Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Lẽ nào chúng ta chỉ cùng nhìn về một hướng, khi... "tự sướng"?

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-07-10 06:07

Từ Âu sang Mỹ, từ tây đến Việt, không khó để bắt gặp hình ảnh những con người ở đủ mọi lứa tuổi, ngồi đồng trong quán cafe với chiếc điện thoại. Khoảnh khắc hiếm hoi khi tất cả cùng nhìn về một hướng là lúc có ai đó giơ máy ảnh lên "tự sướng"!

Lẽ nào chúng ta chỉ cùng nhìn về một hướng, khi... tự sướng?

Quán cafe quen thuộc nọ của giới trẻ bất ngờ trở nên “không bình thường" khi xuất hiện 3 vị khách lạ. Dẫu chọn một góc bàn kín đáo để ngồi, thế nhưng họ vẫn trở thành tâm điểm chú ý khi khác biệt hoàn toàn với phần còn lại.

Không cắm mặt vào điện thoại như bao người, họ mải mê tán gẫu buôn dưa đủ thứ chuyện trên đời. Không tìm niềm vui từ những thứ hiển thị trên những màn hình vốn chỉ rộng vài inch, họ đắm chìm trong những câu chuyện của chính họ. Và thay vì mải mê thả tim từ người quen cho đến kẻ lạ, họ bày tỏ sự quan tâm lẫn nhau bằng ánh mắt và nụ cười rất thật.

Đôi ba tràng cười với mức volume hơi vượt chuẩn làm vỡ không gian im lặng vốn có đã khiến họ nhận phải những cái nhìn thiếu thiện cảm từ những người xung quanh. Đâu đó có lời mỉa mai, ai đó buông lời cằn nhằn. Những điều bình thường của một thập kỷ trước, nay bỗng trở nên bất thường.

Trở lại với năm 1989, trong cuốn sách The Great Good Place của mình, nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ Ray Oldenbug đã gọi các quán cafe là “không gian thứ ba", nơi vô cùng quan trọng với mỗi người, chỉ đứng sau gia đình và công sở. Với ông, quán cà phê là nơi tụ họp cần thiết cho sức khỏe tinh thần của từng cá nhân và cả xã hội.

"Thiếu nơi thứ ba ấy, con người sẽ cô đơn giữa đám đông”, Ray Oldenbug đã viết như vậy trong cuốn sách của mình.
"Thiếu nơi thứ ba ấy, con người sẽ cô đơn giữa đám đông”, Ray Oldenbug đã viết như vậy trong cuốn sách của mình.

Và dù đã tiên đoán được trước rằng: “Hậu quả xã hội của tiến bộ công nghệ là con người ngày càng rời xa nhau" thì có lẽ, chính Ray Oldenbug cũng không thể hình dung được đến một ngày, con người ta thậm chí còn cô đơn ngay trong những “không gian thứ ba".

Lẽ nào chúng ta chỉ cùng nhìn về một hướng, khi... tự sướng?

Từ Âu sang Mỹ, từ tây đến Việt, không khó để bắt gặp hình ảnh những con người ở đủ mọi lứa tuổi, ngồi đồng trong quán cafe với chiếc điện thoại. Kể cả khi đi cùng bạn bè và không phải làm việc, họ cũng chẳng buồn ngẩng mặt lên nhìn nhau. Khoảnh khắc hiếm hoi khi tất cả cùng nhìn về một hướng là lúc có ai đó giơ máy ảnh lên tự sướng.

Wifi ban đầu chỉ là dịch vụ đi kèm thì nay lại trở thành thứ đương nhiên một quán cafe phải có.  Thậm chí, để khách đỡ phải hỏi đi hỏi lại câu: “Pass là gì chị ơi?”, người ta dán luôn password trên mặt bàn, in password trên hoá đơn và thậm chí là viết cả password trên cửa phòng vệ sinh.

Lẽ nào chúng ta chỉ cùng nhìn về một hướng, khi... tự sướng?

Từ chỗ là “không gian thứ ba" thì có lẽ, ngay cả Ray Oldenbug giờ cũng phải bó tay vì không biết xếp vào đâu cho đúng. Bởi một khi mà con người đã chán chả muốn nhìn vào mặt nhau, thì đào đâu ra “sức khỏe tinh thần của từng cá nhân và cả xã hội”.

Đứng trước thực trạng này, trên thế giới đã dần hình thành một phong trào “cafe không wifi". Bắt đầu manh nha xuất hiện chừng 4, 5 năm trước, dù vẫn chỉ là số ít so với phần còn lại ở thời điểm hiện tại, thế nhưng sự xuất hiện của những quán cafe này cũng đã mang đến những tín hiệu tích cực nhất định.

“We do not have wifi. Talk to each other pretend it’s like 1995” (Chúng tôi không có wifi. Hãy nói chuyện với nhau như thể đang sống ở năm 1995) là dòng chữ được ghi to, rõ ràng trong một quán cafe ở London. Dòng chữ này khi được Neville Gaunt, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Is your mind fit for golf, chụp lại và chia sẻ trên Linkedin đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

“We do not have wifi. Talk to each other pretend it’s like 1995” (Chúng tôi không có wifi. Hãy nói chuyện với nhau như thể đang sống ở năm 1995)
“We do not have wifi. Talk to each other pretend it’s like 1995” (Chúng tôi không có wifi. Hãy nói chuyện với nhau như thể đang sống ở năm 1995)

Còn hơn cả một thông điệp, dòng chữ này đã nhắc nhở tất cả cùng nhìn lại cách mà chúng ta đang giao tiếp hàng ngày, trong cuộc sống nói chung và trong quán cafe nói riêng. Bởi giao tiếp thực sự nào phải là gõ đôi dòng ký tự và sử dụng biểu tượng để biểu lộ thay cảm xúc.

Đó là một quá trình trao đổi thông tin giữa người và người vô cùng phức tạp nhưng cũng hết sức thú vị. Đôi khi cần phải có cả một bầu trời ngôn từ đi kèm với một vũ trụ cảm xúc để có thể nói hết những điều muốn nói. Đôi khi cũng chẳng phải nói gì, chỉ cần nhìn nhau là đủ. Và đó chẳng phải là việc mà chúng ta từng làm với nhau khi đi cafe hay sao?

Đã có những nghi ngờ rất thực tế cho rằng các quán xá kiểu này sớm hay muộn cũng sẽ dẹp tiệm. Nhưng ngược lại, chúng vẫn sống khỏe. Kibbitznest không phải là một quán cafe đơn lẻ dám tự tin “cắt net". Đó là một chuỗi cafe và vẫn đang tiếp tục phát triển cho đến giờ. August First, một quán cafe nhỏ ở Vermont, đã nói không với wifi từ năm 2012. Một năm sau, doanh thu của quán tăng 20% so với con số 6% trước đó.

Ngay cả ở Việt Nam, nơi tưởng như “Wifi là thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không không quan trọng", thì những quán cafe tương tự cũng đã bắt đầu xuất hiện. Khách đến quán tưởng là không đông, mà sự thực là đông không tưởng.

Thông điệp tại một quán cafe ở Hà Nội
Thông điệp tại một quán cafe ở Hà Nội

Tất nhiên, khi mà cuộc sống ngày càng hiện đại, công nghệ sẽ chỉ cập nhật chứ không có quá trình ngược lại thì sẽ thật khó để mọi thứ như xưa. Chỉ mong rằng, sự xuất hiện của những quán cafe không wifi hay những trào lưu tương tự sẽ góp phần giúp loài người vẫn có thể giữ được ít nhiều bản năng sống thật của mình, bên cạnh kỹ năng sống ảo không thể không có.

Để rồi khi đó, chúng ta vào quán và vẫn có thể nói chuyện với nhau như năm 1992, dù có wifi hay không. Còn trong mắt số đông, những người bạn được nhắc ở đầu bài viết sẽ không còn bị coi như những sinh vật lạ.

Theo thethaovanhoa.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận