Tin mới
2
Triệu phú cố tình phá sản
Mike Black, chủ một công ty phát triển phần mềm đóng băng tài sản, sống như người vô gia cư để chứng minh có thể tay trắng vẫn kiếm một triệu USD trong một năm
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Tiệc sinh nhật mừng 19 tuổi của Tập đoàn Trần Doãn Group

Tập đoàn Trần Doãn, một tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam, đã tổ chức buổi tiệc sinh nhật tại một trong những nhà hàng sang trọng thuộc hệ thống nhà hàng của tập đoàn vào ngày 26/04/2024. Sự kiện ấm cúng, sang trọng với đông đảo khách mời là đối tác kinh doanh và khách hàng thân thiết.
Triệu phú cố tình phá sản

Mike Black, chủ một công ty phát triển phần mềm đóng băng tài sản, sống như người vô gia cư để chứng minh có thể tay trắng vẫn kiếm một triệu USD trong một năm

Cặp đồng tính đầu tiên được nhận con nuôi ở Đài Loan

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2022-07-03 10:07
Tuy nhiên, Wang và Chen chưa thể ăn mừng trọn vẹn khi còn nhiều phụ huynh LGBTQ khác không được nuôi con cái một cách hợp pháp.

Sau vụ kiện pháp lý mang tính bước ngoặt, Wang Chen-wei và Chen Jun-ru trở thành cặp đồng tính đầu tiên ở Đài Loan được phép nhận nuôi đứa trẻ không chung huyết thống với mình, theo CNN.

Hiện 2 người cha đang nuôi dưỡng cô con gái Joujou (4 tuổi) ở phía nam thành phố Cao Hùng, trong một căn hộ ấm cúng được trang trí bằng cầu vồng và những bức ảnh gia đình.

Tuy nhiên, trường hợp của Wang và Chen chỉ là ngoại lệ. Hiện luật pháp Đài Loan vẫn tiếp tục hạn chế quyền tự do dân sự của các cặp đồng tính khác, dù hòn đảo này nổi tiếng là một trong những khu vực pháp lý tiến bộ nhất châu Á khi nói đến quyền LGBTQ.

“Chúng tôi không thể quá vui mừng về chiến thắng của mình vì vẫn còn rất nhiều bạn bè gặp khó khăn. Ngay cả khi hôn nhân đồng giới được hợp pháp hóa ở đây, chúng tôi không cảm thấy được xây dựng tổ ấm cho riêng mình. Chúng tôi bị đối xử như những công dân hạng 2”, Chen (35 tuổi) và Wang (38 tuổi) chia sẻ.


Chen Jun-ru (bên phải, ôm con gái) và chồng Wang Chen-wei đến Văn phòng quận Tín Nghĩa vào ngày 13/1. Ảnh: Sam Yeh/AFP.

Lỗ hổng pháp luật

Năm 2019, Đài Loan trở thành nơi đầu tiên của châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, sự thay đổi pháp lý này không cung cấp đầy đủ quyền nhận con nuôi cho các cặp đồng tính.

Điều này tạo ra một “lỗ hổng” trong pháp luật, rằng các cặp vợ chồng dị tính và những người độc thân thuộc mọi khuynh hướng tính dục được phép nhận con nuôi không chung huyết thống với mình, nhưng các cặp đồng tính thì không.

Tới thời điểm hiện tại, Wang và Chen vẫn là cặp đồng tính duy nhất tại Đài Loan làm được điều này.

Theo các nhà hoạt động xã hội, lỗ hổng này cho thấy mặc dù đã đạt được những bước tiến trong việc công nhận quyền LGBTQ, Đài Loan vẫn còn một chặng đường dài phía trước để các cặp đồng tính thực sự được bình đẳng.


Freddy Lim hy vọng luật pháp về quyền LGBTQ ở Đài Loan sẽ thay đổi vào cuối năm nay. Ảnh: Sopa Images/Shutterstock.

Freddy Lim, nhà lập pháp Đài Loan, người ủng hộ quyền LGBTQ, cho biết lỗ hổng này tồn tại bởi ở thời điểm luật được thay đổi, xã hội vẫn "vấp phải nhiều sự phản đối của các nhóm chống LGBTQ".

Do đó, chính phủ "chỉ tập trung vào việc hợp pháp hóa hôn nhân, chứ không tập trung vào các quyền liên quan đến việc nhận con nuôi”.

Tuy nhiên, ông tin rằng thái độ xã hội đã đủ biến chuyển để luật pháp thay đổi lần nữa. Tháng 5, Lim và và một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng đã đề xuất cập nhật luật pháp với một dự luật mà ông hy vọng có thể được thông qua vào cuối năm nay.

“Nếu một xã hội đối xử với mọi người khác nhau dựa trên khuynh hướng tính dục của họ, họ phải đưa ra một lý do chính đáng vì cộng đồng chung. Nếu không có lý do nào, điều họ đang làm là phân biệt đối xử”, ông nói.

Hành trình đấu tranh dai dẳng

Wang và Chen, đều là giáo viên, đã hẹn hò hơn một thập kỷ khi họ bắt đầu làm thủ tục nhận con nuôi vào năm 2016.

Sau khi vượt qua đợt kiểm tra nghiêm ngặt của các nhân viên xã hội, Wang làm đơn đăng ký nhận con nuôi dưới tên của mình, và một tòa án đã xác nhận rằng anh hoàn toàn phù hợp để trở thành phụ huynh vào năm 2019.


Wang (bên trái) và Chen chơi cùng con gái tại căn hộ của họ. Ảnh: CNN.

Tưởng chừng, mọi thứ đã sẵn sàng để cặp Wang và Chen có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, nhất là khi Đài Loan chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Thế nhưng, Chen được thông báo rằng anh vẫn không thể đăng ký làm phụ huynh hợp pháp của cô bé, ngay cả khi anh kết hôn với bạn trai. Điều này đồng nghĩa rằng anh không có quyền thực hiện các nghĩa vụ thông thường của phụ huynh, như ký tên vào giấy tờ trên trường học của con gái.

“Mỗi lần chúng tôi làm đơn từ cho con gái, tôi đều sợ rằng mình bị hỏi về mối quan hệ với con bé. Tôi luôn là cha nó, nhưng lại không được công nhận điều đó”, anh kể.

Tháng 4/2021, Wang và Chen, cùng 2 cặp khác, đã đệ đơn lên tòa án gia đình ở thành phố Cao Hùng. Họ đã tưởng rằng sẽ bị bác bỏ đơn kiện, và phải nộp đơn lên cấp tòa án cao hơn.

Thế nhưng, tháng 1 vừa qua, tòa án này ra phán quyết có lợi cho Wang và Chen, rằng họ trở thành phụ huynh hợp pháp là điều tốt nhất cho Joujou. 2 trường hợp còn lại bị bác bỏ.

“Tôi rất sửng sốt bởi đó là một điều diệu kỳ” Chen chia sẻ.


Hai người cha cho biết chiến thắng trước tòa án hồi tháng 1 là "điều diệu kỳ". Ảnh: CNN.

Về phía mình, Wang cho biết phán quyết này có ý nghĩa rất lớn, vừa giúp họ chăm sóc con gái dễ dàng hơn, vừa đem lại hy vọng cho các cặp đồng tính khác như họ.

Jordan, một phụ nữ quốc tịch Mỹ, đang trong cuộc đấu tranh này. Cô muốn trở thành mẹ hợp pháp của con nuôi của vợ mình.

Cô và Ray, vợ mình, quen nhau từ 6 năm trước. Năm 2018, trước khi họ kết hôn, Ray bắt đầu thủ tục nhận con nuôi. Hiện con gái của họ được 7 tuổi.

Jordan và Ray nộp đơn lên tòa án gia đình cùng thời điểm với cặp Wang và Chen. Tuy nhiên, trường hợp của họ bị bác bỏ.

“Chúng tôi muốn được bảo vệ bình đẳng dưới pháp luật. Nếu chẳng may điều gì đó không may xảy ra với vợ tôi, con gái tôi không chỉ mất mẹ mà sẽ mất cả tôi. Con bé sẽ bị tước đi khỏi tôi vì theo pháp luật, tôi không được phép nhận nuôi nó”, cô nói.


Nhiều người tham gia diễu hành trong lễ hội tôn vinh người đồng tính ở Đài Loan năm 2020. Ảnh: Alberto Buzzola/Lightrocket.

Mặt khác, các nhà hoạt động xã hội nói rằng có một số lý do đáng để lạc quan.

Joyce Teng, phó giám đốc điều hành Chiến dịch Bình đẳng Đài Loan, cho biết kể từ khi hôn nhân đồng giới được hợp pháp hóa cách đây 3 năm, xã hội xuất hiện một "mức độ chấp nhận và ủng hộ cao hơn".

Trong cuộc khảo sát thường niên mới nhất được công bố vào tháng trước, 67% người Đài Loan ủng hộ việc cho phép các cặp LGBTQ nhận con nuôi, tăng 8% so với một năm trước.

Wang cho biết anh hy vọng luật có thể được sửa đổi càng sớm càng tốt để các cặp khác cũng được hưởng các quyền như anh và Chen.

“Nhiều gia đình sợ nộp đơn ra tòa vì họ không muốn thu hút sự chú ý của dư luận hay truyền thông. Nếu luật không thay đổi, nhiều người vẫn không dám đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình”, anh nói.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...