Tin mới
1
Nuôi búp bê làm con
Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ
Ảnh

sunwin | sunwin

Nuôi búp bê làm con

Thay vì kết hôn hay làm mẹ, nhiều phụ nữ ở Trung Quốc gia nhập cộng đồng nuôi búp bê làm con vì thấy không phiền phức và tốn kém như nuôi một đứa trẻ

Em bé nghèo bên gánh hàng rong nuôi ước mơ làm bác sĩ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-08-30 10:08

Đà Lạt về khuya vãn khách du lịch, chỉ còn đâu đó những người lao động mưu sinh, vất vả bên ánh đèn hắt hiu, đượm buồn như câu chuyện cuộc sống của họ vậy.

Cái lạnh tê tái về đêm ở Đà Lạt khiến những người rắn rỏi nhất cũng phải xuýt xoa. Ấy vậy mà, ở một góc nhỏ đầu đường Trương Công Định, dưới ánh đèn bàn leo lét, người phụ nữ dáng gầy gầy, khắc khổ và cô con gái nhỏ chỉ mang độc chiếc áo khoác mỏng manh vẫn cặm cụi nướng từng cái bánh tráng, ngoài kia mưa phùn đêm cứ hắt vào người.

Gia đình chia cách chỉ vì 2 chữ “mưu sinh”, mẹ nghèo không đủ tiền mua vé xe lên Sài Gòn thăm con

Vùng quê nghèo Quảng Ngãi đầy nắng và gió, mỗi năm lại chịu vài cơn bão khiến ruộng vườn, nhà cửa ngập trong biển nước. Chẳng thể trụ nổi với nghề làm ruộng quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng vẫn không đủ ăn, vợ chồng cô Huỳnh Thị Xí (50 tuổi) buộc phải dắt díu nhau vào Đà Lạt bươn chải để cuộc sống bớt được phần nào khó khăn.

Gặp cô vào một buổi tối khi trời Đà Lạt đang lất phất mưa, đã hơn 11h đêm nhưng cô và đứa con gái nhỏ Nguyễn Thị Tường Vy (9 tuổi) vẫn ngồi đợi khách bên chiếc bếp than đỏ lửa.

Mẹ con cô Xí vẫn ngồi đợi khách mặc cho cái lạnh tê tái về đêm của Đà Lạt
Mẹ con cô Xí vẫn ngồi đợi khách mặc cho cái lạnh tê tái về đêm của Đà Lạt

Cô tâm sự, 2 năm nay từ khi vào Đà Lạt, mỗi buổi sáng tranh thủ con gái đi học thì cô đi bán vé số quanh khu vực trung tâm thành phố. Rồi cứ 5h chiều, 2 mẹ con lại dắt nhau ra góc đường Trương Công Định – Tăng Bạt Hổ bán bánh tráng nướng cho khách du lịch đến tận 12h đêm. Chồng cô cũng làm phụ hồ ở gần đó nhưng do sức khỏe không tốt khiến thu nhập cũng của cả gia đình cũng bấp bênh.

Một ngày quần quật làm việc từ sáng sớm đến tận nửa đêm như thế, nhưng tiền lời từ công việc bán bánh tráng mỗi đêm chỉ khoảng 100.000-200.000 là nhiều. Mỗi dịp lễ, Tết khách du lịch đông đúc hơn, thu nhập cũng cao hơn ngày thường nhưng có khi cũng phải hi sinh cả giấc ngủ tối, bán đến tận hơn 1h sáng vãn khách 2 mẹ con cô mới được về nhà.

Những ngày đầu tuần, có khi ngồi cả buổi chỉ bán được vài ba cái bánh tráng nướng
Những ngày đầu tuần, có khi ngồi cả buổi chỉ bán được vài ba cái bánh tráng nướng

Kể về cuộc sống mưu sinh đầy nhọc nhằn nơi đất khách, hơn một lần cô Xí phải đưa tay lên gạt đi những giọt nước mắt. Cô kể: “Cô chú còn 2 đứa con trai ở Sài Gòn. Đứa lớn năm nay 22 tuổi rồi, vào Sài Gòn học nghề. Đứa nhỏ năm nay mới 14 tuổi, lúc đầu cũng ở Đà Lạt phụ bán sữa đậu nành cho người ta, học đến lớp 7 thì phải nghỉ vì nhà nghèo quá. Nó khôn lắm, có đêm đi mời được hơn 80 li sữa, bán được nhiều khách nên người ta cứ giữ lại bắt làm việc, có hôm 4h sáng mới được về nhà”.

Ở Đà Lạt, có một gánh hàng rong nuôi ước mơ làm bác sĩ của em bé nghèo

Hỏi cô có nhớ con trai không, cô Xí lại nghẹn ngào. Chẳng ai lại muốn để con đi xa khi tuổi còn quá nhỏ như thế, mà lại là đi mưu sinh ở cái nơi đất khách đầy xa lạ và nhiều cạm bẫy. Cái nghèo dai dẳng đeo bám dù cả cô và chồng đã làm luôn tay luôn chân.

Hơn 1 năm nay từ khi cho con vào Sài Gòn, cô chú không có đủ tiền mua nổi một chiếc vé xe để vào thăm con. Cô em gái nhỏ nhớ hai anh cũng chỉ biết phụ mẹ làm việc, mong ngày nào đó khi cuộc sống bớt đi gánh nặng cơm áo gạo tiền, cả gia đình đoàn tụ, sẽ được gặp lại hai anh.

Gánh hàng bánh tráng nuôi ước mơ làm bác sĩ của cô con gái nhỏ

Con dốc nhỏ nơi 2 mẹ con cô Xí bán bánh tráng nướng là một nơi khá tối. Nếu không để ý kĩ, người ta dễ bị những ánh đèn đầy màu sắc ở chợ đêm thu hút mà lướt qua.

Ngày trước 2 mẹ con bán bánh tráng trong khu Chợ đêm Đà Lạt, sau bị người ta chèn ép và cạnh tranh vì là dân tỉnh khác đến buôn bán, nên hơn 2 tháng nay, cô phải ngậm ngùi chuyển lên con dốc tối kia bán để không bị gây khó khăn nữa.

Ở Đà Lạt, có một gánh hàng rong nuôi ước mơ làm bác sĩ của em bé nghèo

Con dốc nhỏ nơi mẹ con cô Xí buôn bán
Con dốc nhỏ nơi mẹ con cô Xí buôn bán

Vị trí mới ít khách hơn, cứ mỗi lần có người đi qua, cô bé Tường Vy lại thay mẹ mời gọi: “Bánh tráng đi anh chị ơi!” nhưng chỉ được vài người dừng chân ghé lại ủng hộ 2 mẹ con em.

Ngày nào cũng vậy, sau giờ học ở lớp học tình thương, Vy lại phụ giúp mẹ sửa soạn đồ đạc rồi đi bán cùng. Cứ thế, mẹ bê đồ nghề và bếp than đi trước, con cầm ghế nhựa lẽo đẽo theo sau, quấn quýt không rời.

Bận bịu là thế nhưng vẫn chẳng đủ ăn, bữa chiều của cô gái nhỏ có khi chỉ là một hộp sữa, có khi là chính những cái bánh tráng nướng mà mẹ con em bán. Một tuần chỉ vài ngày em được ăn cơm đầy đủ, nhìn con, cô Xí cười buồn: "Tội lắm, vậy chớ nhịn nhiều nó cũng quen rồi, chẳng thấy kêu đói nữa". Tiếp chuyện tôi, lâu lâu mẹ con cô Xí lại phải xoa xoa 2 tay hay hơ trên bếp than đỏ lửa để giữ ấm, Đà Lạt về đêm cứ lạnh cắt da cắt thịt như thế. 

Ở Đà Lạt, có một gánh hàng rong nuôi ước mơ làm bác sĩ của em bé nghèo

Ở Đà Lạt, có một gánh hàng rong nuôi ước mơ làm bác sĩ của em bé nghèo

Có lẽ vì cuộc sống khó khăn chồng chất khó khăn nên những suy nghĩ của bé Vy đã già dặn hơn cái tuổi lên 9 nhiều lắm. Nhà nghèo nhưng 4 năm liền em luôn là học sinh giỏi của lớp, em kể tôi nghe về ước mơ trở thành một bác sĩ của mình bởi em biết, chỉ có cố gắng học thật giỏi thì em mới giúp gia đình mình thoát khỏi cái nghèo đã đeo bám đằng đẵng bao năm trời.

Ở Đà Lạt, có một gánh hàng rong nuôi ước mơ làm bác sĩ của em bé nghèo

Ngồi bán với mẹ, lâu lâu ánh mắt cô bé lại hướng về khu chợ đêm, nơi ánh đèn màu sặc sỡ, tiếng nhạc xập xình và nhộn nhịp khách du lịch đổ về. Trong số đó, có những đứa trẻ chỉ trạc tuổi như Vy, được ba mẹ đưa đi du lịch vào cuối tuần.

Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ điều kiện để có những chuyến đi chơi như bạn bè cùng trang lứa, nhưng với Vy, em ý thức được sự vất vả của ba mẹ để lo cho mình nên chẳng bao giờ đòi hỏi gì: “Có hôm ngồi cả buổi không có khách nào, cô tranh thủ đi bán vé số kiếm thêm, cố gắng dành dụm để thằng anh nó được đi học lại. Em nó không đi nhưng cũng nằm ở nhà chờ mẹ đi bán đến tận khuya về mới ngủ, còn nhỏ mà thương mẹ lắm” - cô Xí nhìn con gái và kể với giọng đầy hạnh phúc.

Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn đủ bề nên suy nghĩ của Vy già dặn hơn cái tuổi lên 9 nhiều lắm
Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn đủ bề nên suy nghĩ của Vy già dặn hơn cái tuổi lên 9 nhiều lắm

Dẫu biết còn lắm chông gai và gian nan để biến ước mơ bác sĩ của em thành hiện thực. Nhưng chỉ mong rằng, cái nghèo, cái khó không khiến gia đình cô Xí chùn bước trên con đường mưu sinh, để những đứa trẻ như Vy và anh trai em được đến trường, được chạm tay gần hơn đến ước mơ của mình.

Theo yan.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận