy ánh đèn đường cuối cùng còn leo lét trên cao. Những ngày trời chuyển bất chợt như thế, người vô gia cư như họ lại phải một đêm thức trắng, mặt buồn thiu vì cái cùng cực của cảnh “màn trời chiếu đất”.

“Không tiền nên chịu vậy thôi con! Đòi hỏi chi nhiều miễn còn được sống là vui rồi. Đời có 60 mà nó bạc vậy ha?”, cụ Ái (70 tuổi) tựa lưng vào chân cầu, châm một điếu thổi phì phèo dưới màn mưa lạnh. Chốc chốc, một cơn gió lỡ tạt ngang qua, cụ lại rùng mình run bần bật.

Đã quá 1 giờ sáng, thế mà lúc này vẫn còn vài người bán vé số vừa kịp về  "ổ". Cụ Ái hôm nay bán tận Gò Vấp, được bữa mua nhiều cụ nán lại đôi chút thành ra quá giờ, mấy chị em về hết cụ còn lẽo đẽo xa tít tắp. Cái chân yếu xìu đâu bì được với họ, cũng ráng chạy theo cơ mà nói chạy chứ còn thua cả mấy đứa con nít tập đi nên bị bỏ rơi. Một mình băng băng đi về cầu Nguyễn Văn Cừ, lâu lâu vài tiếng nẹt bô đừ đừ của tụi thanh niên đi chơi đêm xẹt ngang qua làm cụ hú hồn hú vía. "Nghe lọt tai là nhảy vào đường liền, chớ tụi nó tông phải, gãy chân là năm liệt 2 tháng cũng chưa chắc khỏi. Xương người già mà, nhìn vậy chứ yếu hơn chân gà luôn ấy", cụ bảo.

Nói xong, cụ Ái liền lấy 2 bịch ni lông quấn ngang chân, bên trong bà nhét cục tiền lẻ đã vón cục, rồi lấy vài sợi dây thun buột chặt. "Làm vậy tụi xì-ke nó không moi tiền hổng ra, ngủ vậy chớ đêm nào tụi nó cũng ghé thăm mình vài lần", cụ cười rồi lim dim chìm vào giấc ngủ.

Trời vừa hửng sáng cũng là lúc  mấy cụ già vé số lại khăn gói chui ra khỏi gầm cầu. Cầm trên tay nắm xôi vò, họ trệu trạo nhai đến méo cả miệng. 4h rưỡi, một vài hàng quán bắt đầu mở cửa, nghe cửa sắt kêu lên keng két, họ lại dáo dác nhìn nhau: “Giờ mưu sinh đến rồi!”.

Theo thethaovanhoa.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận