Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Đôi tay cụt làm đủ mọi việc của chàng sinh viên kiến trúc

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2018-11-15 05:11

Từ nấu cơm đến xúc ăn, từ bện hoa đến thiết kế đồ họa..., Hữu Phúc đều xử lý thoăn thoắt bằng hai đầu mẩu cánh tay cụt.

Trong căn phòng trọ lụp xụp dưới chân đê ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), chàng sinh viên năm ba Dương Hữu Phúc, Khoa Kiến trúc, Đại học Kinh doanh và công nghệ đang vẽ nốt bài tập trên máy tính. Hai cánh tay cụt chụm vào nhau gọn gàng bấm, di chuột, gõ phím. 

"May mà làm bản vẽ trên máy tính, chứ nếu vẽ tay thì em chạy dài cũng không theo kịp các bạn", chàng trai quê Lạng Sơn, cười bảo.

Phúc vẫn sử dụng máy tính điêu luyện dù hai cánh tay đã bị mất 1/3.
Phúc vẫn sử dụng máy tính điêu luyện dù hai cánh tay đã bị mất 1/3. Ảnh: Vân Anh.

Tai nạn nổ bình oxy 4 năm trước đã cướp đi đôi tay của Phúc, khi cậu đang làm thêm tại một xưởng cơ khí ở quê nhà, chỉ vài ngày trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. 7 tháng mổ, hoại tử, lại mổ, vết thương sâu mới lành trở lại.

Không muốn cả đời phải dựa vào mẹ trong mọi sinh hoạt, Phúc cố gắng dùng thử tay giả, nhưng cậu nhanh chóng nhận ra các khớp mỏi nhừ, cử động khó khăn và hầu như không có cảm giác gì. Phúc thà dùng phần tay cụt để hoạt động còn dễ dàng hơn.

Cậu bắt đầu học cách cầm nắm, di chuyển đồ vật. Lúc đầu còn phải nhờ sự trợ giúp của cằm hay chân, nhưng dần dần, chỉ cần dùng tay, Phúc có thể bê cả nồi cơm, hay chiếc ghế vừa tầm. Khó nhất phải kể đến việc ăn uống. Không còn ngón tay để cầm đũa thìa nên Phúc nhờ mẹ chế ra dụng cụ hỗ trợ là một nửa chai nước, ở đầu gắn cái dĩa - tay đúc vào chai, xúc như tay giả. 

Những ngày đầu, cơm, canh, thức ăn vương vãi khắp nhà, phần tay cắm vào hộp nhựa sưng tấy, nhưng Phúc không bỏ cuộc. Chỉ vài ngày sau, cậu có thể tự xúc ngon lành. Được đà, Phúc thử cầm bút lên và viết bằng hai đầu tay chụm lại. 

"Em viết thử tên mình và hạnh phúc vô cùng khi thấy vẫn viết tốt, chỉ hơi chậm một chút. Khi mẹ về, em háo hức đưa cho mẹ xem và lúc đó mới dám xin đi học tiếp", Phúc kể lại.

Thương con, chị Hoàng Thị Phượng, 42 tuổi, lại đến Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Lạng Sơn xin cho con đến trường, học thám thính một năm.

Năm 2016, Phúc nộp hồ sơ dự thi vào khoa Kiến trúc, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội để hiện thực hóa ước mơ trở thành một kiến trúc sư. Trải qua phần thi năng khiếu như bao bạn khác, Phúc trúng tuyển và trở thành tân sinh viên đặc biệt nhất trường.

"Cả năm đi học em không dám nghỉ một ngày nào. Em không muốn những đồng tiền mẹ khó khăn kiếm được khi làm lao công trở nên uổng phí", Phúc chia sẻ. 

"Phúc là sinh viên đặc biệt ở trường, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn, nên thầy cô ai cũng động viên, quan tâm em nhiều hơn. Em rất nỗ lực học, chịu khó, không hề thua kém các bạn. Sự ham học, lạc quan của em khiến mọi người đều khâm phục", thầy Nguyễn Tiến Bữu, Phó chủ nhiệm Khoa Kiến trúc, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, nhận xét.

Phúc và mẹ kết vòng hoa để cuối tuần lên bờ hồ bán.
Phúc và mẹ kết vòng hoa để cuối tuần lên Bờ Hồ bán. Ảnh: Vân Anh.

Nửa năm nay, Phúc xin đi bán hàng thuê trên Bờ Hồ cuối tuần. Không có tay lành lặn, thì cậu bù lại bằng sự hoạt ngôn. Hai ngày thứ 7, chủ nhật, cậu nhận được 400.000 đồng.

Có chút kinh nghiệm, nên hơn tháng nay Phúc tách ra làm riêng. Cậu tự nhập đồ về bện những chiếc vòng đội đầu xinh xắn, bán trên phố từ thứ 6 tới chủ nhật. "Có ngày đi rạc cả chân cũng chỉ bán được vài cái, ngày may mắn hơn kiếm được vài trăm nghìn", cậu kể.

Được bao nhiêu Phúc lại mang về đưa cho mẹ, dặn mẹ nhớ mua thuốc, hay mua thêm đồ ăn ngon. Gần đây, căn bệnh hở van tim, suy thận của mẹ tái phát nặng, phải đi bệnh viện suốt, tiền bạc trong nhà cạn dần nên Phúc chăm chỉ làm nhiều hơn, đi bán từ chiều tới gần 11 giờ đêm mới về đến nhà.

Ước mơ của cậu là thuê được một căn nhà trọ rộng rãi hơn, mát mẻ hơn để mẹ có chỗ nghỉ thoải mái khi đi làm về. Xa hơn, Phúc mong có việc làm ngay khi ra trường, và xây được một ngôi nhà 2 tầng cho mẹ.

Theo VnExpress

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận