Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

So với "ẩn sĩ đô thị", thế hệ "thanh niên cứng" vẫn chưa là gì ở Nhật

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-09-25 03:09

Hiện có hàng ngàn thanh thiếu niên Nhật Bản được cho là đang sống khép kín, ẩn dật giữa bốn bức tường trong căn phòng họ, một số người "trốn" trong đó lâu tới cả thập kỉ. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại sống như vậy?

Ở Nhật Bản, có một thế hệ thanh niên được gọi bằng cái tên "lost generation" (thế hệ lạc lối) hoặc "những người trẻ vô hình". Nếu lần đầu nghe thấy, nhiều người không khỏi thắc mắc rằng liệu họ có thể lạc đi đâu giữa thế giới hiện đại này.

Thực tế, theo đại đa số người trả lời, thế hệ trẻ này đang bị mất phương hướng trong cuộc sống và thu mình lại, sống khép kín trong thế giới của riêng mình. Họ sống giữa bốn bức tường ngày qua ngày, không cần học, cũng chẳng đi làm, tuyệt giao với tất cả các mối quan hệ xã hội, kể cả bố mẹ và thậm chí không cần kết hôn. 

Từ những năm 1980 tại Nhật Bản, thế hệ lạc lối này đã được gọi bằng cái tên Hikikomori.

Thế hệ lạc lối dùng để chỉ những thanh niên Nhật sống ẩn dật trong căn phòng của mình từ năm này qua tháng khác.
Thế hệ lạc lối dùng để chỉ những thanh niên Nhật sống ẩn dật trong căn phòng của mình từ năm này qua tháng khác.

Hikikomori, họ là ai?

Thuật ngữ Hikikomori lần đầu tiên được đưa ra bởi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, dùng để chỉ những người đã trưởng thành không rời khỏi nhà hay thiếu tương tác với người ngoài ít nhất trong sáu tháng. Được coi là không còn khả năng đối mặt với xã hội, họ trốn biệt ở nhà, xem phim, chơi điện tử, ăn uống ở mức tối thiểu và không quan tâm đến chuyện trường lớp, nghề nghiệp. Bên cạnh đó, đa số Hikikomori đều mắc các chứng bệnh tâm lí liên quan hoặc tồn tại các tổn thương, sang chấn tâm lí. Chính vì thế, cho đến nay, các chuyên gia trên thế giới vẫn chưa thể khẳng định liệu Hikikomori là một lối sống hay một căn bệnh.

Vào thời gian đầu thuật ngữ Hikikomori xuất hiện, đa phần những thanh niên sống ẩn dật còn khá trẻ với độ tuổi trung bình chỉ khoảng 21. Tuy nhiên, theo những khảo sát gần đây, các Hikikomori tại Nhật Bản có độ tuổi trung bình ngày càng tăng. Cụ thể hơn, chính phủ Nhật Bản vừa công bố hiện có khoảng 541.000 người trẻ Nhật Bản tuổi từ 15 đến 39 được xác nhận đang sống theo kiểu Hikikomori.

Đa số Hikikomori đều mắc các chứng bệnh tâm lí liên quan hoặc tồn tại các tổn thương, sang chấn tâm lí.
Đa số Hikikomori đều mắc các chứng bệnh tâm lí liên quan hoặc tồn tại các tổn thương, sang chấn tâm lí.

Theo các nhà nghiên cứu, trong khi người bình thường có thể đương đầu với áp lực của thế giới bên ngoài thì Hikikomori (thường là người nhút nhát, ngại giao tiếp, có ít hoặc không có bạn bè) lại phản ứng bằng cách rút lui khỏi xã hội. Bên cạnh đó, mức độ sống ẩn mình thay đổi ở từng cá nhân, những trường hợp cực đoan nhất kéo dài nhiều năm, thậm chí nhiều thập niên. 

Hikikomori xảy ra với cả nam lẫn nữ, nhưng "ẩn sĩ" nam giới chiếm số lượng đông hơn với 80% trên tổng số. Đến hiện tại, đây vẫn là một vấn đề đau đầu của Nhật dù số lượng Hikikomori đã giảm từ 700.000 người vào năm 2010 xuống khoảng 500.000 người vào năm 2016, theo số liệu chính thức của chính phủ nước này.

Hikikomori thường là người nhút nhát, ngại giao tiếp, có ít hoặc không có bạn bè.
Hikikomori thường là người nhút nhát, ngại giao tiếp, có ít hoặc không có bạn bè.

Hikikomori xảy ra với cả ở cả nữ giới và mức độ trầm trọng không thua kém gì nam giới.
Hikikomori xảy ra với cả ở cả nữ giới và mức độ trầm trọng không thua kém gì nam giới.

Hikikomori, vùi cuộc sống trong những căn phòng khép kín

Ở Nhật Bản, sự riêng tư của mỗi người, kể cả những đứa trẻ đều được đề cao và tôn trọng. Chính vì thế, không khó thấy trong các bộ truyện tranh hay phim truyền hình, bố mẹ Nhật phải gõ cửa trước khi bước vào phòng của con cái. Đó cũng là lí do khiến căn phòng trở thành nơi an toàn của mỗi người, đặc biệt là các Hikikomori. Câu chuyện về những chàng trai coi căn phòng như "thánh địa" và ở trong đó suốt hai năm, ba năm thậm chí là 10 năm mà không hề ra ngoài là điều không còn hiếm gặp tại Nhật Bản.

Sống thu mình và khép kín nên căn phòng của các Hikikomori đa phần đều khá nhỏ, bừa bộn và không có gì nổi bật. Họ ngại, thậm chí là sợ ánh sáng nên dễ hiểu khi không gian căn phòng luôn tối tăm, tù túng. Mặc dù vậy, nó cũng không thiếu bất kì thứ gì mà một Hikikomori cần, chẳng hạn như tivi, máy tính kết nối Internet, các tập truyện tranh dài kì, trò chơi điện tử, video phim,...

So với ẩn sĩ đô thị, thế hệ thanh niên cứng vẫn chưa là gì ở Nhật

Căn phòng của các Hikikomori đa phần đều tù túng và rất bừa bộn.
Căn phòng của các Hikikomori đa phần đều tù túng và rất bừa bộn.

Nhưng​ nó không thiếu bất kì thứ gì mà một Hikikomori cần như tivi, máy tính, truyện tranh,...
Nhưng​ nó không thiếu bất kì thứ gì mà một Hikikomori cần như tivi, máy tính, truyện tranh,...

Đối với nhu cầu ăn uống, các thanh niên Hikikomori đơn giản hóa chúng hết mức, đôi khi chỉ cần vài hộp mì gói hay bento làm sẵn đã quá đủ để họ sống qua ngày. Ngoài ra, đặc điểm chung của những người này là lối sống "ngủ ngày cày đêm", vào buổi sáng, họ kéo rèm cửa và vùi mình vào trong chăn để rồi thức dậy "luyện" phim, cày game khi màn đêm về.

Hikikomori chỉ cần vài hộp mì gói hay bento làm sẵn là đã đủ sống qua ngày.
Hikikomori chỉ cần vài hộp mì gói hay bento làm sẵn là đã đủ sống qua ngày.

Hikikomori, cách giải thoát cho những tổn thương tâm lí

Rõ ràng, không ai sinh ra đã là một Hikikomori. Thực tế, những người trở thành Hikikomori đa phần là do gặp phải những tổn thương về tâm lí, thường xuyên chán nản trong công việc, học tập hoặc hoàn cảnh gia đình. Theo chia sẻ của nhà viết kịch nổi tiếng Hideto Iwai, việc gặp thất bại ở trường và mất niềm tin vào bản thân đã khiến ông trở thành một Hikikomori khi chỉ mới 15 tuổi: "Tôi khóa trái cửa phòng riêng chỉ để chơi game, xem phim và các chương trình thể thao. Tôi đã sống như vậy và tránh bước ra ngoài suốt 4 năm". 

Với câu chuyện của Matsu, anh trở thành một Hikikomori sau khi cãi nhau với cha mẹ về nghề nghiệp tương lai và việc học tại đại học. Cha Matsu là một nghệ sĩ và hy vọng anh có thể đi theo con đường của ông nhưng Matsu lại muốn trở thành một lập trình viên. Những áp lực từ gia đình và bị áp đặt theo sự kì vọng của bố mẹ, Matsu chọn cách buông bỏ tất cả và sống ẩn dật như một lối thoát cho bản thân: "Tôi trở nên bạo lực hơn và quyết định rời xa gia đình". 

Những người trở thành Hikikomori đa phần là do gặp phải những tổn thương về tâm lí và chịu áp lực từ nhiều phía.
Những người trở thành Hikikomori đa phần là do gặp phải những tổn thương về tâm lí và chịu áp lực từ nhiều phía.

Trường hợp của Takeshi lại xuất phát từ sự chán nản với cuộc sống. Năm 15 tuổi, vào một buổi sáng rất bình thường, Takeshi không ra khỏi phòng ngủ và quyết định không đến trường nữa. Kể từ đó, cậu tự giam mình trong nhà gần bốn năm. Ngày qua tháng lại, cậu vật vờ cả ngày trên tấm nệm lớn giữa phòng, ăn bánh bao, cơm và các món ăn khác do mẹ nấu. Sau khi ăn uống chán chê, Takeshilại dán mắt vào các chương trình game show trên ti vi, nghe các chương trình biểu diễn của các ban nhạc phát trên radio.

Con của bà Yoshiko đã rút lui khỏi xã hội khi 22 tuổi. Người con này giờ đã hơn 50 tuổi. "Tôi nghĩ con trai mình giờ đã mất hết sức lực hoặc khao khát làm điều nó muốn", bà Yoshiko buồn rầu nói. "Có thể nó đã từng khao khát điều gì đó, nhưng tôi sợ mình đã phá nát khao khát đó".

Cuộc sống của Hikikomori chỉ xoay quanh việc ăn ngủ, coi tivi, nghe nhạc, lướt web và đọc truyện.
Cuộc sống của Hikikomori chỉ xoay quanh việc ăn ngủ, coi tivi, nghe nhạc, lướt web và đọc truyện.

Hikikomori, thế hệ lạc lối không chỉ ở Nhật

Theo các chuyên gia Nhật Bản, có bốn nguyên nhân chính dẫn đến việc xuất hiện Hikikomori. Đầu tiên là hậu quả của tự kỉ và các rối loạn tâm thần khác. Theo các nhà nghiên cứu, yếu tố tác động ban đầu có thể rất đơn giản như học kém, thất tình, bị "dìm hàng" trước tập thể... Nhưng theo thời gian, các áp lực khác trong xã hội dồn nén lại đã khiến các thanh niên đó không thể rời khỏi phòng ngủ của mình. 

Nguyên nhân thứ hai là do ảnh hưởng xã hội và văn hóa, con trai được mẹ và gia đình bảo bọc quá mức và kì vọng nhiều, tạo ra áp lực khiến họ sợ thất bại và dẫn đến thất bại thực sự. Đối với nguyên nhân tiếp theo, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể đến từ việc hệ thống giáo dục Nhật Bản đã tạo ra quá nhiều áp lực đối với thanh thiếu niên với hệ thống khoa cử nặng nề. Cuối cùng, hiện tượng này là do vỡ bong bóng kinh tế Nhật Bản khiến cho lớp trẻ phải làm công việc ngắn hạn, bị kì thị vì đổi việc thường xuyên và cảm thấy cuộc sống bấp bênh dẫn đến phản ứng tiêu cực là chạy trốn khỏi xã hội.

Hikikomori được cho là hậu quả của tự kỉ và các rối loạn tâm thần khác.
Hikikomori được cho là hậu quả của tự kỉ và các rối loạn tâm thần khác.

Việc cảm thấy cuộc sống bấp bênh và bị kì thị khi đổi việc cũng dẫn đến phản ứng tiêu cực là chạy trốn khỏi xã hội.
Việc cảm thấy cuộc sống bấp bênh và bị kì thị khi đổi việc cũng dẫn đến phản ứng tiêu cực là chạy trốn khỏi xã hội.

Hikikomori không chỉ có ở Nhật Bản. Hiện tượng này còn được ghi nhận ở nhiều nước như Hoa Kỳ, Morocco, Oman, Tây Ban Nha, Ý, Hàn Quốc và Pháp. Đối với văn hóa tôn trọng và đề cao tự do cá nhân của phương Tây, việc sống ẩn dật không bị coi là hiện tượng tiêu cực và nhiều nước cũng không thống kê các trường hợp có triệu chứng giống Hikikomori.

Vào năm 2012, Mỹ cho xuất bản công trình nghiên cứu đầu tiên về Hikikomori. Công trình khảo sát 33.000 người trong độ tuổi trưởng thành (trong số này, có nhiều cựu binh) sống tách biệt với xã hội, không có bạn bè thân thiết và thường được xác định như một biểu hiện rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu mang tính xã hội.

Tây Ban Nha cũng có một số công trình khảo sát về Hikikomori, ước tính sơ bộ số người theo đuổi lối sống này có khoảng 100.000- 200.000 người. Trong khi đó, tại Hàn Quốc, các trường hợp Hikikomori thực sự không phổ biến như ở Nhật, phần đông là những người bị chấn thương thể chất và tinh thần, bị trầm cảm do tổn thương về mặt xã hội.

Theo thethaovanhoa.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận