Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Cá chết la liệt trên sông Mã

Hàng loạt bè cá nuôi lồng và tôm cá tự nhiên trên sông Mã đoạn qua huyện Bá Thước chết hàng loạt, nghi do nguồn nước bị ô nhiễm
Động đất ở Tuyên Quang

Tuyên Quang xuất hiện động đất 4 độ ở vị trí nằm trên đứt gãy sông Lô, tâm chấn tại huyện Hàm Yên, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km

Cuộc hành trình của 3 ca ghép đầu khỉ khó tin trong lịch sử y học

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-01-22 05:01

Đó là những ca đại phẫu thực sự công phu, đem lại tiềm năng thành công cho ca phẫu thuật ghép đầu người đầu tiên vào năm 2017 tới đây.

"Ghép đầu" được xem là một trong những ca cấy ghép khó nhất, và hiện mới chỉ thực hiện thành công ở một số loài động vật. Nhưng mới đây, một bác sĩ người Italy chính thức tuyên bố rằng các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã thực hiện thành công ca ghép đầu khỉ - sinh vật có họ hàng gần gũi nhất với loài người.

Dù thông tin hiện vẫn đang xác minh do các báo cáo về ca phẫu thuật chưa được công bố nhưng trên thực tế, chúng ta đã từng thực hiện những ca ghép đầu khỉ trong quá khứ và đạt được một số thành công nhất định.

1. Ca ghép đầu khỉ đầu tiên năm 1970

Vào ngày 14/3/1970, một nhóm khoa học gia từ ĐH Case Wesstern Reserve (Mỹ), dẫn đầu bởi giáo sư Robert J. White, đã thực hiện ca ghép đầu "độc nhất vô nhị" trong lịch sử loài người thời bấy giờ: ghép đầu một con khỉ bị chặt sang một cơ thể mới.

Đó là một ca phẫu thuật gây tranh cãi rất nhiều vì tính đạo đức trong y học. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật, nó tương đối thành công. Bác sĩ White đã sử dụng thủ thuật đốt động mạch và tĩnh mạch cùng lúc khi tách đầu của con khỉ ra khỏi cơ thể để ngăn quá trình mất máu tại não.

Theo các báo cáo, con khỉ đã thực sự sống lại, có khả năng ngửi, nghe, nhìn và cảm nhận vị giác. Nó thậm chí còn cố gắng cắn một người trong nhóm nghiên cứu.

Tuy nhiên, do không thể kết nối thành công phần tủy sống và não bộ, con khỉ không thể di chuyển được và chết chỉ sau đó vài giờ.

Dưới đây là một video mô phỏng lại quá trình ghép đầu khỉ vào năm 1970.

2. Ca ghép thứ 2 vào năm 2001

Đến năm 2001, bác sĩ White lại một lần nữa thực hiện ca phẫu thuật ghép đầu khỉ với các kỹ thuật tương tự. Và lần này, đội ngũ nghiên cứu của ông đã có thể giữ cho não con khỉ sống trong nhiều ngày do các dây thần kinh không bị tổn hại.

Cuộc hành trình của 3 ca ghép đầu khỉ khó tin trong lịch sử y học - Ảnh 3.

Cũng giống như lần phẫu thuật đầu tiên, con khỉ có thể ngửi, nhìn, nghe ngóng và cảm nhận về thế giới xung quanh.

3. Ca phẫu thuật ghép đầu được cho là thành công nhất năm 2016

Như đã nêu trên, bác sĩ người Ý Sergio Canavero đã công bố rằng đội ngũ nghiên cứu tại Trung Quốc do bác sĩ Nhậm Hiểu Bình thuộc ĐH Y Cáp Nhĩ Tân đã thực hiện thành công ca phẫu thuật ghép đầu khỉ. 

Được biết, bác sĩ Canavero là người từng khiến dư luận thế giới dậy sóng với dự án cấy ghép đầu trên cơ thể người mới vào năm 2017.

Cuộc hành trình của 3 ca ghép đầu khỉ khó tin trong lịch sử y học - Ảnh 4.
Bức ảnh được cho là có trong báo cáo, cho thấy con khỉ với phần cổ được khâu dính liền với thân

Cụ thể hơn, con khỉ đã sống sót mà không phải chịu bất kỳ thương tổn thần kinh nào. Kết quả của cuộc thử nghiệm này đã chứng minh rằng, nếu chiếc đầu được làm lạnh tới -15°C, con khỉ có thể sống sót qua ca phẫu thuật cấy ghép mà không bị tổn hại não.

Cuộc thử nghiệm này chỉ nhằm mục đích chứng minh con khỉ có thể sống sót qua cuộc phẫu thuật mà không tổn hại đến não, do đó các bác sĩ không nối liền cột sống của con vật. Cũng vì thế, con khỉ sẽ bị bại liệt ít nhất từ đầu trở xuống và chỉ được duy trì sự sống trong 20 tiếng đồng hồ vì các lý do đạo đức.

Cuộc hành trình của 3 ca ghép đầu khỉ khó tin trong lịch sử y học - Ảnh 5.
Thử nghiệm ghép đầu chuột trong quá khứ

Tuy nhiên, việc kết nối được cột sống là hoàn toàn khả thi. Nguyên nhân là vì một thử nghiệm cũng do bác sĩ Canavero liên kết với nhóm chuyên gia của bác sĩ C-Yoon Kim thuộc ĐH Konkuk (Hàn Quốc). 

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện ghép đầu chuột, và chúng có thể di chuyển tương đối bình thường sau cuộc đại phẫu. Thành công của thử nghiệm chứng minh rằng tủy sống có thể tái nối được nếu nó được cắt gọn ghẽ và dùng một chất keo sinh học bảo tồn màng tế bào, có tên gọi là polyethylene glycol (PEG).

Một video chứng minh điều này đã được công bố. Trong video, con chuột dù khá khó khăn, nhưng vẫn có thể di chuyển sau khi được nối lại cột sống.

Được biết, những cuộc thử nghiệm này sẽ được công bố chi tiết trong những ấn phẩm tương lai của các tạp chí khoa học Surgery và CNS Neuroscience & Therapeutics. 

Và nếu thành công thực sự, điều này có tiềm năng đem lại thành công vô cùng lớn cho ca phẫu thuật ghép đầu người vào năm 2017 mà Canavero đang ấp ủ.

Theo Trí thức trẻ

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận