Tin mới
5
Gen Z ghét email
Nhân viên trẻ trong các văn phòng dường như gặp áp lực lớn với việc trao đổi công việc bằng email
Ảnh

sunwin | sunwin

Giới trẻ bạo yêu chốn công cộng: Công khai yêu trong lớp học

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-04-15 03:04

“Giờ ra chơi, bọn em ra ngoài chơi hoặc xuống căng tin uống nước. Tranh thủ thời gian ấy, các cặp đôi thường tự tung tự tác ôm, hôn, thể hiện tình cảm yêu đương lộ liễu ngay trong lớp học”- Thùy Linh (học trò tại quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.

Phản cảm trong lớp học

Thùy Linh kể tiếp: “Lớp em có đôi A – T thường xuyên hôn nhau trong lớp. Có lần trưởng ban phụ huynh đã đã nhắc nhở rằng hết chỗ để thể hiện tình cảm rồi hay sao mà lại chọn lớp học nhưng hành động đó vẫn cứ tiếp diễn”.

Hồng Hạnh, một học trò khác chia sẻ: Có những khi em còn nhìn thấy các bạn nam thò cả tay vào trong áo nhau sờ soạng người yêu cùng lớp. Hành vi ấy diễn ra ngay trước mặt bạn bè. Nhìn mà sởn da gà”.


Hàn động yêu đương phản cảm của học sinh trên lớp học.

Những hình ảnh yêu đương táo bạo của giới trẻ không chỉ còn là ở lứa tuổi 18, 20 mà lan tràn ở lứa tuổi học sinh phổ thông. Cảnh yêu đương tình tứ còn diễn ra ngay trong lớp khi thầy cô đang lúi cúi chép bảng trên lớp. “Lớp em có những đôi gan lỳ còn nắm tay, ôm ấp khi thầy cô mải ghi chép trên bảng, chuyền thư tay từ đầu lớp đến cuối lớp khiến mọi người không thể tập trung học tập”, Nguyễn Văn Trường (học sinh một trường THPT ở quận Long Biên) bày tỏ.

Trước đó, đã có lần cư dân mạng bức xúc khi xem một clip dài 1 phút 27 giây ghi lại một giờ ra chơi của một trường THPT ở khu vực miền Trung. Trong khi các bạn trong lớp đang vui đùa, ôn bài thì bạn nam kéo bạn nữ ngả vào lòng mình rồi ngang nhiên dùng tay va chạm vào phần nhạy cảm. Thậm chí, đôi nam nữ còn bế xốc nhau lên và hôn…

Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội hay You Tube đã đăng tải nhiều hình ảnh, thậm chí là clip ghi lại cảnh học trò công khai thể hiện tình cảm ngay trong lớp học. Các em không ngại ánh nhìn của bạn bè, thầy cô, thậm chí có trường hợp một học sinh nữ đã “bật” lại giáo viên của mình vì cho rằng cô “can thiệp cuộc sống riêng tư” của học trò.

Chị Nguyễn Thanh Lan ở Hà Nội kể về câu chuyện yêu sớm của con gái: Một buổi chiều, đi làm về, như mọi khi tôi thấy cửa phải khóa cẩn thận nhưng hôm nay thì không. Đèn điện tắt, cửa mở hững hờ khiến tôi rất nghi ngờ. Gọi con gái mấy câu không thấy thưa, tôi đi một mạch vào phòng ngủ. Tôi đã như sụp xuống, ngỡ ngàng khi thấy cậu bạn trai mặt non choẹt đang ở đó cùng con gái mình.

Nhọc nhằn lo giữ con...

Trong cuộc chia sẻ gần đây, chị Nguyễn Lan Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) nặng trĩu lo âu khi kể về việc con gái mình: Mẹ vừa khoác túi ra khỏi nhà chừng 30 phút. Dường như đoán mẹ có thể đi làm lâu nên con gái tôi đã thông báo cho bạn mình biết. Vì đã nhiều lần có cảm giác bất thường nên hôm đó tôi nhanh chóng quay lại nhà và thật bất ngờ khi trong nhà tắt hết điện, ngoài con gái tôi còn có cậu bạn trai cùng lớp. Chúng đang có những hành vi rất thân mật.

Theo chị Lan Hương: Cũng từ đó, nhà tôi đành lắp đặt thêm hệ thống camera giám sát. Dù đó là việc bất đắc dĩ, nhưng tôi cần biết những chuyện xảy ra trong gia đình mình để hiểu suy đoán về những hành vi của con trẻ.

Chị Thanh Lan kể từ đó đã bỏ hẳn công việc đi làm ngoài để ở nhà trông nom con cái. Chị lo lắng nói: Lấy tiếng ở nhà nhưng chắc gì đã để ý hết được con, bởi chúng đâu chỉ thực hiện chuyện yêu đương ở những nơi mình nhìn thấy, biết được. Nhà nghỉ, công viên, quán xá mọc lên nhan nhản. Chỉ cần rời nhà, rời lớp học là chúng có thể tranh thủ đi cùng nhau được rồi.

Chị Lan bảo: Quan trọng nhất là nhận thức của chúng. Nếu chúng biết điểm dừng, biết việc gì được làm và không được làm, tự chúng sẽ rèn được mình.

Chị Hoàng Thị Hồng Hạnh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) có con gái vừa bước vào lớp 10 cũng luôn thấp thỏm lo lắng vì sự phát triển quá sớm của con. “Mới 16 tuổi nhưng con gái mình lớn phổng phao như thiếu nữ 18, 20, thi thoảng về nhà thấy con có cả bạn trai nhắn tin hỏi thăm nên rất lo lắng. Chẳng còn cách nào khác, mình luôn nhắc nhở con bằng các câu chuyện, tấm gương (cả xấu, cả tốt) của bạn bè. Bên cạnh đó cũng thường xuyên trò chuyện, tâm sự để con hiểu nên hành động như thế nào cho phù hợp với lứa tuổi của mình”.

Trong khi đó, chị Ngọc (Đống Đa, Hà Nội) dùng biện pháp tâm sự cùng con hàng ngày, nghe con kể những câu chuyện trên lớp, chuyện học hành, chuyện bạn bè, tình cảm, phân tích những điều hay, lẽ phải... để từ đó hiểu hơn về tâm lý của con, hiểu được con muốn gì và định hướng con trẻ.

Theo Tuoitrethudo.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận