Tin mới
2
Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ
Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
3
Những trạm cứu hộ chó mèo bị xua đuổi
Khi Trần Tâm thấy tấm biển "đề nghị dẹp hết chó mèo" người hàng xóm treo trước cổng nhà, anh thở dài biết mình thêm một lần nữa phải chuyển đi
Ảnh

sunwin | sunwin

Sự thật về hai cậu bé đạp xe tìm mẹ

Chiều 21/4, hai cậu bé người Mông đạp xe qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được công an đưa về gia đình tại bản Dền Thàng B, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Những trạm cứu hộ chó mèo bị xua đuổi

Khi Trần Tâm thấy tấm biển "đề nghị dẹp hết chó mèo" người hàng xóm treo trước cổng nhà, anh thở dài biết mình thêm một lần nữa phải chuyển đi

Học ngày đêm, sợ điểm kém: Giới trẻ Hàn tìm đến cái chết để giải thoát

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-11-03 12:11

Ngoài bạo lực học đường, gánh nặng bài vở từ gia đình và thầy cô cũng là lý do phổ biến khiến giới trẻ Hàn Quốc quyết định tự tử để giải thoát chính mình.

im Soo Hyun (17 tuổi) đang phải chịu áp lực rất lớn từ kỳ thi tuyển sinh vào đại học tại Hàn Quốc. Ngay cả khi trong kỳ nghỉ, em cùng các bạn vẫn phải đến trường để học thêm.

Ngày nào cũng vậy, Soo Hyun đều ra khỏi nhà từ 6h45, lúc trời tờ mờ sáng. Sau khi hoàn thành lịch trình dày đặc: Học chính, học tại hai lò luyện thi, học gia sư riêng, Soo Hyun mới được về nhà. Lúc này đã là 10h30 tối.

Nhưng về nhà đâu có nghĩa là được nghỉ ngơi, cơm nước xong, nữ sinh này lại tiếp tục làm bài tập cho đến 1h sáng.

Không riêng gì Kim Soo Hyun, đây cũng chính là lịch trình hàng ngày của phần lớn học sinh Hàn Quốc.


Cuộc sống khó khăn của học sinh Hàn Sống trong áp lực học tập, ước muốn lớn lao nhất của học sinh Hàn là gì?

Nỗi tuyệt vọng mang tên 'học hành'

Hàn Quốc luôn được tôn vinh như đất nước đạt nhiều thành tựu về giáo dục. Vì thế, học sinh, sinh viên nước này phải chịu rất nhiều áp lực từ những tiêu chuẩn thành tích cao, sáng giá.  

Áp lực học đường chưa bao giờ là chủ đề cũ đối với các quốc gia và Hàn Quốc cũng nằm trong số đó. 

Dù là năm 2013 hay 2017, vẫn có nhiều học sinh Hàn ngày đêm cắp sách tới trường trong nỗi lo lắng, áp lực mà cha mẹ và thầy cô đặt lên vai.

Hoc ngay dem, so diem kem: Gioi tre Han tim den cai chet de giai thoat hinh anh 1
Câu chuyện của những học sinh Hàn Quốc như Kim Soo Hyun được chia sẻ trên tờ Groove Korea vào tháng 9/2013. Ảnh: Groove Korea.
Người Hàn quan niệm: Nếu đạt được điểm cao thì sẽ có cơ hội vào trường đại học danh giá. Điều ấy cũng đồng nghĩa với việc con em mình sẽ không phải chật vật lao vào "cuộc chiến" tìm việc làm khắc nghiệt.

Do đó, nhiều cha mẹ luôn nghĩ ép con học là việc tốt và nên làm. Nhưng ai ngờ hành động xuất phát từ tình yêu thương ấy lại đẩy chính con em họ vào bờ vực tuyệt vọng.

Theo một thống kê được đăng trên NCBI, tỷ lệ tử tự của Hàn Quốc đứng đầu trong nhóm những quốc gia hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), trong đó trẻ em và thanh thiếu niên là hai bộ phận đáng quan tâm nhất. Đa số học sinh đều chọn cách nhảy lầu tại chính nhà riêng của mình.

Trang NPR gọi đây là bi kịch quốc gia khi tự tử là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của nhiều thanh thiếu niên nước này, đặc biệt là ở độ tuổi 10-15.

Học, học nữa, học bất kể ngày đêm

Năm 2015, hai nữ sinh 16 tuổi đến từ Daejeon nhảy lầu tự tử, để lại tờ giấy nhắn viết dòng chữ ngắn gọn: "Chúng em ghét trường học".

Vụ việc làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về môi trường học tập áp lực, nặng nề của Hàn Quốc.

Tại xứ sở kim chi, giờ ra về của học sinh THPT bình thường là 4h chiều. Nhưng để thi đỗ đại học, đạt điểm cao ở lớp và khiến cha mẹ hài lòng, các em buộc phải tham gia những lớp học thêm ngoài giờ hoặc tự học ở một khu riêng trong trường.

Những lớp học như vậy thường kết thúc lúc 11h đêm. Chính vì vậy, thời gian học tập trong một ngày của học sinh Hàn có thể lên đến 14 tiếng.

Theo Koreaboo, nhiều học sinh chỉ được ngủ 3 tiếng.

"Em có rất nhiều bài tập để làm. Vì thế, em chọn ở lại trường làm cho xong. Nếu không thì sẽ mất cả đêm và sáng mai đến lớp, em sẽ ngủ gật cho mà xem", một học sinh giải thích. 

Thiếu ngủ, không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí, đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, nỗi lo sợ điểm số, thua thiệt bạn bè cứ bám lấy mỗi bước đi đến trường. Khi về nhà, các em lại chịu cảnh bị cha mẹ la mắng, hằn học.

Tất cả khiến nhiều người trẻ Hàn muốn tìm đến cái chết để tự giải thoát chính mình. 

Hoc ngay dem, so diem kem: Gioi tre Han tim den cai chet de giai thoat hinh anh 2
Một học sinh Hàn làm bài tập tại khu học tập riêng ở trường. Ảnh: Elise Hu/NPR
"Trường THPT nào cũng học kiểu như vậy", Han Jae Kyung và Yoon Seoyoon nói với NPR

Không chỉ các bậc phụ huynh, nhiều học sinh Hàn cũng "sống chết" để được vào trường đại học top đầu tại Hàn.

"Cơ hội được học tại những trường đại học danh giá cũng là cơ hội có cuộc sống tràn ngập ánh sáng", nữ sinh Han Jae Kyung trả lời phỏng vấn.

'Với em, trường học là địa ngục trần gian'

Se-Woong Kong - thầy giáo dạy Tiếng Anh - viết trên trang The Newyork Times: "Tôi từng dạy Tiếng Anh nâng cao cho một số học sinh tại trường hạng sang ở Gangnam, Seoul. Các em rất nghiêm túc học tập nhưng đôi mắt thì vô hồn". 

Bất ngờ hơn, khi thầy Kong hỏi học trò có hạnh phúc vì được ở trong môi trường tốt thế này không, một nữ sinh hơi do dự, song đã giơ tay và trả lời: "Em sẽ hạnh phúc hơn nếu mẹ em biến mất, bởi mọi thứ bà làm cho em đều là cằn nhằn về tình hình học tập".

Trong một cuộc phỏng vấn, một học sinh Hàn đã so sánh trường học với địa ngục trần gian.

"Mỗi khi học kỳ mới bắt đầu, trường học lại trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết", em nói.

Theo các bạn trẻ, lúc nào cũng có những cuộc tranh đua điểm số đáng sợ, những giờ phút căng thẳng vô hạn, dù là học lớp 1 đi chăng nữa.

Hoc ngay dem, so diem kem: Gioi tre Han tim den cai chet de giai thoat hinh anh 3
Áp lực học tập quá lớn dồn các em học sinh vào bước đường cùng. Ảnh: Teleme.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận