Tin mới
1
Ôtô 5 chỗ bị tông biến dạng
Ôtô 5 chỗ bị xe tải tông ở ngã tư, đẩy đi hàng chục mét khiến 5 người trên xe gặp nạn, trong đó một người tử vong, bốn người bị thương
3
Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng
Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024, miền Bắc bắt đầu tăng nhiệt mạnh. Riêng Trung Bộ nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ. Tây Nguyên, Nam Bộ trên 37 độ
4
Lật thuyền, 4 phụ nữ mất tích
Thuyền nan chở 6 người đi đánh bắt cá trên luồng sông Chanh thì bị lật do giông lốc, 4 người mất tích, sáng 25/4
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Lật thuyền, 4 phụ nữ mất tích

Thuyền nan chở 6 người đi đánh bắt cá trên luồng sông Chanh thì bị lật do giông lốc, 4 người mất tích, sáng 25/4
Miền Bắc bắt đầu gia tăng nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024, miền Bắc bắt đầu tăng nhiệt mạnh. Riêng Trung Bộ nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ. Tây Nguyên, Nam Bộ trên 37 độ
Ôtô 5 chỗ bị tông biến dạng

Ôtô 5 chỗ bị xe tải tông ở ngã tư, đẩy đi hàng chục mét khiến 5 người trên xe gặp nạn, trong đó một người tử vong, bốn người bị thương

"Cuộc chiến" giữa xe ôm truyền thống và xe ôm Grab, Uber ngày càng khốc liệt

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-07-21 09:07

Xã hội ngày càng phát triển, bất kì ngành nghề nào cũng đều phải thay đổi để hòa nhập nếu không muốn bị đào thải. Xe ôm truyền thống cũng không nằm ngoài vòng quay ấy của thời đại.

Thời độc tôn của xe ôm truyền thống đã qua…

Cái gì khi gắn với hai từ truyền thống đều sẽ gợi cho người ta những suy nghĩ hoài cổ tốt đẹp về nó. Và thật sự thì vài năm trước đây, khi smartphone và internet chưa phổ biến rộng rãi, người ta vẫn xem xe ôm truyền thống như một phương tiện di chuyển gần gũi, tiện lợi. Nhiều bác xe ôm với sự vui tính và tin cậy đã có cho mình những vị “khách ruột” gắn bó nhiều năm trời.

Nhưng những câu chuyện không mấy tốt đẹp về xe ôm truyền thống được lan truyền ngày một nhiều, lại thêm sự phát triển của xe ôm thời công nghệ như Grab hay Uber đã khiến hình ảnh xe ôm truyền thống không còn trọn vẹn như trước.

Hình ảnh những bác xe ôm truyền thống trên đường phố Sài Gòn
Hình ảnh những bác xe ôm truyền thống trên đường phố Sài Gòn

Bác H., một người chạy xe ôm truyền thống gần 30 năm ở ngã tư Thủ Đức cho biết: “Ngày trước thu nhập cũng khoảng 300.000-400.000/ ngày. Bây giờ chỉ còn gần 200.000/ ngày. Thu nhập giảm đi gần 1 nửa, khách bây giờ chủ yếu cũng là khách quen từ trước nên mới gọi chạy. Do không quen dùng đồ công nghệ, không có điện thoại cảm ứng nên không thể chuyển sang Grab hay Uber.”

Xe ôm hiện đại đang dần trở nên gần gũi quen thuộc với người dân
Xe ôm hiện đại đang dần trở nên gần gũi quen thuộc với người dân

Từ khi xuất hiện, xe ôm hiện đại chiếm được cảm tình của nhiều người vì sự tiện lợi, nhanh chóng, tác phong chuyên nghiệp, thái độ phục vụ vui vẻ, hòa nhã, đặc biệt là giá cả được công khai theo quy định. Trong khi với nhiều xe ôm truyền thống giá cả tùy thuộc vào cảm tính chủ quan và “trông mặt mà hét giá”, thì với xe ôm hiện đại, đánh trúng tâm lí thích sự rõ ràng, không mặc cả kì kèo nên giá cả luôn được thông báo trước dựa trên quãng đường đi của khách hàng.

Nếu không muốn bị đào thải thì xe ôm truyền thống phải tự thay đổi mình

Suốt 1 thời gian dài, người ta bắt gặp nhan nhản trên các mặt báo về việc hành hung của xe ôm truyền thống đối với xe ôm hiện đại như grab hay uber. Những tưởng sau khi dư luận bất bình lên tiếng với đỉnh điểm là việc đòi tẩy chay xe ôm truyền thống thì các bác xe ôm sẽ ý thức hơn về hành động của mình và có thái độ cạnh tranh lành mạnh hơn.

Nhưng mới đây, cư dân mạng lại xôn xao về chia sẻ của một bạn nữ khi chứng kiến cảnh hành hung của xe ôm truyền thống với tài xế Grab bike. Điều đáng nói ở đây, người tài xế này đã khá là lớn tuổi.

Cuộc chiến giữa xe ôm truyền thống và xe ôm Grab, Uber ngày càng khốc liệt

Đành rằng nhiều người chạy xe ôm truyền thống gia cảnh rất khó khăn. Trong khi thời thế thay đổi, không kịp thích nghi khiến việc mưu sinh thêm phần lao đao. Thế nhưng, vì bát cơm của mình mà nỡ hành động sai trái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người khác thì liệu có đúng đắn, có cần thiết? Chúng ta không thể cứ bám víu vào hoàn cảnh như cái cớ để bắt người khác thông cảm cho những hành động quá khích của mình.

Thực tế, đa phần các bạn trẻ chạy Grab hay Uber cũng là sinh viên từ các tỉnh lên thành phố lớn học tập, kiếm việc làm thêm trang trải cuộc sống. Bạn A. quê ở Quảng Ngãi, lên Sài Gòn học đại học chỉ vừa chạy Grab một thời gian ngắn để đỡ đần bố mẹ một phần tiền sinh hoạt ở nơi đắt đỏ này cho biết cũng có nghe nói về chuyện xe ôm truyền thống hành hung các lái xe Grab hay Uber. Vì thế nên các lái xe thường đi chung với nhau theo nhóm để giúp đỡ và bảo vệ nhau khi có chuyện không hay xảy ra.

Grab hay Uber vốn được đặt qua điện thoại, không nhất thiết phải đứng đón khách như xe ôm truyền thống nên theo chú T., một người chạy Grab cũng khá lâu cho biết: “Chỉ những điểm nóng như Bến xe Miền Đông hay Bến xe An Sương thì mới có chuyện chèn ép, giành giật khách, còn những nơi khác mọi người vẫn bình thường vì không có chuyện tranh giành địa điểm.”

Thiết nghĩ, Sài Gòn vốn đất chật người đông, mưu sinh đã rất nhọc nhằn, vậy cớ sao cùng là người dân lao động lại không nương tựa vào nhau, cạnh tranh công bằng và giúp đỡ nhau nơi đất khách.

Xe ôm công nghệ thường đi chung theo nhóm để bảo vệ nhau
Xe ôm công nghệ thường đi chung theo nhóm để bảo vệ nhau

Không chỉ xe ôm truyền thống mà những hãng taxi lâu đời như Mai Linh, Vinasun... cũng đang gặp áp lực về doanh số ở thời đại bùng nổ công nghệ. Nhưng tuyệt nhiên, người ta chưa hề nghe về sự tranh chấp hay mâu thuẫn giữa các hãng taxi truyền thống với hiện đại. Họ cạnh tranh và thu hút khách hàng bằng những hình thức ưu đãi, giảm giá cước… Phải chăng, đã đến lúc xe ôm truyền thống cũng nên thay đổi cách cư xử, thái độ và giá cả hợp lí hơn để có thể tồn tại được trong thời buổi kinh tế thị trường này.

Cách đây không lâu người viết cũng đã chứng kiến một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Chiều hôm đó khi đứng đợi bạn, một bạn chạy Grab lại nhờ tôi nói chuyện với ông khách người nước ngoài để hỏi rõ vị trí vì điện thoại của bạn bị lỗi định vị. Hỏi han xong xuôi, tôi chỉ bạn đường đi đến nơi đón khách.

Có lẽ vì mới lên Sài Gòn, chưa rõ đường xá nên bạn chưa hiểu ý tôi. Đang loay hoay thì bỗng một chú xe ôm gần đó lại chỉ cho bạn, rõ ràng rành mạch, đi đường tắt nào, rẽ ra làm sao để tránh đường một chiều… Trước khi đi còn không quên nhắc: “Sắp mưa rồi, đi nhanh đi đừng để người ta đợi lâu”.

Chỉ qua một ví dụ nho nhỏ, cũng có thể thấy xe ôm truyền thống và xe ôm hiện đại đều dễ dàng chung sống hòa bình với nhau, giúp đỡ nhau rất nhiều. Mọi người ủng hộ Grab hay Uber vốn cũng chỉ muốn xe ôm truyền thống có thể thay đổi thái độ làm việc, không vì vị trí độc tôn trước kia mà “chém” giá cao ngất ngưởng.

Ai cũng có câu chuyện của riêng mình, nhưng chỉ có cách cạnh tranh lành mạnh thì mới khiến người ta không quay lưng lại với những khái niệm "truyền thống" mà thôi.

Theo thethaovanhoa.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận