Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Chúng ta đang vô tình tạo ra một "thế hệ cúi đầu" mà không biết!

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-07-19 02:07

Cho trẻ em sớm tiếp xúc với công nghệ - thương con hay làm hư con?

Chúng ta nói về công nghệ mỗi ngày, như dòng điện thoại nào mới ra mẫu mã mới, hãng nào dùng tốt hơn hãng nào, tính năng nào đang được săn đón nhất hiện nay. Rồi chúng ta lại hăng say lên án những người, đặc biệt là giới trẻ, suốt ngày cắm mặt vào điện thoại, máy tính bảng, ngón tay không ngừng lướt dọc lướt ngang. Nhưng chúng ta lại quên đi chính bản thân mình cũng thế, và không nhận ra rằng con em chúng ta đang miệt mài “ôm” điện thoại mỗi ngày đến không dứt mắt ra được.

Một "thế hệ cúi đầu”

"Hôm nay được ngày về quê nhà dì em, lên gác thì thấy cảnh tượng này. Trước em mà về thì trẻ con tranh nhau ra đón rồi reo hò ầm ĩ, giờ mỗi đứa một góc chẳng đứa nào quan tâm tới em nữa. Buồn ơi là buồn!" – đó là vài dòng chia sẻ đáng suy nghĩ của một cư dân mạng có tên Bảo Tâm cùng hình ảnh 6 đứa trẻ nằm cạnh nhau, im lặng một cách đáng sợ chỉ vì… tập trung vào màn hình bé xíu của chiếc điện thoại thông minh và máy tính bảng.

6 đứa trẻ miệt mài tập trung vào thiết bị thông minh. (Ảnh: Bảo Tâm)
6 đứa trẻ miệt mài tập trung vào thiết bị thông minh. (Ảnh: Bảo Tâm)

Đây không phải là hình ảnh đáng buồn đầu tiên về hiện trạng phụ thuộc vào công nghệ của các em thiếu nhi Việt Nam. Trước đó, cộng đồng mạng từng câm lặng trước một số phóng sự ảnh và những hình ảnh được ghi nhận từ thực tế về thực trạng ấy, nhưng dường như sức tác động của chúng vẫn chưa đủ mạnh? Bởi hiện tượng cắm mặt vào màn hình vẫn diễn ra đều đặn, khắp nơi, từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ thành thị đến nông thôn, từ người lớn đến trẻ con, từ ngày này sang tháng khác...

Chúng ta đang vô tình tạo ra một thế hệ cúi đầu mà không biết!

Một số bức ảnh phản ánh thực trạng phụ thuộc công nghệ của người Việt. (Ảnh: Internet)
Một số bức ảnh phản ánh thực trạng phụ thuộc công nghệ của người Việt. (Ảnh: Internet)

Đó là những đứa trẻ cấp 1, cấp 2 cắm cúi vào chiếc điện thoại di động của bố mẹ hay thậm chí được các bậc phụ huynh sắm hẳn cho một chiếc dùng riêng. Với những lí do như tiện liên lạc, phục vụ học tập (?!), giải trí và… không thua thiệt với người ta, các bậc phụ huynh Việt đang vô tình tạo ra một thế hệ trẻ con “cúi đầu” – những đứa trẻ suốt ngày cắm cúi để nhìn vào điện thoại và khám phá thế giới xung quanh không phải bằng trải nghiệm bản thân mà thông qua màn hình vài inch bé xíu ấy.

Và người lớn cũng không nằm ngoài thực trạng đáng buồn đó khi đi đến những quán cà phê, các bạn trẻ đều dành tất cả sự tập trung cho thiết bị điện tử, mặc nhiên không hề ngẩng lên trò chuyện với nhau câu nào. Khoảng thời gian dành cho tương tác thực tế đang dần bị thay thế bằng tương tác ảo trên mạng xã hội. 

Giới trẻ nghiện smartphone. (Ảnh: Internet)
Giới trẻ nghiện smartphone. (Ảnh: Internet)

Đổ lỗi tại ai?

Bất kì sự vật, sự việc hay hiện tượng nào trên thế giới cũng đều tồn tại hai mặt song song trái ngược nhau. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ mang lại nhiều lợi ích và sự tiện dụng cho cuộc sống loài người, nhưng mặt khác, tác động xấu của chúng vào con người cũng không hề nhỏ bé. Máy móc sinh ra với mục đích phục vụ cho con người, nhưng ranh giới giữa “phục vụ” và “phụ thuộc” rất mong manh. Và một khi con người bước hẳn sang lãnh địa của sự phụ thuộc, máy móc lại trở thành chủ nhân của con người. Vậy, lỗi có phải do công nghệ phát triển quá nhanh?

Phụ huynh nên dành nhiều thời gian để chơi cùng con cái. (Ảnh: Internet)
Phụ huynh nên dành nhiều thời gian để chơi cùng con cái. (Ảnh: Internet)

Trẻ con thì tò mò, luôn háo hức khám phá thế giới nên sẽ rất muốn biết món đồ mong mỏng, dẹp dẹp, phát ra ánh sáng và âm thanh vui nhộn kia có gì làm cho người lớn say mê đến thế. Và khi chúng ta trao "điều kì diệu" ấy đến với các bé, sự tò mò trong con trẻ vẫn chưa được thỏa mãn khi mỗi ngày một ít, trẻ lại khám phá thêm được nhiều điều kì diệu của vật dụng nhỏ bé ấy. Nếu ta cứ lười biếng giao cho con điện thoại để nghịch thay vì chơi với con, các bé sẽ dần phụ thuộc hay "nghiện" đồ công nghệ, chưa kể đến những ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé về lâu về dài.

Người lớn còn "nghiện" điện thoại thì huống chi con trẻ? (Ảnh: Internet)
Người lớn còn "nghiện" điện thoại thì huống chi con trẻ? (Ảnh: Internet)

Ngẩng đầu để trông ra thế giới thật bên ngoài

Không phải chúng ta không có quyền hoặc không nên sử dụng công nghệ để giáo dục trẻ em, nhưng chỉ nên tận dụng chúng như một công cụ hỗ trợ chứ không phải biến công nghệ thành một bảo mẫu trông trẻ, khi ta lười biếng hay quá mệt mỏi sau một ngày làm việc. Bởi lẽ, giáo dục ở giai đoạn đầu đời là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nặng nề nhất của gia đình, nhà trường và xã hội. Bởi khi ấy, trẻ em hoàn toàn là một tờ giấy trắng, chỉ cần sai một li là đi cả một dặm. Các em cần được giáo dục để tự tin ngẩng đầu khám phá thế giới, chứ không phải thông qua màn hình bé tí trong tư thế tiếp nhận kiến thức một cách thụ động như vậy.

Hãy để con trẻ được ngẩng đầu và trông ra thế giới thật bên ngoài. (Ảnh: Internet)
Hãy để con trẻ được ngẩng đầu và trông ra thế giới thật bên ngoài. (Ảnh: Internet)

Đừng là một thế hệ phụ huynh lười biếng, để rồi tạo ra thêm một thế hệ con trẻ “cúi đầu” phụ thuộc vào công nghệ. Bởi, dù “cúi đầu” ở nghĩa đen hay nghĩa bóng, thì cũng sẽ trở thành thói quen khó bỏ nếu không sửa kịp thời!

Và, sẽ còn mấy ai ngẩng đầu kiêu hãnh giữa cuộc sống này?

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận