Tin mới
1
Nỗi niềm vợ chồng già chỉ có một con
Chiều cuối tháng 4, trở về phòng trọ ở Cầu Giấy, Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hằng dựng xe đạp ở góc nhà, gọi tên chồng rồi bật khóc vì nhận ra ông đã mất ba tháng rồi
4
Gen Z thích điện thoại 'cục gạch'
Sợ rò rỉ thông tin và muốn tránh xa mạng xã hội, nhiều người trẻ từ bỏ smartphone chuyển sang dùng các mẫu điện thoại không kết nối mạng
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Nỗi niềm vợ chồng già chỉ có một con

Chiều cuối tháng 4, trở về phòng trọ ở Cầu Giấy, Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hằng dựng xe đạp ở góc nhà, gọi tên chồng rồi bật khóc vì nhận ra ông đã mất ba tháng rồi
Gen Z thích điện thoại 'cục gạch'

Sợ rò rỉ thông tin và muốn tránh xa mạng xã hội, nhiều người trẻ từ bỏ smartphone chuyển sang dùng các mẫu điện thoại không kết nối mạng

Chuyện có thật về người đàn ông mất 22 năm để xẻ thành công "quả núi"

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-07-31 10:07

Dưới đây là câu chuyện có thật về một người đàn ông Ấn Độ đã hi sinh 22 năm cuộc đời mình để "đục núi, xẻ đường", tưởng nhớ về người vợ quá cố.

Khi mới bắt đầu công việc đục núi, tất cả người dân trong làng đều cho ông là kẻ điên rồ, Tuy nhiên, sau một thời gian dài chứng kiến những nỗ lực không ngừng cũng như nguyên nhân đằng sau hành động ấy, họ cảm thấy xúc động và vô cùng hổ thẹn. Sau bao nhiêu cố gắng bất chấp sự suy kiệt về sức khỏe, cuối cùng ông cũng hoàn thành xây dựng con đường mới phục vụ người dân, giúp việc đi lại nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Câu chuyện về một người đàn ông "xẻ núi" suốt 22 năm
Câu chuyện về một người đàn ông "xẻ núi" suốt 22 năm

Dashrath Manjhi là một người dân lao động nghèo thuộc tầng lớp tận cùng ở Ấn Độ. Nơi ông sinh sống có điều kiện giao thông cực kì khó khăn, người dân nếu muốn di chuyển ra bên ngoài buộc phải đi vòng tới 80km. Từ nhà ông đến thị trấn gần nhất phải mất 55km, hầu hết là đường núi rất khó đi. Một ngày chẳng may vợ ông gặp tai nạn, đường xá xa xôi đã khiến bà không được cấp cứu kịp thời mà qua đời. Chính vì vậy mà ông quyết tâm phải giải quyết "chướng ngại vật" này cho bằng được.

Thành quả sau bao ngày vất vả là một con đường rộng thênh thang
Thành quả sau bao ngày vất vả là một con đường rộng thênh thang

Như một cách để tưởng nhớ người vợ của mình, đồng thời không muốn ai gặp phải tình trạng tương tự, ông bắt đầu công việc "đục đá dời núi" kể từ đó.

Chỉ với búa và một chiếc đục, hằng ngày ông Manjhi đều siêng năng thực hiện công việc, bất kể sự thay đổi của thời tiết, dù ngày hay đêm cũng không ngừng nghỉ. "Công trình" của ông cứ như vậy trôi qua trong suốt 22 năm. Đến năm 1982, con đường mòn xuyên qua núi Gehlour, phía Đông bang Bihar cuối cùng cũng hoàn thành, có chiều dài khoảng 110m và rộng hơn 9m. Từ đây, khoảng cách đi đến thị trấn gần nhất đã rút ngắn được hơn 15km. 

Chuyện có thật về người đàn ông mất 22 năm để xẻ thành công quả núi

Người đàn ông với tấm lòng đáng được nể phục
Người đàn ông với tấm lòng đáng được nể phục

Những người dân trong làng đã từng chê cười ông giờ cảm thấy hối hận và rất thán phục, họ kinh ngạc trước lòng tin và nghị lực kiên trì, cũng như tình yêu thương mà ông dành cho người vợ quá cố. Tất cả mọi người đều hết sức biết ơn tất cả những gì mà Manjhi đã làm. Con đường sau này lấy tên ông và được đưa vào sử dụng đến tận ngày nay. Mỗi lần người ta đi qua đây, không ai có thể tin nổi sự thật trước mắt mình, họ không thể làm gì hơn ngoài tỏ lòng kính trọng sâu sắc.

Câu chuyện "thần kì" về ông lão "đục núi" ngày càng lan rộng và khiến người dân Ấn Độ vô cùng nể phục. Hãng phim Bollywood sau đó đã quyết định xây dựng bộ phim mô phỏng hành hộng này với tựa đề "Manjhi- The Mountain Man".

Câu chuyện đẹp này đã được mang vào một bộ phim và trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ
Câu chuyện đẹp này đã được mang vào một bộ phim và trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ

Người đảm nhiệm vai chính trong phim - Nawazuddin Siddiqui chia sẻ: "Đây là một câu chuyện thật sự đẹp và làm rung động lòng người. Người đàn ông ấy đã biến điều không thể thành có thể, việc làm của ông đã tạo hy vọng và giúp đỡ cho hàng ngàn con người. Điều khó nhất trong bộ phim là làm sao tái hiện được hình ảnh người đàn ông phi thường này một cách chân thật nhất, bởi đây không phải là việc mà một người bình thường có thể nghĩ đến. Ông ấy xứng đáng trở thành nguồn cảm hứng và biểu tượng của thế hệ trẻ".

Những gì ông làm và cống hiến chắc chắn được mọi người ghi nhớ.
Những gì ông làm và cống hiến chắc chắn được mọi người ghi nhớ.

Con đường này sau đó đã được chính quyền địa phương trùng tu và cải thiện cho hiện đại hơn, tuy nhiên công tác rải nhựa và hoàn thành các công đoạn xây dựng cũng phải mất gần 30 năm. Năm 2007, ông Dashrath Manjhi mất ở tuổi 73 vì căn bệnh ung thư túi mật. Tang lễ của ông sau đó đã được chính quyền Bihar tổ chức. Tuy người đàn ông nghị lực này đã vĩnh viễn ra đi, nhưng những giá trị tinh thần và đạo đức mà ông để lại chắc chắn sẽ không bao giờ vụt tắt.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận