Tin mới
3
Gen Z thích điện thoại 'cục gạch'
Sợ rò rỉ thông tin và muốn tránh xa mạng xã hội, nhiều người trẻ từ bỏ smartphone chuyển sang dùng các mẫu điện thoại không kết nối mạng
5
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google
Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Gen Z thích điện thoại 'cục gạch'

Sợ rò rỉ thông tin và muốn tránh xa mạng xã hội, nhiều người trẻ từ bỏ smartphone chuyển sang dùng các mẫu điện thoại không kết nối mạng

Nhắn tin giục yêu, gọi điện giục đẻ ở Trung Quốc

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2023-09-21 11:09

Để khuyến khích người dân sinh đẻ, nhiều địa phương ở Trung Quốc áp dụng chính sách nhắn tin giục giã, làm phòng riêng cho các vợ chồng sinh viên để vừa đi học vừa đẻ con.

Trong nỗ lực khuyến khích "kết hôn và sinh con phù hợp lứa tuổi", từ cuối tháng 8 chính quyền quận Trường Sơn, tỉnh Chiết Giang công bố thưởng tiền mặt trị giá 1.000 tệ (3,3 triệu đồng) cho các đôi mới cưới, nếu cô dâu từ 25 tuổi trở xuống. Niên giám thống kê tháng 6/2022 của Trung Quốc cho thấy độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình là 29 với nam và và 28 với nữ.

Chính sách của quận Trường Sơn vấp phải phản ứng dữ dội của dư luận và trở thành chủ đề nổi bật nhất trên các nền tảng mạng xã hội trong nhiều ngày. Nhiều người khẳng định 1.000 tệ không giải quyết được căn nguyên vấn đề. "Thanh niên ở tuổi 25 mới có bằng thạc sĩ. Làm sao họ có thể kết hôn khi không có sự độc lập về tài chính?", một người nói.


Một cặp chuẩn bị tạo dáng chụp ảnh cưới gần Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, vào tháng 6/2023. Ảnh: AFP.

Nhiều người khác cho rằng chính sách này thực sự hướng vào phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi tối ưu. Cuộc thảo luận xoay quanh việc sinh con là "quyền hay trách nhiệm của phụ nữ".

Trước những thắc mắc này, chính quyền Tây An không chỉ xác nhận suy đoán, còn nâng trách nhiệm sinh con thành "nhiệm vụ trẻ hóa quốc gia". Trong dịp lễ hội "Thất tịch" (ngày 7/7 âm lịch) hôm 22/8, Ủy ban Y tế và Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình Tây An đã gửi tin nhắn đến người dân với nội dung: "Nhân lễ hội Thất tịch, chúc bạn có tình yêu ngọt ngào, kết hôn và sinh con. Cùng nhau, chúng ta nâng cao tỷ lệ sinh, tiếp nối dòng máu tổ tiên và chia sẻ nhiệm vụ quan trọng là trẻ hóa dân số".

Mọi người cho biết bất ngờ trước thông điệp này, họ nghĩ việc gắn sinh con với trẻ hóa đất nước là chuyện vớ vẩn. Một số tin rằng nếu các quan chức thực sự lo lắng về vấn đề sinh con thì nên chú trọng hơn vào việc làm, giáo dục và phúc lợi cho thanh niên, thay vì các hành động vô nghĩa.

Cùng thời điểm, hôm 18/8, Đại học Vũ Hán ra thông báo trên WeChat rằng đã có các phòng ký túc xá dành cho vợ chồng như một cách trong nỗ lực khuyến sinh. Nhưng cư dân mạng bối rối trước những bức ảnh chụp các phòng ký túc xá, đặt câu hỏi về sự cần thiết của hai giường riêng nếu người ở là một cặp vợ chồng.

Đại học Vũ Hán trả lời rằng các chuyên ngành học khác nhau có thể có lịch trình khác nhau và "chỉ cần trái tim ở bên nhau, tình yêu sẽ dồi dào dù là một hay hai giường".

Trung Quốc đã bãi bỏ chính sách một con vào năm 2015. Năm 2021, nước này tiếp tục nới lỏng các hạn chế sinh đẻ, cho phép vợ chồng có tối đa ba con. Bất chấp tất cả, quốc gia này đã chứng kiến dân số sụt giảm lần đầu tiên sau 60 năm, với số ca sinh giảm từ 10,62 triệu năm 2021 xuống còn 9,56 triệu vào năm 2022. Tỷ lệ sinh giảm thấp nhất kể từ năm 1950.

Một khảo sát năm 2021 của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho thấy các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ngày càng ít nghĩ đến chuyện có con. Thế hệ những người sinh sau năm 1990 và sau 2000 chỉ có ý định sinh 1,54 và 1,48 trẻ em.

Những số liệu thống kê một lần nữa khẳng định việc nới lỏng hạn chế sinh của Trung Quốc ít ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh. Tỷ lệ kết hôn, vốn có mối liên hệ chặt chẽ với tỷ lệ sinh cũng đang giảm dần. Năm 2013, Trung Quốc có gần 24 triệu người kết hôn nhưng đến năm 2022 giảm xuống dưới 7 triệu, đánh dấu mức giảm năm thứ 9 liên tiếp và là mức thấp nhất kể từ năm 1986.


Phòng ký túc xá chung dành cho các cặp vợ chồng tại Đại học Vũ Hán để khuyến khích sinh đẻ. Ảnh: Zaobao.

Khi những chính sách khuyến khích không phát huy tác dụng, một số địa phương quyết định cứng rắn hơn. Một cặp đôi mới cưới ở Nam Kinh kể từng bị chính quyền gọi điện nhắc nhở "nhanh chóng mang thai trong năm đầu" và sẽ kiểm tra bằng điện thoại hàng quý.

Mặc dù chính quyền Nam Kinh tuyên bố không sử dụng cách này, một số địa phương khác thực sự đã ban hành văn bản khuyến khích người dân kết hôn. Vào năm 2021, quận Nghi Hoàng của tỉnh Giang Tây đã đưa ra một loạt chính sách khuyến khích cán bộ và công nhân nữ lớn tuổi kết hôn bằng cách trợ cấp nhà ở một lần trị giá 30.000 tệ (100 triệu đồng). Văn bản nhấn mạnh "hiện tượng nữ cán bộ, công nhân nữ lớn tuổi vẫn độc thân ở huyện chúng ta đã trở thành một vấn đề rất nổi cộm".

Các chuyên gia xã hội học cho rằng, chính phủ sẽ không thể ngồi yên trước thực trạng kết hôn và sinh con giảm. Tuy nhiên, các chính sách cũng cần được đưa ra trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng ý chí cá nhân. Đặc biệt nếu chính sách khuyến khích sinh đẻ thiếu linh hoạt hoặc thậm chí coi thường phụ nữ, sẽ chỉ dẫn đến nhiều phẫn nộ hơn hoặc thậm chí phản tác dụng.

Theo vnExpress.net

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận