Tin mới
2
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google
Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin
4
Những người trẻ mất kết nối
Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin
Những người trẻ mất kết nối

Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)

Những trạm cứu hộ chó mèo bị xua đuổi

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2024-04-21 06:04

Khi Trần Tâm thấy tấm biển "đề nghị dẹp hết chó mèo" người hàng xóm treo trước cổng nhà, anh thở dài biết mình thêm một lần nữa phải chuyển đi.

Tâm bắt đầu cứu hộ chó mèo từ năm 2013. Ban đầu, anh chỉ mang thức ăn cho những con chó mèo hoang, sau thấy một số con vật bị thương mới đưa về nhà chăm sóc. Từ một vài con, hiện số chó mèo được Tâm nhận nuôi lên đến 40-70 con.

Nuôi nhiều chó mèo trong nhà khiến chàng trai Sài Gòn liên tục bị hàng xóm than phiền bởi tiếng ồn, mùi hôi. Anh xin lỗi, thử dùng cát lấp phân mèo, đầu tư thêm máy lọc không khí, hút mùi, xịt phòng nhưng tình trạng vẫn không mấy cải thiện.

Đa số những con vật được cứu hộ là chó mèo hoang, dễ hoảng sợ, thường xuyên kêu giữa đêm. Mỗi lần bị hàng xóm dọa gửi đơn kiện lên chính quyền, Tâm lại tha lôi chúng đi tìm nơi ở mới.

Từ những căn phòng trọ thuê ở các quận trung tâm như Bình Thạnh, sau Tâm phải dời sang quận 3, quận 10, quận 7, quận Phú Nhuận, Tân Phú, Gò Vấp để thuận tiện cứu hộ. Nhưng khi số động vật cứu hộ ngày càng lớn, anh tìm các khu vực vắng vẻ, xa khu dân cư, gần cánh đồng, bãi rác hay nghĩa địa ở các xã Bình Hưng, xã Vĩnh Lộc A, Đa Phước (huyện Bình Chánh) rồi huyện Hóc Môn, TP Thủ Đức.

Chấp nhận quãng đường đi làm và trại cứu hộ chó mèo cách xa nhau cả chục km, nhưng có những năm Tâm vẫn phải chuyển trọ đến 5 lần.

Lần gần nhất, anh thuê căn nhà rộng 120 m2 ở xã Đa Phước, nằm cuối một con hẻm cụt. Tuy vậy, gia đình sống cạnh vẫn tức giận treo bảng trên cổng nhà Tâm có nội dung "Nhà hôi quá, đề nghị dẹp hết chó mèo".


Các tình nguyện viên tại trạm cứu hộ chó mèo tại huyện Thanh Oai, Hà Nội đang điều trị bệnh cho các thú cưng được giải cứu năm 2023. Ảnh: Sân nhà nhiều chó

Tại Hà Nội, một trạm cứu hộ ở phường Nhật Tân, quận Tây Hồ cũng trong tình cảnh tương tự.

Tháng 5 năm ngoái, chị Thanh Hoa (nhân vật đã đổi tên) ở phường Nhật Tân được yêu cầu phải chuyển đi khi 22 hộ dân xung quanh làm đơn phản ánh lên chính quyền sở tại vì vật nuôi của chị gây tiếng ồn và phát tán mùi hôi.

Người phụ nữ 30 tuổi cho biết căn nhà vừa thuê ở phường Nhật Tân là nơi chăm sóc khoảng 100 con chó, mèo già bị liệt. Để tránh ảnh hưởng đến cư dân, họ mua lưới ngăn mùi, máy lọc không khí, đèn xông tinh dầu.

Chó mèo tại đây đều hạn chế vận động nên không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Trạm cứu hộ cũng chưa từng nhận phản ánh trực tiếp từ hàng xóm.

Tuy nhiên, đột ngột bị yêu cầu chuyển đi khi vừa đến chưa được bao lâu khiến chị Hoa không biết xoay xở thế nào bởi chưa thể tìm kiếm nơi ở khác. Mỗi lần chuyển nhà, trạm phải chi nhiều tiền sửa sang nơi ở, làm chuồng trại hợp với mục đích sử dụng, trong khi ngân sách eo hẹp.

Lãnh đạo UBND phường Nhật Tân cho biết hành động cứu hộ vật nuôi bị bỏ rơi của nhóm chị Hoa là tốt, nhưng nơi nuôi nhốt sát khu dân cư nên gây ra tiếng ồn, ảnh hưởng đến cư dân xung quanh. Trạm cứu hộ buộc phải di dời.

Đồng cảm với các trạm cứu hộ nhưng ông Trần Chí, 70 tuổi, ở Hà Nội, từng sống cạnh một trạm cứu hộ chó mèo, nói "cố nhịn nhưng không thể chịu nổi, bởi mùi hôi và tiếng sủa inh ỏi từ sáng đến đêm". "Thông cảm cho họ thì ai hiểu cho tôi?", ông Chí phản ánh.

Ông Nguyễn Xuân Sơn - Chủ tịch Liên chi hội mèo Việt Nam, cho biết đặc tính của chó mèo khi nuôi số lượng lớn thường sẽ khó kiểm soát về các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là với điều kiện y tế không tốt. Các trạm cứu hộ có mật độ chó mèo lớn lại nằm giữa các các khu dân cư nên khó kiểm soát được về âm thanh và vệ sinh, ảnh hưởng đến môi trường sống.

"Do vậy, di dời các trạm cứu hộ ra ngoài khu vực dân cư để tránh gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn là điều nên làm", ông Sơn nói. Chuyên gia cũng cho biết, điều kiện tiên quyết phải có biện pháp chăm sóc và cách ly riêng giữa chó và mèo, tránh lây nhiễm chéo. Tùy thuộc vào số lượng chó mèo và sức khỏe của đàn mà xây dựng không gian, diện tích nuôi phù hợp.

Thống kê sơ bộ của VnExpress, hiện trên cả nước có khoảng 30 trạm cứu hộ, đa phần tập trung ở Hà Nội và TP HCM. Khó khăn lớn nhất của các trạm này là việc thiếu không gian nuôi nhốt, không đảm bảo đủ kinh phí, nguồn lực để có thể cứu thêm nhiều cá thể từ các lò mổ để đưa về chăm sóc, phục hồi vết thương.


Một chuồng tại trạm cứu hộ của anh Minh Quang ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) đang chăm sóc 5-7 con chó được giải cứu từ các lò giết mổ, tháng 7/2023. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Mỗi năm một lần, trạm cứu hộ chó của anh Nguyễn Minh Quang, 39 tuổi ở huyện Thanh Oai, Hà Nội phải chuyển địa điểm bởi đang nuôi hơn 350 con chó và hơn 100 con mèo. Hai lần đầu, anh Quang phải chuyển từ nhà vườn ở huyện Thanh Trì sang huyện Thanh Oai do bị người dân phản ánh tiếng ồn, mùi hôi.

Sau 14 năm giải cứu động vật từ các lò mổ, anh Quang nói tìm kinh phí nuôi nhốt và chi phí ăn uống, thuốc men khó một, tìm chủ mới cho vật nuôi khó mười. Khác với các trạm cứu hộ giải cứu chó mèo cảnh, hầu hết các cá thể của trạm anh Quang đều là chó ta. Đặc tính "chó chỉ quen một chủ" lại trải qua nhiều lần bị đánh đập, chứng kiến cảnh giết mổ tại các lò, con vật trở nên hung dữ, mất kiểm soát, quá trình tìm chủ mới gặp nhiều khó khăn.

Đó cũng là lý do mỗi năm chỉ 10-15 chó ta trong trạm của anh Quang có gia đình nhận nuôi, nhưng không ít trường hợp bị trả về. "Bỏ thì thương mà vương thì tội, nhưng cứ cố nuôi thêm có lẽ tôi không đủ sức", anh Quang nói.

PGS.TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng, cho biết việc thành lập và phát triển các trạm, đội cứu hộ chó mèo là hành động nhân văn, thể hiện tình yêu thương của con người với vật nuôi. Tuy nhiên các đội cứu hộ cũng cần phải tính toán chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng cho đến việc đảm bảo vệ sinh, tiếng ồn và phòng trừ khả năng vật nuôi không may xổng chuồng tấn công con người.

Theo chuyên gia, cách tốt nhất là cơ quan chức năng cần chủ động thống kê số lượng các trạm cứu hộ và thiết lập cơ chế chính sách hỗ trợ.

Thay vì để các trạm cứu hộ tự cứu, tự nuôi khiến số lượng động vật ngày càng lớn trong khi diện tích và tài chính eo hẹp, bà An cho rằng xã hội cần tính toán xây dựng các điểm nuôi nhốt phù hợp, hỗ trợ kinh phí để có thêm nhiều trạm cứu hộ vật nuôi hơn.

Nhưng trong lúc chờ các chế tài, quy định mới được áp dụng, các trạm cứu hộ vật nuôi của anh Tâm, chị Hoa hay anh Quang vẫn đang sống trong cảnh không đủ kinh tế để chăm sóc, chữa trị bệnh cho vật nuôi được giải cứu. Thậm chí, mỗi khi nhận thông báo từ phường hoặc ý kiến trái chiều từ xung quanh, họ lại hiểu đã đến lúc phải chuyển đi.

Bà An cho rằng nếu để tình trạng cứ đuổi lại chuyển hoặc xảy ra xích mích kéo dài, dễ khiến vật nuôi đối mặt nguy cơ không được chăm sóc, bảo vệ đúng cách.

"Bản thân những người thành lập trạm cũng rơi vào thế khó do thiếu tiền, thiếu nơi ở và thiếu sự đồng cảm từ cộng đồng", PGS.TS Bùi Thị An cảnh báo.

Theo vnExpress.net

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận