Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Nỗi buồn ở nơi trẻ con “làm mẹ thuở 13, đến 26 thành bà ngoại”

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-08-05 01:08

Nhìn những gương mặt thơ ngây còn búng ra sữa nhưng đã phải lên chức mẹ, bao người không khỏi xót lòng vì nạn tảo hôn.

Nạn tảo hôn là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội Việt Nam, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để. Để rồi mỗi năm, chúng ta lại nhói lòng khi đọc được những bài báo, chia sẻ về những gương mặt non nớt đã lên chức mẹ khi chỉ mới 12, 13 tuổi – như những bé gái người Mông ở xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An dưới đây.

26 tuổi đã lên chức… bà ngoại

Đó là câu chuyện có thật của chị Hờ Y Xùa, 28 tuổi, ở bản Phà Bún, xã Huồi Tụ. Thoạt nhìn, khó có ai có thể đoán ngay được tuổi của Xùa bởi gương mặt khắc khổ với nhiều nếp nhăn trên trán, nước da ngăm đen và mái tóc buộc không gọn gàng. Theo lời bộc bạch, Xùa vốn là người xã Nậm Cắn – nơi có cửa khẩu sầm uất bậc nhất vùng núi Kỳ Sơn. Như bao cô gái Mông khác, Xùa cũng háo hức đi chơi chợ tình và rồi gặp gỡ một chàng trai ở bản Phà Bún, xã Huồi Tụ.

Bà ngoại 26 tuổi Hờ Y Xùa. (Ảnh: Nông Nghiệp Việt Nam)
Bà ngoại 26 tuổi Hờ Y Xùa. (Ảnh: Nông Nghiệp Việt Nam)

Không tốn nhiều thời gian, người này nhanh chóng tỏ ý muốn bắt Xùa về làm vợ ở cái tuổi 13 – độ tuổi non dại với người Kinh nhưng lại là độ tuổi đẹp nhất của thì con gái trong phong tục người Mông ở Kỳ Sơn. Và rồi, không lâu sau đó, Xùa hạ sinh con gái đầu lòng, chính thức lên chức mẹ ở tuổi 13.

Cứ thế, đến năm Xùa 26 tuổi thì cô con gái này vừa tròn 13. Chuyện cũ lặp lại khi cách đây 2 năm, cô con gái của Xùa phải lòng một chàng trai và cứ thế mà… cưới trong sự chấp thuận của các bậc phụ huynh. Bởi theo Xùa, 28 tuổi mà lên chức bà ngoại đã thành “chuyện thường ngày ở bản”, đến nay một nách hai cháu ngoại như Xùa thì chẳng thành vấn đề!

Để vun vén cho gia đình, vài ngày một lần, "bà ngoại 26 tuổi” lại nhảy xe khách từ Mường Xén xuống thành phố Vinh mua quần áo đem sang Lào bán. Xùa đi một mình, không rủ ai đi cùng, bởi “trước khi đi chồng dặn rồi, ngoài bố mẹ và chồng ra, không được đi với ai hết”.

Vợ chồng trẻ con

Cứ thấy “ưng cái bụng” là vô tư về ở với nhau, biết bao cặp vợ chồng “trẻ con” cứ thế sinh con mặc dù còn ham chơi ham vui, chưa từng tưởng tượng ra nổi trách nhiệm nặng nề của người làm cha làm mẹ. Như trường hợp của Và Bá Chiển, 21 tuổi, người bản Huồi Ức 2, xã Huồi Tụ.

Mẹ trẻ bên bầy con thơ. (Ảnh: Nông Nghiệp Việt Nam)
Mẹ trẻ bên bầy con thơ. (Ảnh: Nông Nghiệp Việt Nam)

2 năm trước, Chiển khăn gói lên đường vào Tây Nguyên làm kinh tế mới, và ở đó, cậu trai đem lòng yêu cô gái người Mông tên Trịnh Thị Dợ - chỉ mới 11 tuổi. Không thể xuống Tây Nguyên, ông Và Nhìa Chả (bố Chiển) buộc phải nhờ họ hàng trong đó đến xem mặt con dâu tương lai. Lễ cưới nhanh chóng diễn ra, nhưng đáng buồn thay, không có sự tham gia của người thân chú rể do đường sá xa xôi.

Đến nay, cháu nội đã được 1 tuổi nhưng ông Chả vẫn chưa một lần gặp thông gia. Ngoài ra, vợ chồng Chiển gần như phó mặc hết việc chăm sóc con nhỏ cho ông bà nội. Theo lời vợ ông Chả, con dâu nhỏ tuổi không hề biết nuôi con, đến cho con bú còn ngượng. Con ị đùn cũng gọi ông bà nội, con đau bệnh cũng chẳng biết làm thế nào. Nhưng ông bà biết làm sao được khi cái lệ “con đẻ cháu ra, ông bà nuôi” đã ăn sâu vào cuộc sống của người dân ở đây.

Đấy là câu chuyện từ phía đàng trai, còn bên đàng gái cũng không ít đắng cay, như chuyện nhà ông Và Xỉ Mùa – trưởng bản Huồi Ức 2. Con gái thứ hai của ông cũng bị bắt đi hồi 12 tuổi – cái tuổi mà theo lời ông Mùa là “nấu nồi cơm, rửa cái bát chưa xong”.

Ông Và Xỉ Mùa – trưởng bản Huồi Ức 2. (Ảnh: Nông Nghiệp Việt Nam)
Ông Và Xỉ Mùa – trưởng bản Huồi Ức 2. (Ảnh: Nông Nghiệp Việt Nam)

Không để hủ tục hủy hoại tương lai của thế hệ sau, ông Mùa định làm đơn gửi ra xã rồi kiện lên tòa, nhưng lá đơn chưa viết xong thì đã vấp phải sự can ngăn quyết liệt từ phía cả họ Và ở Huồi Ức 2, bởi theo tập tục của người Mông, nếu không cho cưới, đằng trai sẽ cử trưởng họ đứng ra “kiện” cả dòng họ đằng gái. Việc này dẫn đến hệ lụy rằng con trai, gái họ Và ở Huồi Ức 2 sẽ bị cấm tuyệt đối chuyện yêu đương với dòng họ này ở Nậm Cắn. Nếu ai muốn qua lại, buộc phải bỏ ra 12 triệu đồng làm lễ tạ lỗi vì từng ngăn cấm hôn nhân.

Không chịu được sức ép từ hủ tục lâu đời, ông Mùa đành lùi bước, cho con gái còn nhỏ dại theo chồng về Nậm Cắn. Quyết tâm không để nạn tảo hôn ảnh hưởng đến gia đình mình một lần nữa, ông luôn răn đe con gái đầu – hiện đang học lớp 10 dưới thị trấn Mường Xén, rằng phải lo học hành, không được yêu đương, lấy chồng rồi bỏ học. Nếu không, ông sẽ từ mặt.

Éo le chuyện xử phạt

Trước tình hình mỗi năm có khoảng trên chục học sinh cấp 2 bỏ học để kết hôn, xã Huồi Tụ đã ban hành nghị quyết chống tảo hôn, quy định rõ gia đình nào vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng. Nhưng cho đến nay, hầu như mọi thứ vẫn… đâu lại vào đó. Anh Hạ Bá Lỳ, Phó Chủ tịch tăng cường UBND xã Huồi Tụ cho biết: “Đề ra là vậy nhưng trước giờ có phạt được ai đâu. Nhăm nhe phạt là mấy đứa nhỏ chúng ăn lá ngón chết. Cứ vài tháng lại có một vụ ăn lá ngón tự tử vì không cho cưới”.

Theo lời ông Mùa, mỗi lần bị ngăn cấm, các cặp đôi trẻ con lại tìm ngay lá ngón để tự tử, có khi chết cả hai. Vẫn là cái lí của người Mông, rằng nhà nào để con cái chết vì ăn lá ngón, sẽ phải chịu sự trừng phạt của cả dòng họ. Họ sẽ bị hắt hủi, xa lánh như mắc phải tội giết người.

Liệu rằng tương lai của những đứa trẻ này có tươi sáng hơn, hứa hẹn hơn cha mẹ chúng? (Ảnh: Nông Nghiệp Việt Nam)
Liệu rằng tương lai của những đứa trẻ này có tươi sáng hơn, hứa hẹn hơn cha mẹ chúng? (Ảnh: Nông Nghiệp Việt Nam)

Làm việc ở phòng y tế xã Huồi Tụ mấy chục năm cũng là từng ấy thời gian anh Và Bá Chày chứng kiến biết bao vụ tự tử vì lá ngón. “Chưa đủ tuổi, gia đình không cho cưới cũng rủ nhau ăn lá ngón. Bị bố mẹ mắng một câu cũng ăn lá ngón. Vợ chồng trẻ con giận dỗi cãi nhau cũng tìm lá ngón để ăn” – anh Chày kể. Theo ước tính của anh Chày, mỗi năm có khoảng 10 vụ như vậy, nhưng không phải ai cũng may mắn được phát hiện sớm và đưa đi cấp cứu, như trường hợp ở bản Phà Sắc, hai vợ chồng trẻ con giận nhau ăn lá ngón, giờ đây một mất một còn.

Không chỉ tảo hôn, tình trạng hôn nhân cận huyết cũng là một vấn nạn làm chính quyền nơi xã Huồi Tụ đau đầu. Vì cứ hễ khác họ thì trai gái có thể lấy nhau “thoải mái”.

Chưa kể, những đứa trẻ sinh ra khi bố mẹ chúng chưa đủ tuổi cũng gây ra gánh nặng cho cán bộ, chính quyền nơi đây. Bởi bố mẹ chưa đủ tuổi thì không thể có được giấy chứng nhận kết hôn, từ đó, những đứa trẻ muốn có giấy khai sinh thì phải mang họ mẹ. Theo anh Hạ Bá Lỳ, với những trường hợp này, chính quyền địa phương vẫn tạo điều kiện cho các cháu đi học, được đăng kí thẻ bảo hiểm khám chữa bệnh. Tuy nhiên, sau này nếu muốn đổi tên con, bắt buộc những ông bố, bà mẹ “trẻ con” phải xuống tận Sở Tư pháp để làm thủ tục.

Trước vấn nạn hủ tục nặng nề và ăn sâu trong nhận thức của người dân, ông Vả Xỉ Mùa chỉ biết thở dài: “Đời tôi thì chịu rồi. Mình là người đi tuyên truyền ngăn chặn nạn tảo hôn mà chính con gái lại bị bắt đi lúc 12 tuổi. Giờ tôi nói ai nghe. Mong là đến đời sau chúng nó bỏ được hủ tục này”.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận