Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Cá chết la liệt trên sông Mã

Hàng loạt bè cá nuôi lồng và tôm cá tự nhiên trên sông Mã đoạn qua huyện Bá Thước chết hàng loạt, nghi do nguồn nước bị ô nhiễm
Động đất ở Tuyên Quang

Tuyên Quang xuất hiện động đất 4 độ ở vị trí nằm trên đứt gãy sông Lô, tâm chấn tại huyện Hàm Yên, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km

Tây Nguyên trong nắng hạn

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2024-04-14 11:04

Hồ đập, sông suối trơ đáy, đất đai cằn khô, nứt nẻ, hàng nghìn hecta cây trồng héo rũ vì thiếu nước.

Tây Nguyên đang vào giai đoạn cao điểm mùa khô. Mực nước và lưu lượng trên các sông suối giảm dần và duy trì ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm. Hàng nghìn nông dân khoan giếng, đào ao, chặn suối, khoét lòng hồ lấy nước cứu cây trồng.

Tại Gia Lai, hồ Bàu Nai rộng hơn 12 hecta ở xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông đang cạn kiệt nguồn nước. Đứng nhìn khung cảnh khô khốc dưới đáy hồ, ông Trần Văn Ký, 48 tuổi tỏ ra lo lắng cho 4.000 gốc cà phê đang khô héo của mình cách đó khoảng 500 m.

Ông Ký cho biết hồ nước cạn khoảng một tháng nay, người dân phải đào rãnh, thuê máy múc đào thành từng hố sâu để lấy nước. Riêng gia đình ông chi hơn 30 triệu đồng để thuê máy đào. Tưới được 3 đợt, nước không đủ, ông tiếp tục bỏ tiền mua đường ống bơm tiếp nước ở hồ khác cách hai km để cứu cây.

Theo ông Ký, mùa khô năm 2016, hồ Bàu Nai cũng khô cạn, song không khốc liệt như năm nay. Mọi năm người dân bơm nước chủ yếu tưới cà phê và chè, nay nguồn nước tưới còn phục vụ cho khoai lang, nên nguồn nước bị cạn kiệt.

Vì thiếu nước, hai sào lúa (2.000 m2) của gia đình anh Ksor Phưng, ở xã Ia Dêr, huyện Ia Grai bị khô cháy, còi cọc. Tiếc của, anh Phưng thuê người gặt sớm hơn một tuần. "Mọi năm thu được khoảng 18 bao lúa, mỗi bao 60 kg, nhưng năm nay thiếu nước, chắc được vài bao", anh Phưng nói.

Cây cối, đồng ruộng ở xã Ayun, huyện Chư Sê cháy khô, cằn cỗi.

Bể nước sạch khô cạn, người dân xã Ayun, huyện Chư Sê phải ra hố nước cạnh sông Ayun để lấy nước sinh hoạt mỗi ngày hai lần (sáng và chiều).

Giếng nước sâu 15 m của gia đình anh Rlan Huynh, 45 tuổi, xã Kông HToc, huyện Chư Sê cạn khô một tháng qua. "Không thể đi xin hàng xóm nước sinh hoạt mãi nên gia đình mới thuê người đào sâu thêm 5 m", anh Huynh nói.

Tại tỉnh Kon Tum, hồ chứa nước C3, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà có diện tích 2 km2, dung tích 370.000 m3, phục vụ tưới tiêu cho hơn 200 ha cây trồng trên địa bàn thôn Bình Minh chỉ còn đọng lại vũng nhỏ, phía đầu nguồn đất đai nứt nẻ, khô khốc.

Nước hồ chứa C3 đục ngầu, nhiễm phèn, dễ gây cháy lá cây trồng, song nhiều hộ dân buộc phải dùng nguồn nước này để tưới cho vườn cà phê cách đó hàng trăm mét.

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Kon Tum, địa phương có 80 hồ chứa thủy lợi. Do vào cao điểm mùa khô, nắng nóng diễn ra trên diện rộng, mực nước ở các hồ chứa, các công trình thủy lợi đang xuống thấp, đạt khoảng 60% công suất thiết kế.

Sông Pô Cô, đoạn giáp ranh TP Kon Tum với huyện Sa Thầy khô cạn.

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum cảnh báo trong tháng 4, 5, thành phố Kon Tum và các huyện Sa Thầy, Ia H'Drai, Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Kon Rẫy, Đăk Glei có nguy cơ cao thiếu nước trên diện rộng.

Sông Đăk Bla đoạn chảy qua huyện Kon Rẫy và TP Kon Tum lưu lượng nước thấp hơn từ 40-65%, mực nước thấp hơn các năm 0,2-1,2 m.

Anh A Xoan, xã Kroong, TP Kon Tum bơm nước từ lòng sông Pô Cô để tưới 3 sào cà phê (300 gốc) đang héo rũ.

Hồ 40, xã Đăk Lao, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông trơ đáy. Để có nước chống hạn cho cà phê, người dân thuê một máy xả từ hồ Đội 1 vào hồ 40, sau đó bơm lên rẫy. Mỗi giờ thuê 120.000 đồng.

Xã Đăk Lao có khoảng 5.400 ha cà phê, hồ tiêu. Địa phương có 7 hồ đập lớn cung cấp nước tưới cho cây trồng, trong đó chỉ còn hồ Đội 1 còn nước. Cả tỉnh Đăk Nông, khoảng 8.600 ha cây trồng có nguy cơ thiếu nước.

Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, do ảnh hưởng El Nino nền nhiệt khu vực mùa khô năm nay tăng cao hơn trung bình nhiều năm. Đồng thời, mùa khô sẽ kéo dài hơn do mùa mưa đến muộn.

Ông Nguyễn Văn Huấn, Trưởng phòng dự báo cho biết đến cuối tháng 4, khu vực khả năng sẽ hứng chịu thêm nhiều đợt nắng nóng gay gắt, khô hạn khốc liệt hơn. Đơn vị này khuyến cáo cơ quan chức năng các tỉnh Tây Nguyên cần lên kế hoạch sử dụng nguồn nước chặt chẽ, tưới tiết kiệm và dự phòng đủ nước sản xuất cho tới mùa mưa.

Theo ông Huấn, dự báo mùa mưa Tây Nguyên năm nay một số nơi sẽ đến trễ khoảng 15-20 ngày so với các năm. Ngay trong mùa mưa vẫn có khả năng thiếu nước do mưa gián đoạn nên khô hạn vẫn có thể xảy ra.

Theo vnExpress.net

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận