Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Một bức ảnh "nhẫn tâm" khiến việc từ thiện trở nên vô nghĩa

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-07-30 11:07

Dẫu biết cho đi là một điều đáng quý, nhưng nếu việc cho đi ấy được thực hiện một cách ẩu tả và không có sự quan sát kĩ lưỡng, nó sẽ trở thành “của nợ vô duyên” không ai muốn nhận.

Một bức ảnh “nhẫn tâm”

Những ngày qua, cộng đồng mạng không khỏi xót xa, cùng nín thở dõi theo từng diễn biến sức khỏe của Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm – một chiến sĩ anh dũng, một người mẹ cao cả đã chấp nhận không điều trị ung thư phổi để dành sự sống cho đứa con sắp chào đời của mình. Và không lâu sau khi hạ sinh bé trai, chị Trâm từ giã cõi đời trong sự đau xót và nuối tiếc của gia đình, bạn bè, cả những người không quen biết dõi theo câu chuyện cảm động của chị.

Chị Trâm ra đi trong vòng tay mẹ. (Ảnh: Internet)
Chị Trâm ra đi trong vòng tay mẹ. (Ảnh: Internet)

Sau khi chị Trâm mất được vài ngày, nỗi đau còn chưa dứt thì trên mạng xã hội đã xuất hiện một hình ảnh khiến cư dân mạng hết sức khó chịu: một nhà tài trợ nào đó đã trao tiền từ thiện nhằm hỗ trợ điều trị cho chồng chị. Đó là một hành động đẹp, đáng hoan nghênh nếu nó không được trao ngay trong phòng bệnh, ngay sát bên hình ảnh chị Trâm rất mệt mỏi và thiếu sức sống, cùng nụ cười “toe toét” của bên tài trợ.

Và bức ảnh gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng. (Ảnh: Internet)
Và bức ảnh gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng. (Ảnh: Internet)

Làn sóng phẫn nộ trong dư luận trỗi dậy với cường độ tỉ lệ thuận với tốc độ lan truyền của bức ảnh trên. Vô số câu bình luận tiêu cực nhắm đến ba nhân vật “chính” trong bức ảnh với những từ ngữ nặng nề: “mất nhân tính”, “vô duyên”, “phản cảm”, “nham nhở”…

Ai mới thực sự là người vô tâm?

Người vô tâm ở đây có thể là phía nhà tài trợ - những người mang đến niềm hi vọng dù nhỏ nhoi cho gia đình chị Trâm bằng sức mạnh của tình tương thân tương ái và lòng trắc ẩn. Nhưng chẳng hiểu vì lí do gì, họ lại “nở một nụ cười tươi rói” như nụ cười chúng ta thường thấy ở… lãnh đạo địa phương khi trao ngôi nhà tình thương cho người nghèo hoặc đại diện nhà tài trợ trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Tất nhiên, ở đây, ta không buộc họ phải “diễn” gương mặt buồn khổ hay phải khóc mới gọi là “không vô tâm” và “hợp hoàn cảnh”, nhưng rõ ràng, nụ cười tươi ấy hoàn toàn không có ý nghĩa trong trường hợp này, nhất là khi có hình ảnh chị Trâm mệt mỏi lọt vào khung hình.

Người vô tâm có thể là người chụp ảnh, bởi họ có thể không lấy hình ảnh đầy đau xót của chị Trâmvào khung ảnh. Họ là người được trao quyền quan sát toàn bộ cục diện hôm ấy, họ có thể đề xuất chụp ảnh ở ngoài phòng bệnh hoặc chỉ tập trung vào gương mặt của người cho và người nhận. Không hiểu họ nghĩ gì khi bấm máy chụp lại bức ảnh với một bên là một thân thể rã rời và bên còn lại là ba người khỏe mạnh “cười toe toét”?

Đằng sau bức ảnh "vô tâm" ấy là những ai? (Ảnh: Internet)
Đằng sau bức ảnh "vô tâm" ấy là những ai? (Ảnh: Internet)

Người vô tâm có thể là người đăng tải bức ảnh, bởi họ có thể nhận ra sự bất thường và “vô duyên” của bức ảnh. Họ có quyền không cho đăng bức ảnh này, mà thay bằng một hình ảnh khác, có thể sẽ không truyền đạt đầy đủ việc cho và nhận, nhưng ít ra không phản cảm như thế này.

Cho đi cũng là một nghệ thuật

Cuộc sống không ngày nào là không có những người gặp khó khăn và những mảnh đời bất hạnh, và cần lắm tấm lòng vàng không ngại chìa tay ra giúp đỡ. Cho đi là nghĩa cử cao đẹp, không chỉ mang đến niềm hi vọng, mở ra một cánh cửa với những số phận bế tắc mà còn làm cuộc sống của người cho trở nên ý nghĩa hơn gấp nhiều lần.

Cho đi cũng là một nghệ thuật. (Ảnh: Internet)
Cho đi cũng là một nghệ thuật. (Ảnh: Internet)

Nhưng việc cho đi cũng ẩn chứa một mặt nhạy cảm khác, bởi nếu không khéo léo, ý nhị, ý nghĩa của việc cho đi sẽ vô tình bị biến thể thành sự phát chẩn đi cùng với tâm lí dễ tủi thân của người nhận. Hoặc nếu không, việc cho đi sẽ trở thành một “thảm họa quảng bá thương hiệu vô nhân đạo” – như lời của cộng đồng mạng đang dành cho bức ảnh trên.

Cứ hễ bạn cho đi, dẫu là về phương diện vật chất hay tinh thần, cũng đều đáng quý và đáng trân trọng. Chắc chắn những nhà tài trợ trong ảnh cũng không hề mong muốn lòng tốt, lòng trắc ẩn của mình đột nhiên trở thành một “thảm họa” như thế này, nhưng rõ ràng, nghệ thuật cho đi trong trường hợp này còn rất thô, gây phản cảm. Đây là một bài học lớn cho những nhà tài trợ, nhà hoạt động từ thiện về sự ý tứ và cẩn trọng khi cho đi. Dẫu biết cho đi là một điều đáng quý, nhưng nếu việc cho đi ấy được thực hiện một cách ẩu tả và không có sự quan sát kĩ lưỡng, nó sẽ trở thành “của nợ vô duyên” không ai muốn nhận.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận