Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Thảm cảnh chạy trốn truy sát của người bạch tạng ở châu Phi

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-04-22 02:04

Một số nước ở Đông Phi phải cử cảnh sát bảo vệ người bạch tạng trước những kẻ muốn bắt cóc và giết họ để cướp bộ phận cơ thể và bán ở chợ đen.

Cô Dorothy Mausen, 22 tuổi, là người bạch tạng sống ở Malawi. Chính quyền Malawai đã ra lệnh cảnh sát bắn hạ bất cứ người nào tấn công những người bạch tạng.
Cô Dorothy Mausen, 22 tuổi, là người bạch tạng ở Malawi. Chính quyền Malawi đã ra lệnh cho cảnh sát bắn hạ bất cứ người nào tấn công những người bạch tạng. Tanzania cũng áp dụng biện pháp tương tự như Malawi, nhưng khuyến cáo cảnh sát không nên vội vàng nổ súng. Trong khi đó, chính quyền Burundi đã xây hẳn một khu nhà để những người bạch tạng chuyển đến sinh sống.

Từ tháng 12/2014, 6 người trong ngôi làng mà em Catherine Amidu, 12 tuổi, đang sống, đã bị giết để lấy bộ phận cơ thể. Nhiều người ở Đông Phi tin vào một hủ tục rằng cơ thể người bạch tạng là bùa chú mang lại may mắn, tình yêu và thịnh vượng.
Từ tháng 12/2014, 6 người trong ngôi làng của em Catherine Amidu (12 tuổi) đã bị giết để lấy bộ phận cơ thể. Nhiều người ở Đông Phi tin vào hủ tục cho rằng cơ thể người bạch tạng là bùa chú mang lại may mắn, tình yêu và thịnh vượng.

Nhiều thập kỷ qua, bà Femia Tchulani, 42 tuổi, sống trong nỗi lo sợ bị bắt và bị giết để lấy thi thể bán ngoài chợ đen. Báo cáo của Hội Chữ thập Đỏ tại một nước châu Phi cho biết, các thầy tế sẵn sàng bỏ ra số tiền 75.000 USD để mua đầy đủ cơ thể của một người bạch tạng. Khoản tiền lớn này khiến nhiều người bất chấp pháp luật để săn lùng các nạn nhân.
Nhiều thập kỷ qua, bà Femia Tchulani, 42 tuổi, sống trong nỗi lo sợ bị bắt và bị giết để lấy thi thể bán ngoài chợ đen. Báo cáo của Hội Chữ thập Đỏ tại một nước châu Phi cho biết, các thầy tế sẵn sàng bỏ ra số tiền 75.000 USD để mua đầy đủ cơ thể của một người bạch tạng. Khoản tiền lớn này khiến nhiều người bất chấp pháp luật để săn lùng các nạn nhân.

Một bé trai bạch tạng người Malawi ngồi cùng bố mẹ. Động thái quyết liệt của chính quyền Malawi diễn ra sau khi Liên Hợp Quốc cảnh báo về tình trạng người bạch tạng bị tấn công tàn bạo ở Đông Phi, phần lớn nạn nhân là trẻ em.
Một bé trai bạch tạng người Malawi ngồi cùng bố mẹ. Động thái quyết liệt của chính quyền Malawi diễn ra sau khi Liên Hợp Quốc cảnh báo về tình trạng người bạch tạng bị tấn công tàn bạo ở Đông Phi, phần lớn nạn nhân là trẻ em.

Cô Mainasi Issa, 23 tuổi, là một trong những phụ nữ bạch tạng mà cảnh sát Malawi đang bảo vệ. Daily Mail ngày 21/4 cho biết, cảnh sát Malawi đã bắt một người đàn ông khi y đang cố siết cổ thiếu niên bạch tạng 16 tuổi hồi tháng 3. Sau sự việc này, Tổng thanh tra Cảnh sát Lexen Kachama của Malawi đã ra lệnh cảnh sát sẵn sàng nã súng vào
Cô Mainasi Issa, 23 tuổi, là một trong những phụ nữ bạch tạng mà cảnh sát Malawi đang bảo vệ. Daily Mail ngày 21/4 cho biết, cảnh sát Malawi đã bắt một người đàn ông khi y đang cố siết cổ một thiếu niên bạch tạng 16 tuổi hồi tháng 3. Sau sự việc này, Lexen Kachama, một quan chức cảnh sát của Malawi, đã ra lệnh nã súng vào "những kẻ tội phạm nguy hiểm".

Cô Mainasi bế đứa con 2 tuổi bên ngoài nơi ở.
Cô Mainasi bế đứa con 2 tuổi ở gần nhà. "Chúng ta không thể làm ngơ trước việc những đồng bào bạch tạng bị giết dã man như động vật mỗi ngày. Khi con người mất hết nhân tính, họ đáng bị đối xử như vậy", ông Kachama nói.

Trưởng làng Mariam Witness đứng bên cạnh mộ của một bé trai bạch tạng bị giết gần đây.
Trưởng làng Mariam Witness đứng bên cạnh mộ của một bé trai bạch tạng bị giết gần đây. "Những kẻ mà cảnh sát đã bắt chỉ là con cá nhỏ. Những con cá mập là chủ buôn thi thể ở chợ đen vẫn đang nhởn nhơ ngoài kia", Vicky Ntetema, giám đốc một tổ chức bảo vệ người bạch tạng ở Canada, nói.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận