Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Đặng Vỹ: Người đi tìm giá trị thật cho rượu Bàu Đá

Đăng bởi Thế Giới Sao | 2018-10-27 10:10

Trời vừa tờ mờ sáng, tôi bắt gặp hình ảnh một người đàn ông đã quá 50 đang lụm khụm xách từng can trắng 20 lít đưa lên xe. Tôi nhận ra ngay đó là nhà báo Đặng Vỹ, người đang đưa thương hiệu rượu Bàu Đá – Bình Định vào Sài Gòn giới thiệu với bạn bè khách hàng

Nhắc đến rượu Bàu Đá của Bình Định chẳng còn xa lạ với bất cứ ai, đặc biệt là những người sành rượu. Nhưng ít ai biết rằng để thưởng thức được một ly rượu chính gốc Bàu Đá thì không dễ dàng, rượu giả thương hiệu được bán tràn ngập khiến khách hàng khó nhận diện.

Hình ảnh nhà báo Đặng Vỹ tự mình đi giao rượu không còn xa lạ gì với nhiều bạn bè “Vỹ Bàu Đá”

Đó là cái tên mà bạn bè thường đặt cho nhà báo Đặng Vỹ mỗi khi ngồi nhâm nhi ly rượu Bàu Đá với ông. Nói thẳng ra, đặt cái tên ấy cũng quá đúng khi ông cũng là một người con của quê hương Bình Định.

Ông kể, ông đến với cái “nghiệp” bán rượu Bàu Đá rất đỗi ngẫu nhiên. Trong một lần về quê và đến với làng Bàu Đá Nhơn Lộc, nghe những người già trong làng kể về việc rượu bị làm giả bán với giá rẻ khiến họ cảm thấy buồn khi thương hiệu nổi tiếng của Bình Định dần bị mất đi. Tiếc nuối cho một loại rượu được yêu thích và nổi tiếng, ông Vỹ quyết định mua và mang vào Sài Gòn mời bạn bè uống thử rượu chính gốc, ai cũng khen ngon và đặt ông mua dùm, từ đó ông bắt đầu “nghiệp con buôn”.

Khởi nghiệp ở cái tuổi hơn 50 và chẳng có đồng vốn nào ngoài ít đồng đi xe về Bình Định, mọi thứ quá khó khăn với một nhà báo xưa nay vốn dĩ chỉ quen với con chữ. Với mong muốn tìm lại giá trị vốn có cho rượu Bàu Đá, những khó khăn dường như không cản được bước ông “già rượu” này.

Như nhà báo Đăng Bình (Tổng biên tập Tạp chí Nhà Quản Lý) từng nói, trong tình hình hiện nay hiếm người làm được như ông Đặng Vỹ với lý do: bán rượu có tâm và quá hiểu về rượu Bàu Đá. “Dù quảng đường xa đến mấy, chỉ cần gọi 1 lít rượu thì Đặng Vỹ cũng đi giao và tặng kèm mồi là đặc sản Bình Định để khách hàng thưởng thức”, nhà báo Đăng Bình nói.

Bạn bè đồng nghiệp, khách hàng không ngớt lời khen ngợi khi ông Vỹ đang dành hết thời gian và công sức để đi tìm giá trị của rượu quê hương, ngược lại ông chẳng bao giờ nói về mình. “Tôi đã làm được gì to lớn đâu, chỉ đang lần mò tìm đường cho rượu chính gốc đến tay khách hàng, cho những loại rượu giả không còn nữa. Nhưng mọi thứ chỉ mới bắt đầu”, Đặng Vỹ tay cầm cây đàn chuẩn bị một bản nhạc cho bạn bè thưởng thức rượu.

Nói là kinh doanh cho sang, thật ra ông Vỹ chỉ nhận sản phẩm từ bà con nấu rượu chính gốc mang đi bán dùm. Tiền xe đi vào, tiền mua vài gói nem, ché tặng khách ủng hộ…nhiều khi lại âm vào vốn. Để tiết kiệm chi phí đến mức tối thiểu, ông còn không thuê người ship hàng mà tận tay ông chở rượu đi giao, khách hàng chưa hiểu về rượu thì ông lại lấy chai rượu ra mời khách rồi nhâm nhi giải thích.

“Đâu phải ai cũng hiểu tận tường nguồn gốc và phân biệt được rượu giả thật, mình phải kiêm luôn truyền thông để họ hiểu giá trị thật sự của loại rượu này”, Đặng Vỹ nhâm nhi ly rượu nói.

Nâng tầm giá trị

Xưa nay, bà con mình vốn dĩ nấu rượu bằng loại gạo được trồng tại địa phương và sử dụng một loại men đặc biệt. Với rượu này giá thành bán ra còn khá thấp, đời sống người dân còn nhiều bấp bênh, nấu rượu chưa thể là nguồn thu nhập chính để toàn tâm toàn ý. Hơn thế, vốn điều kiện khó khăn nên các vật dụng ủ rượu còn thô sơ, chưa đảm bảo hương vị tuyệt đối. Sau thời gian tìm hiểu, Đặng Vỹ nhận ra rằng nếu rượu được ủ trong khạp gốm Bát Tràng thì hương vị sẽ được giữ trọn vẹn, vậy là ông đi tìm mua và gửi ra cho bà con.

Cây đàn luôn là hành trang của nhà báo Đặng Vỹ mỗi lần đi giao rượu, nếu cần sẽ đánh vài bản nhạc góp vui cùng anh em bạn bè.

Hơn nữa, ông cũng quyết định thử nghiệp nấu rượu bằng gạo Organic hữu cơ được chứng nhận bởi USDA của Mỹ, đây cũng là thương hiệu gạo đầu tiên của Việt Nam được tổ chức uy tín thế giới chứng nhận. Cái khó là, giá gạo rất cao và nguồn khá hiếm nên giá thành bán ra cũng không hề thấp. Tuy nhiên, nếu rượu gạo Organic được nấu thành công thì đây là mẻ rượu đầu tiên của Việt Nam được nấu bằng loại gạo chất lượng nhất.

“Tôi mong muốn mẻ rượu này sẽ thành công rồi hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi trồng qua gạo Organic. Cùng một diện tích nhưng sản lượng và giá thành thu lại sẽ cao hơn, tạo them nguồn thu cho người trồng lúa và nấu rượu”, nhà báo Đặng Vỹ nói.

Để thương hiệu rượu Bàu Đá Organic đến tay người tiêu dung và được chấp nhận rộng rãi còn phải trải qua một quá trình rất dài. Nhưng điều đáng khâm phục là sau một thời gian dài xa quê hương nhưng nhà báo Đặng Vỹ vẫn đau đáu về thương hiệu của xứ Nẫu đang dần bị mất đi, và ông dành hết thời gian đáng lẽ ra phải nghỉ ngơi để đi tìm giá trị của quê hương – giá trị của rượu Bàu Đá Bình Định.

Nhà báo Đặng Vỹ - tên thật là Đặng Văn Vỹ

Ông từng công tác tại: Báo Vietnamnet, Báo An Ninh Thế Giới, Báo Điện tử Infonet, Báo Đời sống và Pháp luật, Tạp chí Nhà Quản Lý...

Trước khi hoạt động báo chí, ông từng dạy học và tham gia công tác đoàn tại Tỉnh Đoàn Gia Lai.

Lê Thạch

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận