Tin mới
5
Gen Z ghét email
Nhân viên trẻ trong các văn phòng dường như gặp áp lực lớn với việc trao đổi công việc bằng email
Ảnh

sunwin | sunwin

Góc khuất ở thiên đường chuyển giới Thái Lan

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2022-07-04 06:07
Là một quốc gia cởi mở với "giới tính thứ 3", người thuộc cộng đồng LGBTQ+ ở Thái Lan vẫn bị kỳ thị, phân biệt đối xử tại các cơ sở y tế và trên thị trường lao động.

Khi Amy (đến từ Yorkshire, Anh) đi về phía sảnh nhập cảnh ở sân bay Suvarnabhumi (Krung Thep Maha Nakhon), tâm trạng của cô khá lo lắng.

Những hành lang dài bằng kính, dãy đèn huỳnh quang phản chiếu từ tấm chắn che mặt, âm thanh của bộ đồ bảo hộ nhăn nhúm khiến cô tưởng như đang bước vào một bộ phim khoa học viễn tưởng.

Amy được đưa một thẻ số nhỏ và hướng dẫn đến những chiếc ghế nhựa có khoảng cách ngay ngắn, nơi cô chờ kiểm tra hồ sơ của mình. Sân bay vắng người, hoàn toàn khác với cảnh tượng của vài tháng trước khi dịch Covid-19 hoành hành.

Đi qua 4 trạm kiểm soát, cuối cùng, Amy cũng được nhân viên an ninh đóng dấu vào hộ chiếu. Cô vẫn nhớ như in, đó là ngày 3/7/2021. Thời điểm đó, Thái Lan ghi nhận 6.230 ca nhiễm mới, theo SCMP.

Tuy nhiên, sự hồi hộp của Amy không phải từ chuyến bay kéo dài 18 tiếng giữa đại dịch đến một đất nước xa lạ mà là cho cuộc phẫu thuật chuyển giới (GCS), một bước ngoặt cô mơ ước từ khi còn nhỏ và đã lên kế hoạch trong 6 năm.


Dịch vụ chuyển đổi giới tính khá phổ biến ở Thái Lan. Ảnh: The Globe and Mail.

Ước mơ sống với giới tính thật

Kể từ khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 1975, xứ Chùa Vàng đã nổi tiếng là chuyên gia toàn cầu trong lĩnh vực chuyển giới. Điều thúc đẩy ngành này phát triển mạnh chính là chi phí tương đối thấp.

Những người tham gia GCS đến từ nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Na Uy, Bulgaria, Israel, Canada và Australia. Họ sinh ra trong bối cảnh xã hội và mức độ định kiến xã hội khác nhau.

Song giữa họ có một điểm chung là tất cả đều muốn được sống với giới tính thật và chấp nhận bay nửa vòng Trái Đất để thực hiện ước mơ đó.

Khi tìm đến dịch vụ tại Thái Lan, nhóm này tin rằng đất nước của họ chưa có những lựa chọn tốt để đáp ứng kỳ vọng trên.

Trong hình hài của một chàng trai, Amy thầm mong được trở thành phụ nữ. Việc gia nhập quân đội vào năm 19 tuổi đã để lại trong ký ức của Amy cảm giác đau khổ và bối rối. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của cô.

Khi trở về nhà vào năm 2012, tâm trạng đó cũng không hề thuyên giảm. Hai năm sau khi rời quân ngũ, Amy biết rằng mình không thể bỏ qua nỗi phiền muộn về giới tính.

Ở Bulgaria và Australia, các mức hỗ trợ tài chính mà người chuyển giới nhận được cho GCS rất ít hoặc không có. Tuy nhiên tại Anh và Canada, khoản này được tài trợ hoàn toàn bởi hệ thống chăm sóc sức khỏe xã hội.

Là một công dân Anh, cô đủ điều kiện để được phẫu thuật theo Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS). Với những nỗ lực không ngừng, cô đã chờ đợi 3,5 năm kể từ lần đầu tiên được bác sĩ giới thiệu.


Nhiều người nước ngoài đến xứ Chùa Vàng để thực hiện phẫu thuật chuyển giới. Ảnh: NBC News.

Tuy nhiên, ảnh hưởng từ đại dịch khiến ước mơ của Amy phải đợi thêm một thời gian. Không chỉ cô, gần 6 triệu người ở xứ sở sương mù cũng chung cảnh ngộ.

James Bellringer, bác sĩ tư nhân của GCS ở Anh, cho biết ngay cả khi không có dịch bệnh, quốc gia này cũng thiếu nhân viên được đào tạo để đáp ứng nhu cầu phẫu thuật.

“Không chỉ người phẫu thuật mà cả các chuyên gia giới tính làm việc tại phòng khám cũng khá ít”, Bellringer nói.

Do đó, nhiều người đã liều lĩnh tự điều trị bằng các loại thuốc mua trên mạng hoặc tìm đến sự chăm sóc tư nhân.

Trong trường hợp của Amy, bố mẹ cô đã góp thêm tiền để giúp con gái thực hiện ước mơ của mình.

Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn như vậy. Nhiều người không đủ điều kiện thực hiện GCS đã mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần và chứng kiến nạn phân biệt đối xử, lạm dụng tình dục, bạo lực.

Hầu hết phụ nữ mà Mailee Osten-Tan, cây viết của tờ SCMP, từng trò chuyện đều sợ bị lừa, quấy rối hoặc là mục tiêu của trò thù ghét. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi những người chuyển giới có xu hướng tự tử cao hơn bất kỳ nhóm nhân khẩu học xã hội nào khác.

Định kiến về "giới tính thứ 3"

Hai ngày trước khi phẫu thuật, Amy được kiểm tra và đưa đến buổi tư vấn đầu tiên với bác sĩ Kamol Pansritum tại Bệnh viện thẩm mỹ Kamol, nằm ở ngoại ô phía đông bắc thành phố.

Kamol là một trong những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng và đã thực hiện hơn 5.000 ca chuyển giới kể từ năm 1997.

Từ cửa sổ nhỏ, Amy quan sát sự nhộn nhịp của những chiếc xe tuk tuk, taxi và tài xế giao hàng.

Dọc trên con phố dẫn đến bệnh viện, có vô số phòng khám thẩm mỹ, trưng bày biển hiệu quảng cáo nâng ngực, hút mỡ, nâng mũi, dùng botox và tiêm filler.

Ba ngày sau ca phẫu thuật, Amy vẫn còn yếu sức và phải điều trị theo quy trình. Dù đau đớn, cô cảm thấy hạnh phúc vì lần đầu được là chính mình và hoàn thành ước mơ từ thuở bé.

Từ đầu những năm 2000, du lịch kết hợp với điều trị ngày càng phổ biến tại xứ Chùa Vàng và trở thành cơ hội để thúc đẩy kinh tế.

Năm 2017, Thái Lan thu về gần 600 triệu USD từ đối tượng du khách này, đứng thứ 5 trên thế giới.

Trong khi phẫu thuật chuyển giới vẫn còn xa lạ ở nhiều quốc gia, một số ý kiến ​​cho rằng thái độ cởi mở của người dân tại đây đối với “giới tính thứ ba” đã cho phép ngành công nghiệp này phát triển mạnh mẽ.

Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc cộng đồng LGBTQ+ không bị kỳ thị. Một số người trong nhóm này khó xin việc làm vì nhà tuyển dụng thường bỏ qua hồ sơ của họ.

Họ còn đối mặt với sự phân biệt đối xử trong các cơ sở y tế với mức giá không thể chấp nhận được.


Lịch sử y tế lâu đời của Thái Lan về GCS là một trong những điểm thu hút người chuyển giới trên toàn cầu. Ảnh: Longreads.

Đôi khi, độ phủ của truyền thông về những báo cáo liên quan đến chuyển giới đã tạo ra nhận thức sai lầm, dẫn đến nhiều người hối hận sau khi phẫu thuật.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy ít nhất 1% bệnh nhân hối tiếc về quyết định của mình.

Tuy nhiên, dù nổi tiếng về chuyên môn đến đâu, rủi ro vẫn luôn xảy ra trong các ca phẫu thuật chuyển giới ở đất nước này. Không có gì đảm bảo tất cả trường hợp sẽ thành công 100%.

Maria Creveling, hay còn được biết đến với cái tên Remilia, là streamer chuyên nghiệp của Mỹ, người được thực hiện cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính bởi một bác sĩ giấu tên người Thái Lan vào năm 2018.

Quá trình này khiến cô bị tổn thương dây thần kinh ở vùng xương chậu và khổ sở vì đau đớn. Tháng 12/2019, ở tuổi 24, Creveling đã chết khi đang ngủ. Nguyên nhân chính thức về sự việc này vẫn còn bị bỏ ngỏ.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận