Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Thương cậu bé bán vé số và “kì nghỉ hè” không bao giờ kết thúc

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-07-07 11:07

Giữa lòng Sài Gòn chật chội này sao còn nhiều câu chuyện nhỏ nhưng nhói lòng đến thế?

Đó là một buổi tối như mọi buổi tối khác ở Sài Gòn, người vẫn vô tình lướt qua nhau, nhưng vì một lí do nào đó mà một anh thanh niên quyết định bắt chuyện với một cậu bé bán vé số, để rồi biết được câu chuyện xót lòng đằng sau gương mặt ngây thơ ấy…

Theo lời chia sẻ của anh Ngô Hải Đăng, vào khoảng hơn 23 giờ tối 3/7 vừa qua, anh cùng bạn gái gặp một cậu bé bán vé số khoảng 10, 11 tuổi khi đang ăn tại một quán ven đường Nguyễn Oanh - đoạn Ngã 5 Chuồng Chó, phía đối diện Big C Gò Vấp. Cậu bé tên Bằng, quê ở Hà Tĩnh, có dáng người nhỏ, loắt choắt mà theo lời anh Đăng thì “ai còn nhớ bài thơ ‘Chú bé liên lạc’ hồi đó thế nào thì dáng thằng nhỏ cũng y chang thế ấy”.

Cậu bé Bằng với gương mặt ngây thơ và đôi mắt sáng. (Ảnh: FBNV)
Cậu bé Bằng với gương mặt ngây thơ và đôi mắt sáng. (Ảnh: FBNV)

Thấy cậu bé nhỏ mưu sinh khi đã gần nửa đêm, anh Đăng gọi lại mua giúp vài tờ vé số, đồng thời hỏi chuyện. Đó cũng là lúc anh đi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác.

“Lúc nó tới mời bọn tôi mua vé số, bọn tôi đùa:

- Mua lỡ mà trúng rồi thì sao con?

- Dạ... thì cứ đổi ra tiền thôi ạ! - Nó trả lời thật thà.

- Con có đi học không, đi bán vầy thì sao mai đi học được?

- Dạ, con đang nghỉ hè mà nên đâu có sao!

- Sao con còn nhỏ mà phải đi bán vé số khuya quá vậy?

- Dạ... - Nó ngập ngừng một lát rồi trả lời – Cá chết hết rồi!

Cá chết, ba mẹ nó và đứa em nữa dắt díu nhau vào Sài Gòn kiếm ăn cũng gần tháng nay. Hỏi nó mới vô thì sao biết đường mà đi. Nó trả lời con cứ đi thẳng đường lớn rồi quay về. Hỏi nó có ăn tối chưa. Nó ngập ngừng rồi nói con chưa ăn, nhưng (chắc) không đói.

Người yêu tôi lôi đầu nó qua tiệm bánh cuốn đêm gần đó, bắt nó ngồi ăn hết dĩa bánh.

Tôi nhìn nó ăn đàng xa, người ta thấy lạ cũng hỏi chuyện nó, mua giúp nó vài tờ vé số.

Nó ăn xong, bẽn lẽn quay lại chỗ bọn tôi cảm ơn trước khi đi bán tiếp.

Cặp đôi trẻ ngồi ăn bánh cuốn cạnh bàn nó đi đâu một lúc, rồi quay lại bắt nó nhận một hộp bánh quy và hai gói mì (tôi thắc mắc 2 đứa chạy mua ở đâu được nữa, tạp hóa đóng cửa hết giờ đó rồi).

Nhìn cái bóng nhỏ xíu, ngây thơ của nó mà tôi thấy tội hết sức! Chả biết nó có ý thức được hoàn cảnh nghiêm trọng của nó và gia đình không nữa, hay trong đầu nó vẫn ngây thơ rằng hết hè thì lại quay về đi học.

Thôi thì cầu cho tấm lòng hào hiệp của người Sài Gòn giúp nó giữ được bản ngã của mình trong xã hội tàn nhẫn này”.

Và rồi, buổi tối ở Sài Gòn vẫn cứ trôi qua, cuộc sống sẽ không vì một ai mà chậm lại một vài giây. Những người tốt bụng giúp đỡ Bằng và Bằng rồi lại tiếp tục quay cuồng chạy đua với cuộc sống của riêng mình, tiếp tục mưu sinh, tiếp tục sống trong sự không công bằng vốn dĩ của xã hội. Và ngoài kia, bất kể ở Sài Gòn, miền Trung hay đất nước Việt Nam này đi chăng nữa, vẫn còn rất nhiều cậu bé Bằng với “kì nghỉ hè” không bao giờ kết thúc.

Vẫn còn rất nhiều cậu bé Bằng với “kì nghỉ hè” không bao giờ kết thúc. (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
Vẫn còn rất nhiều cậu bé Bằng với “kì nghỉ hè” không bao giờ kết thúc. (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Bản chất xã hội vốn không công bằng, nhưng may mắn thay, con người lại là những nhân tố giúp giảm bớt sự chênh lệch ấy cho nhau. Hi vọng một ngày nào đó không xa, có thể là mùa thu này, “kì nghỉ hè” của Bằng sẽ chấm dứt và được tung tăng trở lại trường học như bao bạn bè đồng trang lứa khác, nhờ vào sức mạnh của sự lan tỏa và lòng trắc ẩn.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận