Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Đừng 'chết' ở tuổi đôi mươi

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-12-07 02:12

Từng có khoảng thời gian cảm nhận cuộc sống sao đằng đẵng, thậm chí từng gieo mình xuống sông... ca sĩ Sỹ Luân cho rằng, bản thân học được rất nhiều từ những biến cố đã đã đi qua.

Sỹ Luân nói rằng, qua những tháng ngày đó, anh rất thấm thía câu nói: “Có những người đã chết ở tuổi 25 và chỉ đến 75 tuổi mới được chôn”.

Hiện là giám đốc Trung tâm đào tạo văn hóa nghệ thuật ĐH Công nghệ TP HCM, chủ nhiệm câu lạc bộ tư vấn tâm lý Nhà văn hóa Sinh viên TP HCM, Sỹ Luân trải lòng:

- Tôi bị tai nạn giao thông nghiêm trọng năm 2009, nhập viện với gương mặt gần như biến dạng hoàn toàn, xương hàm vỡ nặng, tay chân đầy máu, thậm chí bị mất trí nhớ tạm thời. Nhưng khi tỉnh lại sau các ca phẫu thuật, tôi không nghĩ nhiều về những điều trên mà chỉ ao ước rất đơn giản: được gặp lại người thân, đi vòng quanh con phố cũ...

Trước đó, tôi thường sống cho bản thân nhiều hơn vì mọi người. Tôi để công việc, những giá trị vật chất cuốn mình đi và có rất ít thời gian cho gia đình, bạn bè, thậm chí ăn không thấy ngon... Khi đối diện phút nguy kịch, trong tôi ngập tràn cảm xúc hối hận và tiếc nuối. Tôi nghĩ ở những bạn trẻ sống làng nhàng, sự hối tiếc cao gấp nhiều lần.

Quán nhậu trên đường Bùi Viện (Q.1, TP.HCM) luôn đông bạn trẻ nhậu hằng đêm (ảnh chụp lúc 0g30 ngày 6-12) - Ảnh: N.Hiển
Quán nhậu trên đường Bùi Viện (quận 1, TP HCM) luôn đông bạn trẻ nhậu hằng đêm (ảnh chụp lúc 0h30 ngày 6/12).

Hiện mỗi ngày khi thức dậy, tôi lại thấy hạnh phúc khi bản thân có thêm một ngày được sống, được thở, được lao động và ở cạnh người thân. Không có biến cố trên, tôi nghĩ ít ai cảm nhận ra niềm hạnh phúc vô giá mà bình dị này.

- Trước đó, anh từng có khoảng thời gian dài thấy cuộc sống lê thê, vô vị?

- Khoảng thời gian thất tình thật sự kinh khủng bởi tôi mất đi một “điểm tựa” quen thuộc, lại là mối tình đầu. Lúc đó đi đâu tôi cũng chỉ thấy hình bóng người cũ và thấy ngày tháng trôi qua đằng đẵng, bản thân làm việc vì phải làm, không thấy chút hứng thú... Tôi thậm chí không trân trọng những gì mình đang có.

Khi buồn chán thường mọi người sẽ tìm đến men rượu, tôi không là ngoại lệ. Khi rượu vào người, mình không còn điều khiển được mình. Tôi đã gieo mình xuống sông Sài Gòn, may có người cứu kịp.

Giờ nghĩ lại tôi vẫn còn hối hận vì nếu ngày đó mình có mệnh hệ gì, hậu quả để lại sẽ là nỗi đau khôn nguôi cho người thân. Tôi nhận ra cuộc sống ai cũng có những thăng trầm nhất định, nhưng hãy nghĩ đến những người xung quanh trước khi làm điều gì đó.

Ngoài ra, tôi thấy mình rất sai lầm khi không chịu chia sẻ thêm các vấn đề của mình với gia đình, trong khi cha mẹ là những người đi trước, lời khuyên sẽ hữu ích hơn nhiều so với chia sẻ từ bạn bè là những người cũng non nớt trải nghiệm sống như mình.

Một số bạn trẻ lại để “cái tôi” quá lớn. Điều này cần thay đổi.

Nhạc sĩ - ca sĩ Sỹ Luân - Ảnh: Tuổi Trẻ
Nhạc sĩ - ca sĩ Sỹ Luân.

- Có cơ hội tiếp xúc nhiều với giới trẻ, anh có thấy nhiều trường hợp cũng từng như anh?

- Khi tôi trò chuyện biết nhiều bạn trẻ thừa nhận cuộc sống với họ là quá dài, số khác không biết hướng đi trong tương lai dù đã học đến năm cuối đại học...

Tôi thường chia sẻ câu chuyện của bản thân cũng như dẫn các câu hỏi “Vì sao Nick Vujicic cụt tay, cụt chân nhưng lại có thể truyền cảm hứng cho hàng triệu người?”, “Vì sao nhiều người lâm trọng bệnh... nhưng họ vẫn khát khao sống và vươn lên?”, “Sau này ai sẽ lo cho cha mẹ các em?”...

Nghe những câu chuyện trên và được thấy tận mắt những tấm gương nghị lực ngoài xã hội, nhiều bạn đã thay đổi tích cực.

Tôi cũng phối hợp với một số đoàn thể tổ chức những buổi chia sẻ trải nghiệm sống cho giới trẻ vì để thay đổi được họ, khiến họ không quên, những hoạt động này nên làm thường xuyên.

- Theo anh, họ đáng thương hay đáng trách?

- Tôi thấy thương giới trẻ vì họ không phải thiếu suy nghĩ, chẳng qua họ ít được chỉ đâu là điều đúng, điều sai và hậu quả là gì... Xã hội hiện tôn vinh giá trị vật chất, thờ ơ về tinh thần nên nhiều vấn đề phát sinh và các bạn theo đó bị ảnh hưởng.

Nhưng tôi cũng muốn nhắn nhủ riêng với các bạn trẻ hãy hạn chế tối đa thời gian rảnh bởi người xưa có câu rất đúng “nhàn cư vi bất thiện”. Nếu có hạn chế về tài chính thì các bạn vẫn có thể học online, tham gia các hoạt động cộng đồng... để làm giàu vốn sống, tri thức.

Một số bạn bảo với tôi rằng, họ ngại thay đổi, sợ bước vào xã hội vốn phức tạp, nhưng ngược lại họ cũng thấy chán chường cuộc sống hiện tại. Chẳng có ai trưởng thành nếu cái gì cũng sợ, cũng ngại cọ xát. Thà hỏi một câu hỏi sai còn hơn làm điều sai vì hậu quả nhiều khi khó lường.

Bạn không “thử lửa” thời tuổi trẻ thì bạn đợi đến khi nào? Xã hội có một phần lỗi, nhưng suy cho cùng bạn chính là người chịu trách nhiệm cho bản thân mình, đừng đổ thừa.

- Điều quý giá nhất trong cuộc sống với anh bây giờ là gì?

- Là thời gian và thời gian đó phải được tận dụng ý nghĩa nhất. Khi người trẻ sống làng nhàng, chấp nhận sự thoải mái tạm thời... bạn chỉ tạo niềm vui phù du cho bản thân. Còn khi bạn cống hiến cho công việc, gia đình, xã hội, hạnh phúc đó sẽ trọn vẹn.

Tôi tin những “tỷ phú thời gian” ai cũng có thể tạo được giá trị tích cực cho bản thân, xã hội nếu họ chịu khó lao động, thay đổi. Nếu không thay đổi, khi gặp những biến cố bất ngờ, bạn chắc chắn vô cùng hối hận về sự hoài phí thời tuổi trẻ của mình.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận