Tin mới
1
Ôtô 5 chỗ bị tông biến dạng
Ôtô 5 chỗ bị xe tải tông ở ngã tư, đẩy đi hàng chục mét khiến 5 người trên xe gặp nạn, trong đó một người tử vong, bốn người bị thương
3
Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng
Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024, miền Bắc bắt đầu tăng nhiệt mạnh. Riêng Trung Bộ nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ. Tây Nguyên, Nam Bộ trên 37 độ
4
Lật thuyền, 4 phụ nữ mất tích
Thuyền nan chở 6 người đi đánh bắt cá trên luồng sông Chanh thì bị lật do giông lốc, 4 người mất tích, sáng 25/4
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Lật thuyền, 4 phụ nữ mất tích

Thuyền nan chở 6 người đi đánh bắt cá trên luồng sông Chanh thì bị lật do giông lốc, 4 người mất tích, sáng 25/4
Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024, miền Bắc bắt đầu tăng nhiệt mạnh. Riêng Trung Bộ nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ. Tây Nguyên, Nam Bộ trên 37 độ
Ôtô 5 chỗ bị tông biến dạng

Ôtô 5 chỗ bị xe tải tông ở ngã tư, đẩy đi hàng chục mét khiến 5 người trên xe gặp nạn, trong đó một người tử vong, bốn người bị thương

Thiết lập trạm y tế lưu động tại TP.HCM và các tỉnh có nhiều ca nhiễm

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-08-19 03:08
“Trạm y tế lưu động có điều kiện tổ chức, nhân lực tối giản nhưng phải đảm bảo chữa trị các bệnh bình thường và quản lý, điều trị Covid-19 tại cộng đồng”, Bộ trưởng Y tế nói.

Sáng 19/8, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long họp khẩn với TP.HCM và 3 tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai về việc triển khai mô hình trạm y tế lưu động để chăm sóc người nhiễm Covid-19.

Vấn đề này được đặt ra khi số ca mắc ở TP.HCM và một số địa phương tiếp tục gia tăng, đòi hỏi sự chăm sóc, quản lý, điều trị tại cộng đồng. Trước đây, mỗi xã, phường có một trạm y tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, địa bàn đông dân cư, có nhiều người nhiễm Covid-19 có thể thiết lập nhiều trạm y tế lưu động.

Trạm y tế lưu động có nhiệm vụ gì?

Ngoài nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, trạm y tế lưu động sẽ quản lý, điều trị người nhiễm Covid-19 dựa vào cộng đồng và gia đình. Để thiết lập, vận hành mô hình này, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh 4 yếu tố.

Thứ nhất, về chức năng nhiệm vụ, trên cơ sở của một trạm y tế khám chữa bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn, trạm y tế lưu động có nhiệm vụ tổ chức theo dõi ca dương tính tại nhà; Tổ chức sơ cứu các trường hợp bệnh (ngoài Covid-19) và kết nối, chuyển tuyến, tổ chức điều trị, chăm sóc các ca F0; thực hiện xét nghiệm nhanh Covid-19, các loại xét nghiệm khác, tiêm chủng và truyền thông.

Về địa điểm, Bộ Y tế khuyến cáo chọn bất kỳ địa điểm nào từ nhà thi đấu, nhà văn hoá, UBND xã/phường, phòng khám tư nhân; nơi sinh hoạt cộng đồng hoặc nhà dân rộng rãi, cách biệt khu vực xung quanh. Trạm y tế lưu động cần túc trực 24/24, nếu không chọn được các địa điểm thì địa phương chọn phương án di động, có phân công trực và bố trí địa điểm sinh hoạt phù hợp.

tram y te luu dong anh 1
Bác sĩ đến nhà kiểm tra sức khỏe, phát thuốc cho F0 ở TP.HCM. Ảnh: Phạm Ngôn.

Đối với vấn đề nhân lực, trạm y tế lưu động tối thiểu cần có 1-2 bác sĩ và 5-7 cán bộ y tế khác tuỳ điều kiện từng địa phương. Ngoài ra, trạm cần có tình nguyện viên tại địa bàn nắm rõ địa bàn, dân cư.

Theo ông Long, trang thiết bị của trạm y tế lưu động cần đáp ứng ở mức độ tối thiểu nhất, gồm ít nhất có 2 bình oxy trở lên có đầy đủ mặt nạ và dụng cụ cấp cứu, túi thuốc cấp cứu lưu động.

“Trạm y tế lưu động có điều kiện tổ chức, nhân lực tối giản nhưng phải đảm bảo chữa trị các bệnh bình thường và quản lý, điều trị Covid-19 tại cộng đồng”, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh và đề nghị TP.HCM cần rà soát dự kiến số lượng nhân sự cần chi viện. Các địa phương khác cần dự thảo kế hoạch để kích hoạt ngay khi cần thiết.

Nâng cấp trạm oxy phản ứng nhanh ở TP.HCM thành trạm y tế lưu động

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết chiến lược điều trị Covid-19 của TP tập trung 2 trụ cột chính là theo dõi, chăm sóc F0 tại nhà và chữa trị bệnh nhân tại bệnh viện.

Hiện TP.HCM có khoảng 15.000 F0 đang chăm sóc, điều trị ở nhà, phân bố đều ở khắp các xã, phường. Họ là những người không có bệnh nền, không triệu chứng hoặc có nồng độ virus (CT value) trên 30 sau 7 ngày điều trị ở bệnh viện.

Để hỗ trợ hiệu quả trụ cột thứ nhất là chăm lo F0 tại nhà, Chủ tịch UBND TP.HCM đã đề nghị các địa phương phải xác định từng khu phố có bao nhiêu F0. Cứ khoảng 10-20 F0 lại bố trí một trạm oxy gắn với tổ phản ứng nhanh. Các quận, huyện ở TP.HCM đang triển khai biện pháp này.

Chủ tịch UBND TP.HCM bày tỏ đồng tình với ý tưởng nâng cấp các trạm oxy này lên thành trạm y tế lưu động. Các trạm này cần bổ sung nhân lực, trang thiết bị, test nhanh…


TP.HCM và các tỉnh có nhiều người nhiễm Covid-19 có thể thiết lập các trạm y tế lưu động ở cơ sở để hỗ trợ điều trị, theo dõi bệnh nhân. Ảnh: Duy Hiệu.

Tại Đồng Nai, tỉnh đang thực hiện xét nghiệm tầm soát diện rộng cho 2 triệu người. Địa phương ước tính có khoảng 9.000-18.000 trường hợp F0 nên đã chuẩn bị mỗi huyện 1.000-4.000 giường điều trị tập trung. Tỉnh cũng thành lập 11 bệnh viện dã chiến và kế hoạch chi tiết phân tầng điều trị….

Còn Giám đốc Sở Y tế Long An cho biết trong đợt dịch thứ 4, tỉnh ghi nhận gần 16.500 bệnh nhân. Tỉnh lên kế hoạch tầm soát nguy cơ cao, nguy cơ rất cao. Dự kiến sau khi xét nghiệm tầm soát có khoảng thêm 10.000 F0.

Đánh giá theo Quyết định 2686, Long An có 5 vùng nguy cơ rất cao, 2 vùng nguy cơ cao, 2 địa phương có nguy cơ và 6 địa phường được đánh giá là vùng bình thường mới.

Đồng tình với đề xuất thiết lập trạm y tế lưu động, Sở Y tế Long An cho rằng địa phương có thể áp dụng thí điểm ở 3 địa phương thuộc vùng nguy cơ rất cao là Đức Hoà, Bến Lức, Cần Giuộc. Tại đây, có một số xã có nguy cơ rất cao, có thể áp dụng theo mô hình tổ cấp cứu tại trạm y tế.

Tại Bình Dương, với quan điểm cố gắng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, tỉnh đang xét nghiệm diện rộng lần thứ 3. Mỗi ngày gần đây tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca. Sau khi xét nghiệm, những ngày tới số F0 có thể tăng lên từ 5.0000-7.000 ca dương tính/ngày.

Địa phương này đang điều trị cho 30.000 F0 (13.000 đang điều trị tầng 1, 2, 3 và 17.000 người đang chăm sóc, tại các cơ sở thu dung). Bình Dương đang thí điểm cách ly, điều trị 1.000 F0 tại nhà nhưng gặp khó khăn do vùng đỏ rất đông công nhân.

Qua xét nghiệm, tỷ lệ ca dương tính trên 300 khu nhà trọ là rất cao (khoảng 20%). Do đó, Bình Dương đang mở nhiều bệnh viện dã chiến quy mô 20.000 giường, chưa đặt vấn đề mở rộng mô hình chăm sóc F0 tại nhà, khu công nghiệp, nhà trọ. Ngành y tế tỉnh này mong sớm áp dụng mô hình trạm y tế lưu động tại các khu phong toả, khu nhà trọ.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận