Tin mới
2
Những người trẻ mất kết nối
Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
4
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức
Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Những người trẻ mất kết nối

Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức

Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản

Xót xa hoàn cảnh thật của em bé trong bức ảnh "Hai đứa trẻ"

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-03-05 12:03

“Khoảnh khắc tự nhiên ấy khó gặp lại 2 lần, nhiều khi sắp đặt cũng không được. Vì thằng nhỏ là trẻ con”. Ánh mắt của đứa bé không chỉ chạm đến trái tim người xem mà câu chuyện về cuộc đời em sẽ khiến nhiều người rơi nước mắt.


Em ước gì lúc ấy? Chắc em lạ lẫm lắm! "Ba mẹ là gì. Gia đình là gì. Được yêu thương là như vậy sao? Sao bạn ấy không giống em?". Ảnh: Phạm Hoàng Thân

Những ngày qua, em bé trong bộ ảnh “Điều ước” của tác giả Phạm Hoàng Thân đã gây “bão” cộng đồng mạng, với dòng cảm xúc xót xa cho mảnh đời một đứa trẻ. Chiếc áo cũ kĩ dùng để che thân cùng khuôn mặt lấm lem ấy, không làm nhòa đi ánh sáng phát ra từ đôi mắt trẻ thơ trong veo của em. Em chưa biết cuộc đời nhiều cơn sóng dữ, em hồn nhiên ngắm nhìn “trẻ con” có ba mẹ chăm sóc và em nào biết nỗi đau của chính mình.


Chàng nhiếp ảnh trẻ Phạm Hoàng Thân.

Chàng nhiếp ảnh trẻ Phạm Hoàng Thân (sinh năm 1990) đã trải lòng rằng anh đã tìm thấy tuổi thơ của mình ngay từ khoảnh khắc nhìn thấy đứa trẻ. “Mình chỉ kịp hình dung trong đầu cái cảnh 2 con người trong 1 giây thôi, còn giây tiếp theo là bấm máy. Khoảnh khắc tự nhiên ấy khó gặp lại 2 lần, nhiều khi sắp đặt cũng không được. Bạn biết vì sao không? Vì đó là một đứa trẻ con.” – anh chia sẻ.


Nhìn thấy em bé này, người chụp ảnh đã rơi nước mắt.

Được biết, bộ ảnh này được thực hiện vào tháng 12/2015. Trong hoàn cảnh khá đặc biệt đó là anh đang chụp ảnh cho 1 vị khách nhí. Vô tình mà hữu ý, anh đã được thấy và kịp chụp lại khoảnh khắc đặc biệt này. Hoàng Thân chia sẻ từ khi anh bắt đầu cầm máy ảnh, đã được 3 năm, đây không phải là bộ ảnh đầu tiên anh chụp những bức ảnh đời thường về trẻ con, nhưng bộ ảnh này đã làm anh rơi nước mắt.


Em chưa biết cuộc đời nhiều cơn sóng dữ, em hồn nhiên ngắm nhìn “trẻ con” có ba mẹ chăm sóc và em nào biết nỗi đau của chính mình.

Anh chia sẻ cảm xúc của mình khi thực hiện bộ ảnh này rất chân thật: “Mình chỉ muốn cho mọi người biết, ở đất nước mình, chính ngay Sài Gòn mình, nơi được coi là thành phố bậc nhất, vẫn còn những con người lam lũ. Họ vẫn sống dù nghèo khó cỡ nào. Họ không nản lòng. Hay có những người sinh ra không được lành lặn, họ vẫn vươn lên để sống. Vậy mà nhiều người vì những việc không đáng lắm lại dễ dàng muốn tự mình kết thúc cuộc sống”. Anh còn bày tỏ sự vui mừng vì có nhiều người đã gửi lời nhắn chia sẻ, cũng như cảm ơn anh đã cho họ thấy được ý nghĩa của cuộc sống, họ thấy cuộc đời mình vẫn còn may mắn lắm khi xem những bức ảnh về đứa bé.

Sau lần chụp ảnh đó, chàng nhiếp ảnh trẻ đã về quyên góp quần áo để mang tặng bé. Nhưng hôm sau đến tìm mà không thấy đành mang về. “Bữa khác đi chụp hình lại gặp nhưng lại không mang gì. Mình không cho tiền được vì nó còn quá nhỏ để biết đến tiền.” – anh chia sẻ.


Em còn quá nhỏ để tự bước đi trên đường đời nhiều chông gai bằng đôi chân trần.

Bẵng đi một thời gian, anh bận rộn với công việc nên không tới nữa. Đến cách đây 2 ngày, khi anh đăng tải hình của em bé lên thì có thông tin em vẫn ở đó. Anh tìm đến để gửi những món quà mình vẫn để dành từ năm ngoái. Và nhờ đó, anh biết được hoàn cảnh đáng thương của em.

Anh cho biết: “Mẹ bé sinh 4 đứa con rồi bỏ đi. Sau đó, một người bán ve chai gần đấy nhận nuôi những đứa trẻ. Cuộc sống của chị cũng không mấy đủ đầy để có thể chăm sóc tốt được cả 4 anh em. Đứa lớn nhất mới 7 tuổi, cũng phải đi bán vé số để phụ giúp dì nuôi em. Đứa trẻ mà mình chụp mới khoảng 3 – 4 tuổi thôi.”


Với những người đã từng trải qua một tuổi thơ thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, nhìn thấy em sẽ không thể cầm được nước mắt.

Có lẽ, nhiều người sẽ rất xót xa khi biết được hoàn cảnh của em. Với những người đã từng trải qua một tuổi thơ thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, nhìn thấy em sẽ không thể cầm được nước mắt. Mỗi ngày, em vẫn chơi đùa vô tư cùng những người anh của mình, vô tư với bữa ăn giấc ngủ “có là được” mà không hề biết tương lai sẽ ra sao theo từng ngày em lớn lên. Em cũng muốn được nũng nịu trong vòng tay của cha mẹ nhưng có lẽ đến khuôn mặt mẹ, em còn không thể hình dung, thì làm sao em biết được cái ôm ấy ấm như thế nào và cái cảm giác được mẹ yêu thương hạnh phúc ra sao.

Dẫu vậy, vẫn thầm mừng vì em còn có anh chị bên mình, còn có người phụ nữ chỉ là "ao nước lã" nhưng đủ yêu thương để cưu mang và cho em một mái nhà. Không thể nói tương lai nào đang chờ em phía trước, nhưng thực mong chính em, chính người "mẹ nuôi", anh em ruột của bé sẽ vững lòng bước tiếp, để giữ cho lửa trong mắt em, vẫn mãi sáng như bức ảnh hôm nào. 

Những khoảnh khắc trong veo mà Phạm Hoàng Thân đã kịp lưu giữ lại:

 

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận