Tin mới
1
Mở dịch vụ nghiền nát ảnh cưới sau ly hôn
Từ đầu năm ngoái, Liu Wei, 40 tuổi, ở Lang Phường, tỉnh Hà Bắc mở dịch vụ cắt nhỏ ảnh cưới và các vật lưu niệm khác sau ly hôn, sử dụng chúng làm rác cho nhà máy nhiên liệu sinh học
Ảnh

sunwin | sunwin

Mở dịch vụ nghiền nát ảnh cưới sau ly hôn

Từ đầu năm ngoái, Liu Wei, 40 tuổi, ở Lang Phường, tỉnh Hà Bắc mở dịch vụ cắt nhỏ ảnh cưới và các vật lưu niệm khác sau ly hôn, sử dụng chúng làm rác cho nhà máy nhiên liệu sinh học

Phượng "tí hon" và ước mơ làm cô giáo

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-10-28 06:10

Chỉ cao 1m44 nặng 37kg nên cô học trò Nguyễn Kim Phượng, lớp 11CB1, Trường THPT Thiên Hộ Dương (Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) còn có một biệt danh khác là "tí hon". Em ước mơ làm cô giáo!

Phượng tí hon và ước mơ làm cô giáo - Ảnh 1.
Phượng "tí hon" sắp xếp thời gian học đan xen với công việc phụ giúp việc nhà - Ảnh Ngọc Tài

Có vóc dáng nhỏ nhắn là vậy, nhưng ít ai ngờ rằng cô bé này đã phải một buổi đi học một buổi bươn chải ngoài đồng từ năm lớp 7. Hiện nay, Phượng đang làm công việc phụ giúp việc nhà để trang trải việc học hành của bản thân.

"Ở gần nhà mà mẹ phải cực nhọc hơn em không muốn. Dù khó khăn hơn em cũng phải ráng học. Chỉ có con đường học mới giúp em vượt qua nghịch cảnh".

Nguyễn Kim Phượng

Phượng mồ côi cha từ tấm bé. Để tang cha xong, Phượng cùng mẹ và em gái đùm túm nhau về sống cùng ông bà ngoại ở cù lao Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh. 

Thấy mẹ cơ cực, Phượng ý thức được phải đỡ đần phần nào đó. Từ năm lên 12, em đã theo ông bà và mẹ ra đồng hái ớt thuê. Hôm nào "ế" không ai thuê thì cùng ông ngoại đi mò hến, hái rau ăn qua bữa.

"Hái ớt một buổi được trả công 50.000 đồng. Ban đầu chủ ruộng thấy em nhỏ quá lại gầy nhom họ không chịu mướn. Em năn nỉ quá họ chỉ chịu mướn với điều kiện trả công theo sản phẩm tức 4.000 đồng/kg. Sau đó thấy em siêng năng, làm không thua người lớn mới trả công như nhau" - Phượng kể.

Đầu năm học lớp 10, quãng đường đến trường của Phượng trãi qua hai lần đò nên phải thức từ rất sớm. Học hai buổi, nhà lại xa nên bữa trưa của Phượng thường xuyên là cơm nguội mang theo khi sáng. Thức ăn thường nhật cũng chỉ là rau luộc và kho quẹt.

"Thấy em hay lân la ở trường ngủ tạm trên bàn học hoặc băng ghế đá nên bạn bè cũng hay rủ em về nhà nghỉ" - Phượng kể.

Tình cờ được bạn giới thiệu em được một gia đình nhận phụ giúp việc nhà. Tiền công mỗi tháng là 1 triệu, em vừa có thể đi học vừa tranh thủ thời gian làm việc. Phượng mừng lắm liền xin ngoại, xin mẹ để ở hẳn bên nhà chủ.

Phượng tí hon và ước mơ làm cô giáo - Ảnh 3.
Phượng luôn nỗ lực không ngừng để được đến lớp - Ảnh: Ngọc Tài

"Mỗi ngày em thường ngủ 4-5 tiếng. Sáng em thức từ 3 giờ tranh thủ ôn bài, dọn dẹp nhà. Đi học về em cũng sắp xếp phụ giúp nhiều nhất có thể. Nhờ ông bà chủ thương mới chịu thuê em. Học hai buổi thời gian làm cũng đâu có nhiều nên em thường làm đến 10 giờ tối rồi tranh thủ học bài lúc sáng sớm" - Phượng chia sẻ.

Lam lũ là vậy nhưng trên gương mặt trong veo của Phượng luôn thường trực nụ cười hiền cùng với đó là một nghị lực không đầu hàng số phận. 

"Ở nhà ông bà chủ nhiều lúc em cũng tủi thân, nhất là lúc gia đình cô, chú quây quần, vui đùa. Em thèm khát hơi ấm của gia đình liền muốn chạy ngay về với mẹ với ngoại và em gái nhưng lại thôi." - Phượng tâm sự.

Ở nhà ông bà chủ, Phượng cũng không phải chi tiêu nhiều nên hầu như tiền công hằng tháng em dành để trang trải việc học và gửi về cho mẹ xoay sở trong ngoài. Bản thân bà Nguyễn Thị Xum - mẹ Phượng cũng "đầu tắt mặt tối" làm thuê để lo cho cha mẹ già và con gái út mới học lớp 3. 

Mỗi lần nhớ đứa con gái lớn sớm cơ cực bà Xum lại nghẹn ngào: "Mấy lần qua thăm con, con nhỏ hay tươi cười an ủi tui nhưng càng vậy tui lại dằn vặt tâm can. Có cha mẹ nào muốn con đi làm việc nhà cho người ta chứ. Phải chi tui như người ta thì con cái đâu có phải lam lũ như vậy".

Cuộc sống Phượng luôn phải cố gắng từng ngày nhưng em luôn biết sắp xếp để học tốt. Minh chứng là 10 năm liền em đều là học sinh giỏi. Năm lớp 9 Phượng còn đạt giải nhì học sinh giỏi cấp thành phố và giải khuyến khích cấp tỉnh. 

Cùng năm đó em cũng tham gia cuộc thi ứng xử tình huống sư phạm được giải khuyến khích. Giáo viên cũng là công việc mơ ước mà Phượng luôn ấp ủ. "Em muốn làm một giáo viên đam mê với nghề và được nhiều học trò yêu mến" - Phượng chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Minh Tâm, giáo viên Trường THPT Thiên Hộ Dương, nhận xét Phượng là cô học trò rất ngoan, chịu khó lại rất chăm chỉ. Năm học lớp 10 do còn bỡ ngỡ nên học lực của Phượng chỉ đạt loại khá sau đó Phượng đã cố gắng rất nhiều, kết quả sau đó em luôn đạt loại giỏi.

"Phượng có một đức tính được nhiều người yêu quý là em biết nghĩ cho người khác. Biết quan tâm và mong muốn được chia sẻ cùng những người xung quanh. Dù nhà khó khăn phải đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cho việc học, nhưng em sẵn sàng trích ra chút ít tiền để chia sẻ cho những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Mấy đợt cô tổ chức bán hoa hồng gây quỹ từ thiện Phượng hay chủ động xin tham gia cùng" - cô Tâm chia sẻ.

Theo Tuổi trẻ

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận