Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

'Đừng cứ thấy thanh niên không nhường ghế là phán xét họ ngay!'

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-03-04 04:03

Đành rằng văn hóa ứng xử nơi công cộng, cụ thể là trên xe buýt thì phụ nữ, người già, trẻ nhỏ sẽ được ưu tiên ngồi ghế, những hành khách khác phải nhường ghế theo quy định. Nhưng cũng có một số trường hợp, người trẻ không thể nhường ghế, như bản thân mình đây chẳng hạn…

Trên một chuyến xe buýt, xe trung chuyển ở sân bay thì hầu như lúc nào cũng trong tình trạng chật kín khách trên xe. Có người đứng, người ngồi, nhưng quan trọng là, nếu một người trẻ ngồi ghế trong khi một người già đứng cạnh bên, thì ngay lập tức bị phê phán là “thiếu ứng xử”. Như vậy có công bằng không khi thực sự chúng ta không hiểu lý do gì khiến người trẻ không thể nhường ghế hoặc tại sao cụ già vẫn vui vẻ khi không cần phải ngồi?

Mình là nữ sinh năm 1 ở ĐH Quốc Gia TP.HCM. Trường Đại học ở tận Thủ Đức nên đa số sinh viên đều đi xe buýt đến trường. Mặc dù mình đã tập làm quen với việc đi xe buýt gần một năm nay nhưng thú thật “bệnh” say tàu xe của mình chưa bao giờ hết được. Chỉ đứng ở trạm chờ, thấy xe buýt chạy tới là mình đã… muốn nôn. Mình phải đeo vội khẩu trang, nín thở khi lên xe vì không thể chịu nổi mùi xăng. Lúc lên xe mình chỉ muốn tìm một chỗ ngồi nào thật thoáng, có thể nhìn ra đường vì chỉ cần đứng trong lúc xe chạy vài phút là mình sẽ bị say và nôn hết ra ngoài.

Nhiều khi khách lên đông quá, người người chen chúc, có mấy người già đến sau không còn chỗ thì đành phải đứng, nhìn các ông bà vịn vào ghế, người lắc lư khi xe chạy, mình cũng khó xử vì mình nhìn còn trẻ khỏe mà lại ngồi thản nhiên như vậy. Nhưng mình biết chỉ cần mình đứng lên, tháo khẩu trang để nói chuyện là… cả xe lãnh hậu quả ngay.

Có lần mình cũng ngồi, một ông già khoảng 60 tuổi bước lên và đứng cạnh ghế mình. Lúc đó một người phụ nữ ngoài 30 ngồi ghế trước quay xuống nói mình: “Bé, đứng lên nhường chỗ cho ông đi”. Mình lúc đó mặt mày cũng đang xanh xao vì xe chạy khá lâu, cảm giác mệt mỏi càng nhiều, nhưng vẫn ráng nói vì nghĩ cho ông cụ đang đứng, mình bảo: “Em mệt. Chị nhường ghế của chị cho ông ấy đi”. Lúc này chị ta trừng mắt nhìn mình rồi nói: “Này tôi cũng là phụ nữ lớn tuổi đấy bé gái à”. Sau đó chị ấy ngồi luôn mặc cho ông cụ đứng.

Mình không hiểu tại sao, cứ là người trẻ, thanh niên, thì mặc định là người phải đứng trong suốt chuyến xe. Trong khi chúng mình đều tuân thủ theo quy định trên xe, ai đến trước ngồi trước, ai đến sau ngồi sau. Nhiều khi người già chỉ đi một quãng ngắn, lên xe chút rồi lại xuống, trong khi nhiều người trẻ đi đường xa bằng xe khách, xe buýt mấy tiếng thì phải đứng suốt như vậy làm sao họ chịu nổi.


Ảnh được chia sẻ trên facebook khiến nhiều người phẫn nộ vì rất nhiều người già đứng trong khi người đàn ông trung niên vẫn ngồi.

Chuyện nhường ghế còn phải suy xét theo nhiều góc độ nữa, cụ thể như ông của mình đây, hơn 60 tuổi nhưng lúc nào cũng như thanh niên trai tráng nên ông rất tủi thân khi bỗng dưng đang đứng bên lề đường thì có người quàng tay nói: “Để con dẫn cụ qua đường”, hoặc lên xe ông thích thì đứng, có chỗ thì ngồi, chả sao hết, mà cứ bị người khác nói phải có ai đó đứng lên nhường ghế cho cụ ngồi, thì ông cảm giác như ông là một ông lão bệnh tật già yếu vậy. Trong những trường hợp như vậy ông đều từ chối, chỉ khi đi quãng đường xa thì ông mới ngồi thôi.

Có lần mình thấy một bạn trai ngồi trên xe buýt, hình như bạn ấy ngồi cũng khá lâu, rồi khi có một ông cụ bước lên, bạn ấy cũng đứng dậy hỏi cụ có ngồi không, cụ lắc đầu bảo: “Đứng còn khỏe hơn ngồi đó con” rồi cười hì hì. Đến trạm khác, một nhóm bạn nữ lên xe và cũng đứng, bạn trai này lại tiếp tục nhường ghế nhưng nhóm bạn nữ lắc đầu: “Khỏi anh, tụi em đứng cùng nhau cho vui, chứ đứa đứng đứa ngồi thì kỳ”. Vấn đề là những người lên xe ở các trạm sau chưa nghe được những câu chuyện đó, họ chỉ bước lên xe, thấy anh thanh niên ngồi đó trong khi người già và phụ nữ phải đứng, thì lập tức thì thầm: “Trai tráng gì mà kì cục”. Trong khi anh chàng chả làm gì sai ngoài việc ngồi ở chiếc ghế vốn là chỗ ngồi của mình từ trạm đón khách đầu tiên.

Mình nghĩ, chuyện nhường ghế cho người già, phụ nữ mang bầu, những người được ưu tiên là cần thiết. Nhưng nghĩa vụ đó đừng chỉ nhắm lên những người trẻ. Nhiều người trung niên, phụ nữ lớn tuổi đi xe tốt hơn chúng mình sao không bị phê phán khi vẫn ngồi thản niên trên ghế. Việc nhường ghế nơi công cộng là văn hóa ứng xử của cả một cộng đồng từ trẻ đến già, chứ không phải chỉ là trách nhiệm của người trẻ. Ở trong những hoàn cảnh khác nhau, mình tin người trẻ sẽ biết cách cư xử khác nhau trong chuẩn mực đạo đức cho phép. 

Theo Trí thức trẻ

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận