Tin mới
2
Gen Z thích điện thoại 'cục gạch'
Sợ rò rỉ thông tin và muốn tránh xa mạng xã hội, nhiều người trẻ từ bỏ smartphone chuyển sang dùng các mẫu điện thoại không kết nối mạng
4
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google
Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Gen Z thích điện thoại 'cục gạch'

Sợ rò rỉ thông tin và muốn tránh xa mạng xã hội, nhiều người trẻ từ bỏ smartphone chuyển sang dùng các mẫu điện thoại không kết nối mạng
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin

Nhóm sinh viên bán bánh Trung thu ở phố đi bộ Hà Nội

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-09-15 09:09

Bán bánh Trung thu, áo mưa dạo trên phố đi bộ hay bán đồ ăn sáng ở các khu chợ là những hoạt động trong dự án khởi nghiệp 21 ngày của nhóm 10 sinh viên.

Gặp nhau tại một khóa học về kinh doanh thực tiễn, 10 bạn trẻ là sinh viên các trường Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Xây dựng Hà Nội… cùng bắt tay thực hiện dự án khởi nghiệp đầu tiên trong đời.

Họ không phân biệt giới tính, tuổi tác, ngành học hay việc quen biết chưa lâu để cùng vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực thực hiện ước mơ của mình. Để tiện cho công việc, mọi người thuê chung một phòng trọ, trong thời gian 21 ngày của dự án khởi nghiệp.

Ngủ 2 tiếng/ngày, làm việc cật lực

Nhóm thực hiện kế hoạch khởi nghiệp bằng việc kinh doanh các mặt hàng khác nhau, số vốn ban đầu là 250.000 đồng một người với mục tiêu về lợi nhuận cao nhất có thể. Mặt hàng đầu tiên được nhóm lựa chọn là bánh tai, bánh tẻ từ Phú Thọ.

Mỗi sáng, 10 thành viên chia nhau đem hai món bánh truyền thống đến các khu chợ, trường học trên địa bàn Hà Nội để bán. Họ học hỏi những kinh nghiệm kinh doanh từ việc bán hàng thông thường nhất.

Việc bán đồ ăn sáng đem lại lợi nhuận khá tốt nhưng không thể là cú hích cho dự án.

Vì vậy, nhóm cùng thảo luận và quyết định bán bánh Trung thu dạo quanh hồ Gươm (Hà Nội) các buổi tối khi phố đi bộ chính thức mở vào ngày 1/9. Họ hy vọng mặt hàng này sẽ bán chạy khi mùa Trung thu đang đến gần.

Nhom sinh vien ban banh Trung thu o pho di bo Ha Noi hinh anh 1
21 ngày tập khởi nghiệp đem lại cho nhóm bạn những trải nghiệm và bài học vô giá.Ảnh: Hoàng Như.

Để có thể hoàn thành mục tiêu đặt ra, mỗi ngày, 10 cô cậu sinh viên đều làm việc cật lực từ sáng sớm đến quá nửa đêm.

Trịnh Thị Ánh - 19 tuổi, sinh viên năm hai, ĐH Kinh tế Quốc dân - cho biết mỗi sáng, các thành viên phải dậy từ 5h. Các bạn nam có nhiệm vụ đi nhập hàng, các bạn nữ chuẩn bị đồ đạc trước khi bán.

Những buổi chiều tối, cả nhóm lên phố đi bộ quanh hồ Gươm bán bánh Trung thu đến nửa đêm mới về. Sau khi về nhà chung, họ cùng tổng kết doanh số bán hàng của nhóm và từng cá nhân.

Từ đó, nhóm rút ra những điểm được, chưa được trong một ngày lao động vất vả. Trước lúc ngủ, mọi người lập ra kế hoạch chi tiết, phân công công việc cho hôm sau.

"Hôm nào, nhóm mình cũng gần 3h sáng mới ngủ, 5h sáng lại dậy đi bán hàng. Những ngày đầu chưa quen, cảm giác rất mệt mỏi, thiếu sức sống.

Rồi cũng quen dần, cùng với ý nghĩ phải cố gắng thực hiện kế hoạch đặt ra, chúng mình lại có thêm động lực làm việc", Ánh kể.

Những ngày cuối cùng của dự án 21 ngày trùng với lịch học khiến nhóm thêm vất vả cân chỉnh thời gian phù hợp. Nhiều bạn phải nghỉ học vài buổi để tập trung cho dự án.

Trải nghiệm và những bài học đáng nhớ

Ngoài sự vất vả trong công việc, những yếu tố bất ngờ trong quá trình bán hàng làm nhóm bạn trẻ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, việc thiếu hoàn toàn kinh nghiệm thực tế đưa ra các thách thức mà từ nhóm đến từng cá nhân phải học cách đối phó và khắc phục.

Nguyễn Tuấn Anh - sinh viên năm cuối, ĐH Xây dựng Hà Nội - đã có được những bài học về kinh doanh đắt giá trong quá trình khởi nghiệp cùng nhóm.

Cậu chia sẻ: "Khi bắt đầu việc bán bánh Trung thu trên phố đi bộ, mỗi thành viên đều phải chào mời khách hàng, như những người bán hàng rong thực thụ. Mình đã gặp vô vàn lời từ chối. Khi ấy, cảm giác thật buồn và chán nản khiến mình nhiều lúc muốn bỏ cuộc".

"Nhưng sau một thời gian, mình tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân về cách chọn khách hàng, đưa ra lời mời phù hợp nhất. Mình cũng không buồn khi gặp những lời từ chối nữa.

Việc tập khởi nghiệp cùng nhóm bạn như thế này không chỉ giúp mình có trải nghiệm tuyệt vời mà còn cho mình những bài học xương máu cho việc kinh doanh sau này", Tuấn Anh nói.

Nhom sinh vien ban banh Trung thu o pho di bo Ha Noi hinh anh 2
Một thành viên trong nhóm mời khách đi đường mua áo mưa trên phố đi bộ. Ảnh:Hoàng Như.

Không chỉ gặp khó khăn trong việc lựa chọn và mời chào khách hành, nhóm còn vấp phải những trở ngại khác như thiếu phương tiện, thời tiết… Để đối phó, cả nhóm cần luôn đoàn kết, bình tĩnh, nghĩ ra phương án khắc phục nhanh và tốt nhất.

Một trong những kỷ niệm đáng nhớ của nhóm là vào ngày 1/9, trong buổi bán bánh Trung thu trên phố đi bộ đầu tiên, trời đã đổ mưa rất to khi chỉ vừa bán được chiếc bánh đầu tiên. Kế hoạch đổ vỡ vì mọi người đều chạy mưa toán loạn, không ai còn thiết mua bánh Trung thu nữa.

Thay vì chán nản, buông xuôi, một ý tưởng mới đã lóe lên. Từ bán bánh Trung thu, các thành viên nhập ngay 100 chiếc áo mưa bán cho khách qua đường. Việc đổi hướng mặt hàng kinh doanh ngay khi gặp sự cố đã giải nguy và mang lại khoản lợi nhuận đáng kể cho nhóm.

Những sinh viên mê kinh doanh chia sẻ dù dự án khởi nghiệp đầu tiên không đem lại lợi nhuận quá lớn cho mỗi người, nhưng họ đã có nhiều bài học và trải nghiệm vô giá cho thời sinh viên.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận