Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Hàng loạt học sinh Trung Quốc tự tử vì áp lực thi đại học

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-04-22 05:04

Ở Trung Quốc, rất nhiều học sinh đã tự tử vì không chịu được áp lực của kỳ thi đại học, được ví như “con đường sinh tử cuộc đời” của các bạn trẻ.

Hàng loạt học sinh Trung Quốc tự tử vì áp lực thi đại học

Sĩ tử luyện thi trước ngày diễn ra kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc. Ảnh: Beijing Cream.

Áp lực

Kỳ thi đại học tại Trung Quốc thường diễn ra vào tháng 6 hàng năm, khoảng 8 đến 9 triệu học sinh tham gia. Năm nay, dự kiến 9 triệu sĩ tử sẽ đua tranh vượt qua cách cổng đại học.

Vì cạnh tranh lớn, học sinh phải chịu rất nhiều áp lực trước và sau kỳ thi quan trọng này. Nhiều em không thể chịu đựng nổi đã lựa chọn giải pháp tiêu cực.

Mức độ nghiêm trọng của vấn đề khiến một trường trung học tại thành phố Hoành Thủy (tỉnh Hà Bắc), mới đây, phải làm hàng rào sắt khắp các hành lang lớp học để ngăn học sinh nhảy lầu. Trước đó, ít nhất 2 học sinh tại trường trung học này đã tự tử trước kỳ thi.

Trang Hindustan Times dẫn khảo sát hồi tháng 5/2010 cho hay, 75% học sinh chịu áp lực rất lớn trước kỳ thi đại học (từ tháng 2 đến tháng 4). Ngoài ra, 63% phụ huynh cũng chịu áp lực không kém trước ngưỡng cửa quan trọng của con em mình.

Bên cạnh thống kê, truyền thông Trung Quốc cũng dẫn những vụ việc cụ thể. Tháng 8/2014, một nam sinh tại tỉnh Tứ Xuyên nhảy từ vách đá tự tử vì điểm thi quá thấp. Cậu đã nói dối bố mẹ đang đi làm xa rằng, được 470 điểm, cao hơn điểm đầu vào các trường đại học hàng đầu trong thành phố 20 điểm. Tuy nhiên thực tế, học sinh này chỉ được 170 điểm.

Ngày 25/6/2014, học sinh họ Wang (18 tuổi, tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy) nhảy từ tầng 27 chỉ vài giờ sau khi nhận được kết quả thi đại học.

Trước đó, tháng 6/2013, 4 học sinh (2 em từ tỉnh Liêu Ninh, 1 ở Hồ Bắc và 1 người thuộc tỉnh Tứ Xuyên) đã tự sát sau khi nhận được điểm thi kém. Một nữ sinh ở thành phố Sùng Châu, tỉnh Tứ Xuyên, uống thuốc sâu vì không đỗ đại học.

Danh sách những vụ việc đau lòng dài hơn khi ngày 7/6/2010, nam sinh tại Quảng Thủy, Hồ Bắc, nhảy từ tầng thượng của bệnh viện 12 tầng. Một nữ sinh tại thành phố Ngạc Châu, Hồ Bắc cũng tự tử, nhưng sau đó không được báo cáo chi tiết.

 

“Con trai tôi chịu quá nhiều áp lực. Tôi luôn đòi hỏi nó phải là học sinh xuất sắc”, mẹ của Yu (tỉnh Liêu Ninh) ân hận nói.

Yu bỏ nhà đi sau kỳ thi đại học. Thi thể nam sinh này được tìm thấy ở một con sông vài ngày sau đó. Cảnh sát xác nhận, Yu tự tử.

Cùng năm, tại thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô, một nữ sinh treo cổ tự tử bằng dây mạng chỉ khoảng bốn giờ trước thời điểm thi (7/6). Nữ sinh này vốn bất ổn về tâm lý, đã không chịu được áp lực của kỳ thi lớn. 

Không phải con đường duy nhất

“Con bé không nhận ra rằng, cuộc sống này có rất nhiều con đường khác nhau. Sống thật tốt chính là niềm vui lớn cho bố mẹ rồi”, cha của một nữ sinh tự tử đau buồn nói. 

Nhiều học sinh quan niệm, thi đại học là con đường duy nhất mang lại thành công, cũng như có cuộc sống tốt đẹp. Vì thế, nhiều em nỗ lực hết sức với sự kỳ vọng lớn của người thân. Áp lực cũng theo đó lớn dần.

“Thất bại trong kỳ thi đại học không có nghĩa thất bại hoàn toàn trong cuộc sống sau này. Mọi người nên học cách chấp nhận thất bại”, Ma Yugen, giáo sư tâm lý tại một trường đại học ở Tứ Xuyên cho biết.

“Chúng ta nên chấp nhận nền giáo dục toàn diện, đặt vấn đề giáo dục nhân cách lên hàng đầu, thay vì quá chú trọng kiến thức”, Jin Weisong, hiệu trưởng một trường trung học tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, chia sẻ quan điểm.

Cũng theo ông Weisong, nền giáo dục Trung Quốc hiện nay chịu nhiều áp lực vì quá chú trọng kiến thức. Ông cho rằng, nên chú trọng giáo dục thể chất, tinh thần, cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận