Tin mới
5
Dòng người nhích từng bước ở chợ Viềng
Dòng người ùn ùn đổ về chợ Viềng ở Nam Định lúc nửa đêm để mua bán, lễ lạt cầu tài lộc trong năm mới khiến mọi ngả đường dẫn vào khu vực này đều tắc kín.
Ảnh
​Chào năm mới 2024
Biển người đổ về các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, TP HCM, Cần Thơ... đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, với mong ước đất nước ngày càng hưng thịnh.

sunwin | sunwin

Người Hoa tảo mộ dịp Tết Thanh Minh

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2024-04-10 10:04

Dịp Tết Thanh Minh, hàng nghìn người Hoa (Triều Châu) từ khắp nơi đi tảo mộ, cầu siêu, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Nghĩa địa Sùng Thiện Đường của người Hoa (Triều Châu) ở phường 1, Bạc Liêu, có từ năm 1927, nhưng đến năm 1959 chính thức được thành lập với ban trị sự. Nghĩa trang rộng 10 ha, có ba khu với hơn 5.000 ngôi mộ.

Vào dịp Tết Thanh Minh (bắt đầu từ cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 âm lịch, trong vòng một tháng, tùy theo năm), hàng nghìn người đổ về đây để làm lễ cúng cho người đã khuất.

Người Hoa đến miền nam Việt Nam từ thế kỷ 17. Người Tiều là cách gọi người Triều Châu - chiếm số đông trong cộng đồng di dân Trung Hoa. Ngoài tập trung đông ở Chợ Lớn (TP HCM), người Hoa Triều Châu còn sinh sống ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu...

Hôm 3/4, hàng nghìn người trải bạt, sửa soạn mộ phần và chuẩn bị đồ cúng tổ tiên, người thân tại nghĩa địa Sùng Thiện Đường.

Tết Thanh Minh có nguồn gốc từ người Hoa, theo lịch vạn niên còn được gọi là Tiết Thanh minh. "Thanh" có nghĩa là trong lành, sạch sẽ, "minh" có nghĩa tươi sáng, là ngày để tảo mộ, tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Trước dịp tảo mộ chính khoảng 20 ngày là thời gian để người dân chỉnh trang mộ hoặc thuê các tổ làm sạch mộ, sơn chữ, đắp đất. Ông Thường, thành viên tổ chăm sóc mộ, dùng bùn nhão đắp lên mộ. Việc sử dụng bùn đắp lên mộ chỉ được tiến hành trong dịp này.

Người thân vẽ lại chữ trên bia mộ. Đa số mộ tại đây được làm bằng đất, bia đá. Một ngôi mộ đất được dán giấy ngũ sắc, hoa trên nóc.

Ông Ngô Vũ Đại, Phó ban trị sự Hội triều quang Sùng Thiện Đường (nghĩa địa Triều Châu), cho biết người Hoa khi sống thường mua đất, xây mộ trước để lo cho hậu sự. Theo phong tục, ngôi mộ có bia chữ màu đỏ thì chủ nhân vẫn còn sống, người đã mất thì tên và chữ lót trên bia được sơn màu xanh.

Những ngôi mộ phía trước lát đá hoa cương, bia đá, phía trên trồng cỏ. Người thân, họ hàng sẽ được chôn gần nhau.

Ông Sang, ở TP Bạc Liêu, dán giấy ngũ sắc lên mộ người cô. Ông cho biết nếu người mất trong vòng 3 năm, trên mộ chỉ được dán giấy trắng.

"Người Hoa quan niệm giấy ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ, khi dán lên mộ mang ý nghĩa con cháu muốn góp phần xây dựng chỗ ở cho tổ tiên được vĩnh hằng", ông Sang nói.

Ông Trịnh Văn Nghĩa ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, đi hơn 100 km đến nghĩa địa tảo mộ cho bà nội. Ông nói dù bận rộn nhưng năm nào đến dịp Thanh Minh cũng có mặt để cúng, sửa sang mộ, tưởng nhớ ông bà.

"Tùy theo điều kiện mỗi gia đình để làm mâm cúng cho người đã khuất, nhưng thường sẽ có bộ tam sanh (gồm thịt heo, gà, khô mực hoặc trứng vịt, tôm), giấy ngũ sắc, nhang đèn, giấy vàng bạc, quần áo giấy... và các loại bánh trái", ông Nghĩa nói.

Khu vực quy tập hài cốt ở nghĩa địa.

Theo ban trị sự Hội triều quang Sùng Thiện Đường, một số người sống ở xa, gặp khó khăn không điều kiện về nghĩa địa để tảo mộ cho người thân. Do vậy sau dịp chính lễ Thanh Minh 3-4 ngày, ban trị sự sẽ thống kê các mộ vắng người thân để làm quét dọn, chỉnh trang.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật, các thành viên trong gia đình lần lượt đem lễ vật ra mộ. Sau khi hoàn tất việc cúng kiếng tổ tiên, theo phong tục, họ thường tổ chức ăn uống bên cạnh các ngôi mộ.

Tết Thanh Minh có nguồn gốc từ người Hoa, nhưng do quá trình cộng cư lâu đời, phong tục này ảnh hưởng nếp sống đông đảo người dân.

Theo vnExpress.net

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận