Tin mới
2
Nguồn gốc hiếm người biết về Ngày của Mẹ
Trong năm, thế giới dành ra một dịp nhất định để tôn vinh những người mẹ. Dịp này được gọi là Ngày của Mẹ. Năm 2024, Ngày của Mẹ là vào ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày này ra sao?
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Nguồn gốc hiếm người biết về Ngày của Mẹ

Trong năm, thế giới dành ra một dịp nhất định để tôn vinh những người mẹ. Dịp này được gọi là Ngày của Mẹ. Năm 2024, Ngày của Mẹ là vào ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày này ra sao?

Phương châm sống "lạ đời" của "mĩ nhân đàn nhị 9X"

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-03-27 06:03

Đi ngược với “làn gió” hiện đại, niềm đam mê âm nhạc dân tộc của “song” Linh đã khiến nhiều người không tránh khỏi sự bất ngờ.

Thời gian gần đây, những bài hát được “song” Linh thể hiện cùng với sự kết hợp của tiếng đàn nhị, một lần nữa lại thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng mạng. Đặc biệt, đoạn clip mà hai chị em cover bài hát “Mơ” do Vũ Cát Tường sáng tác, đã khiến mọi người đều không tránh khỏi cảm giác thích thú khi xem phần “biểu diễn” khá lạ và độc đáo của hai cô nàng.


Nguyễn Hồ Thảo Linh (bên phải) và Nguyễn Hoàng Phương Linh. 

Sau chương trình truyền hình thực tế “Tìm kiếm tài năng – Vietnam’s Got Talent”, hai chị em Nguyễn Hồ Thảo Linh (sinh năm 1998) và Nguyễn Hoàng Phương Linh (sinh năm 2002) trong nhóm Bốn chị em đã chinh phục được trái tim của rất nhiều khán giả khó tính bởi tình yêu đặc biệt mà hai cô gái trẻ đã dành cho nhạc cụ dân tộc. Ngoài ra, cô em Phương Linh còn sở hữu một chất giọng trong trẻo và đầy nội lực.

Được biết, mẹ của “song Linh" là nghệ sĩ Hồ Nga (trưởng nhóm nhạc Mặt Trời Đỏ) và ba cũng là một nhạc sĩ, đã hỗ trợ rất nhiều cho sự nghiệp ca hát của mẹ. Thừa hưởng dòng máu nghệ thuật của ba mẹ, từ nhỏ cô chị Thảo Linh (người kéo đàn nhị trong clip) đã yêu thích các loại nhạc cụ dân tộc, mà đặc biệt là đàn nhị. Ngay từ lúc bé, khi được ba mẹ cho xem các đĩa CD của nhóm nhạc “12 cô gái”, dường như Thảo Linh đã bắt nhịp cảm xúc với âm thanh của chiếc đàn nhị. Và như một cái duyên được định sẵn, cô bé đã bước vào con đường nghệ thuật với những gì tự nhiên nhất.


Thảo Linh đã sang Trung Quốc theo học chuyên ngành đàn nhị từ khi mới 9 tuổi. 

Niềm đam mê dành cho đàn nhị của Thảo Linh lớn đến mức, khi vừa mới 9 tuổi, cô bé đã “liều” một mình một ngựa, xách vali lên và sang Trung Quốc để theo học chuyên ngành nhị. Thảo Linh hồn nhiên khi kể về quyết định khá “manh động” lúc ấy: “ Là do em được suất học bổng đi du học nghệ thuật ở Trung Quốc, lúc đó thích đàn nhị quá nên nằng nặc xin ba mẹ cho đi. Chẳng biết sao mà lúc ấy  em lại gan lì đến vậy, đi không khóc luôn cơ. Mãi đến mấy năm sau có ý thức hơn mới bắt đầu nhớ nhà.” (cười)

Hành trình du học 6 năm ở nước bạn không hề đơn giản, chuyện gì cũng có khó khăn riêng của nó. Thảo Linh chia sẻ những ngày đầu theo học, có lúc nản lòng nhưng cô bé đã kịp định hình khi “mém” bị chuyển chuyên môn. Cô bé cho rằng, mình may mắn hơn nhiều người không được gia đình chắp cánh cho ước mơ, khi không phải rơi vào hoàn cảnh “vất vả và cô đơn” vì được ba mẹ luôn ở bên, ủng hộ và dõi theo từng bước đi của con gái. Thật sự, việc cho con gái, lúc ấy mới 9 tuổi, đi học ở một nơi khá xa lạ là điều khiến ba mẹ Thảo Linh phải bận lòng lo lắng rất nhiều. Thế nhưng, vì hiểu được tình yêu của con dành cho cây đàn, nên ba mẹ của cô bé cũng đã vui vẻ cho con theo đuổi ước mơ của mình.


Thảo Linh có cách năng động, sôi nổi và dám theo đuổi đam mê từ khi còn rất nhỏ.

Khác với những loại đàn khác, Thảo Linh cho biết do đặc thù cấu tạo nên điều khó nhất khi chơi đàn nhị đó là: “Phải chú ý khoảng cách của ngón tay, vì đàn không có phím như guitar nên độ cao thấp của nốt phải dựa vào khoảng cách ngón tay và tai nghe, nếu ko chú ý sẽ dễ bị phô. Một nỗi khổ khác là khi tập đàn vào những ngày mùa đông thì tay rất dễ bị chảy máu, mà việc để tay bị thương là điều rất tối kị cho những người chơi đàn. Với Thảo Linh, có lẽ điều duy nhất khiến cô bé dễ nản lòng đó là “đàn dở”, đơn giản vì nó sẽ tạo ra thứ âm thanh “tra tấn” thính giác của người nghe, mà điều đó thì không còn gì có thể tệ hơn thế nữa đối với một người nghệ sĩ chơi đàn.

Một lần nữa chúng ta lại nhắc đến chữ “duyên”, nhưng lần này phải đi liền với chữ “nợ”, Thảo Linh đã nhiều lần thử học thêm các loại đàn khác như guitar những không loại đàn nào mà khiến cô bé kiên trì theo đuổi như đàn nhị. Phải chăng duyên nợ giữa cô bé và cây đàn nhị quá lớn đến nỗi không thể “phản bội” theo "tình mới" được. Và nếu nói về một nhạc cụ mà cô bé chơi tốt nhất sau đàn nhị thì đó chính là piano. Cả Thảo Linh và Phương Linh đều biết chơi piano, đặc biệt cô em Phương Linh cũng không hề thua kém chị mình về “máu” đam mê dành cho âm nhạc dân tộc khi chọn chơi đàn bầu.


Khi được hỏi về cảm giác lúc biểu diễn cho mọi người xem, Thảo Linh đã không giấu được niềm vui sướng: Nó hạnh phúc lắm chị, kiểu như bực bội hay gì mà cầm đàn lên kéo cũng tạm quên hết vậy. Em nói thật không làm quá”. (cười)

Năm 2014 trở về nước, sau khoảng thời gian 6 năm theo học đàn nhị ở Trung Quốc, Thảo Linh đã phải tập ổn định lại mọi thứ từ việc học đến mọi hoạt động trong cuộc sống. Cô bé tiếp tục theo học kiến thức văn hóa bị dang dở, điều này khiến Thảo Linh phải chấp nhận sự chậm trễ hơn so với các bạn cùng lứa. Tuy nhiên, cô bé vẫn rất vui vẻ và không xem đó là trở ngại lớn. Ngoài giờ học, Thảo Linh vẫn thường hay theo mẹ đi biểu diễn. Chia sẻ về dự định cho tương lai,Thảo Linh cho biết mình vẫn còn rất phân vân, vì một phần tình yêu dành cho nghệ thuật, cho đàn nhị đã ăn sâu vào máu của cô bé, mặt khác,  Thảo Linh vẫn muốn học thêm một ngành khác để mở mang thêm kiến thức và học thêm nhiều điều mới lạ.


Cô bé cảm thấy mình may mắn hơn nhiều người vì có ba mẹ luôn bên cạnh ủng hộ. 

Với tính cách năng động, sôi nổi và dám theo đuổi đam mê từ khi còn rất nhỏ, cùng với sự vô tư, yêu đời, Thảo Linh chia sẻ phương châm sống đã ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và hành động của mình đó là: “Phương châm là không cần có phương châm. Cứ vậy mà sống, linh hoạt theo cuộc sống mới thú vị”.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận