Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Nữ sinh làm "'xe ôm công nghệ"

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-03-27 08:03

 Nhiều nữ sinh sử dụng điện thoại thông minh truy cập vào mạng và nhận yêu cầu của khách. Dịch vụ "xe ôm công nghệ" đang được chia sẻ nhiều trên mạng.

"Xe ôm công nghệ" là cách bạn trẻ gọi loại hình dịch vụ nhận chở khách qua việc cài đặt ứng dụng trên điện thoại thông minh (smartphone).

Dịch vụ này có cước phí rẻ, chỉ vài nghìn đồng 1 km, khách hàng có thể biết được thông tin cụ thể của tài xế (tên, số điện thoại, ảnh nhận diện, biển số xe…).

Làm xe ôm công nghệ vì chưa xin được việc

Chỉ cần có xe máy, điện thoại thông minh tích hợp 3G, GPRS và một số giấy tờ tùy thân, bất cứ ai cũng có thể trở thành "xế công nghệ".

Chính vì thế, công việc này được nhiều nữ sinh viên lựa chọn để kiếm thêm thu nhập. Làm xong các thủ tục đăng ký, tài xế được công ty hỗ trợ mũ bảo hiểm, áo đồng phục, áo mưa… để bắt đầu hành nghề.

Nguyễn Thu Trang, sinh viên Cao đẳng Sư phạm Trung ương, cho biết 9X đã tốt nghiệp một năm nhưng chưa xin được việc. Thời gian ở nhà, Trang được người bạn giới thiệu ứng dụng gọi xe UberMoto và quyết định làm thêm lúc rảnh rỗi.

Cô gái chia sẻ ban đầu, gia đình cũng phản đối vì sợ công việc nặng nhọc, gặp phải khách hàng xấu. Mọi người không ai muốn con gái đi làm xe ôm cả, nhưng 9X vẫn quyết định thử vì đây chỉ là công việc tạm thời.

Theo Thu Trang, công việc này có thu nhập ổn và không quá vất vả. Trừ các chi phí tiền điện, mạng 3G, điện thoại, xăng xe hao mòn…, một ngày kiếm được từ 200.000 đến 300.000 đồng.

Nu sinh lam 'xe om cong nghe' hinh anh 1
Nguyễn Thu Trang hành nghề "xe ôm công nghệ" được hơn 1 năm. Ảnh: H.N. 

Trang nói thêm một số bạn của cô làm nghề này thu nhập “ngang ngửa” dân văn phòng với hơn 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, để có mức lương như vậy, họ phải “cày ngày cày đêm” cho đủ số lượng chuyến và được thưởng.

Đỗ Thị Thu Thủy, sinh viên Đại học Hà Nội, cũng là một trong những nữ tài xế dùng điện thoại di động để kết nối với khách. Bên cạnh công việc làm thêm thu ngân cho siêu thị, Thủy gia nhập Grabbike từ tháng 11/2016 đến nay.

Cô gái này cho biết làm "xe ôm công nghệ" tránh được tình trạng tranh giành khách, thách giá, “chặt chém”. Ngay khi chọn hành trình, ứng dụng hệ thống hiển thị chính xác số tiền khách cần trả. Chế độ thưởng phạt của công ty cũng rõ ràng.

Trung bình mỗi ngày, Thu Thủy chạy khoảng 10-15 chuyến. “Có những tuần, mình làm nhiều, thu nhập cũng được gần 2 triệu đồng, đã cộng thêm các khoản thưởng doanh số theo ngày và tuần”, Thủy nói.

Hay bị hủy chuyến vì khách không thích ngồi sau phụ nữ

Thu Thủy cho biết bạn rất hay bị hủy chuyến (thường là khách nam), vì họ không thích ngồi sau tay lái phụ nữ.

“Vừa rồi, một khách hủy 3 lần vì cả 3 lần chọn phải mình, có thể lúc đó chỉ có mình gần anh ấy nhất. Mới gọi điện, chỉ cần nghe thấy giọng, anh ấy đã nói không thích ngồi sau đàn bà rồi ngắt máy", Thủy kể.

9X Hà thành tâm sự những lúc như vậy cũng thấy tủi thân. Cô liền thoát khỏi mạng vài phút để khách hàng đó không chọn phải mình nữa.

Nguyễn Thị Thanh Hoa, sinh viên năm cuối Đại Học Kinh doanh và Công nghệ, làm "tài xế smartphone" hơn một năm, nói cũng gặp tình trạng này.

Công việc chạy xe nhiều khi cũng khiến các cô gái đối mặt không ít áp lực, mệt mỏi. Theo Thanh Hoa, có hôm, cô chạy xe cả ngày mệt quá phải gọi điện cho anh trai nhờ “đặt ảo” một chuyến để đi về (khi đó công ty áp dụng chính sách khuyến mãi).

Với Thu Trang, cô gái chỉ nặng 45 kg, nhiều khi phải chở khách nặng hơn 80 kg. “Con gái mà chở khách nặng gấp đôi mình đi đường xa, nhiều khi mệt mỏi, tủi thân lại chảy nước mắt”, 9X tâm sự.

Tuy nhiên, hành trình làm tài xế thời công nghệ cũng để lại cho các nữ sinh nhiều kỷ niệm. Nhớ lại “cuốc xe” đầu tiên khi mới vào nghề, Thu Trang cười vui vẻ khi kể về vị khách nam đáng yêu.

“Khách thấy mình là con gái nên đòi cầm lái. Đến nơi, dù đã thanh toán bằng thẻ, anh vẫn nhất quyết trả thêm 50 nghìn đồng, cộng thêm đánh giá 5 sao nữa”, Trang kể.

Có những hôm chạy xe sớm, Trang được khách hỏi thăm, động viên, cho hộp xôi, gói bánh để đi đường ăn tạm cho đỡ mệt.

“Nhiều lúc thấy oải vì vắng khách, thực sự muốn nghỉ, không chạy nữa, nhưng nghĩ đến những khách tốt bụng đó, mình lại thấy rất được chia sẻ, lại online và tiếp tục hành trình", Thu Thủy cho biết.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận