Tin mới
4
Chocolate "Essence Of Love" - Xua tan căng thẳng, khơi dậy niềm vui
Trong những năm gần đây, nghiên cứu khoa học đã đưa ra nhiều bằng chứng về lợi ích của việc ăn socola đối với sức khỏe. Không chỉ là một món ngọt ngào hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích không ngờ cho cả tâm trí và cơ thể. Dưới đây là một số điểm nổi bật về những lợi ích khi thưởng thức socola một cách hợp lý.
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Chocolate "Essence Of Love" - Xua tan căng thẳng, khơi dậy niềm vui

Trong những năm gần đây, nghiên cứu khoa học đã đưa ra nhiều bằng chứng về lợi ích của việc ăn socola đối với sức khỏe. Không chỉ là một món ngọt ngào hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích không ngờ cho cả tâm trí và cơ thể. Dưới đây là một số điểm nổi bật về những lợi ích khi thưởng thức socola một cách hợp lý.

"Chú lính chì dũng cảm" chống nạng đi khám bệnh cho dân

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-12-13 10:12

Dù đã bị mất đi một chân, nhưng bác sĩ Quý Chính Dũng, năm nay 36 tuổi, ở Trùng Khánh, Trung Quốc vẫn hằng ngày khám bệnh, chữa trị cho người dân trong vùng.

Một ngày tháng 9/1994, khi đang trên đường đi học về, chàng trai Quý Chính Dũng đột nhiên bị một chiếc xe hàng đâm phải. Sau khi được các bác sĩ tận tình cứu chữa, dù đã qua được cơn nguy kịch, nhưng vì vết thương ở chân phải quá nặng nên Quý Chính Dũng buộc phải cắt bỏ một bên chân để bảo toàn tính mạng.

"Chú lính chì dũng cảm" chống nạng đi khắp nơi khám bệnh cho dân - Ảnh 1.
Quý Chính Dũng buộc phải cắt đi một chân sau vụ tai nạn giao thông.

Lúc đó, cuộc sống của chàng trai Quý Chính Dũng hoàn toàn bị đảo lộn, có những lúc anh tưởng chừng cuộc đời mình đến đây là kết thúc và tỏ ra vô cùng bi quan, thậm chí có lúc đã từng nghĩ tới chuyện tự tử.

Thế nhưng, sau khi buồn bã và thất vọng đủ rồi, chàng trai dũng cảm ấy lại cảm thấy không cam tâm và luôn tư hỏi: Tại sao mất đi một chi thì cuộc đời của mình sẽ đi vào ngõ cụt? Tại sao lại không thể sống một cuộc sống bình thường như những người có đủ tứ chi khác? Vì vậy, sau 1 năm nghỉ ngơi và nghĩ ngợi thông suốt, Quý Chính Dũng chính thức quay trở lại trường học. Khi ấy, anh có 2 sự lựa chọn là ngồi xe lăn hoặc chống nạng đi học, và anh đã quyết định di chuyển bằng đôi nạng, bởi vì theo anh, nếu ngồi xe lăn thì cả đời sẽ không thể đứng dậy được.

Quý Chính Dũng dồn hết sức tập làm mọi việc trên đôi nạng mỏng manh, cho dù bị ngã, bị chảy máu, nhưng anh vẫn kiên trì không bỏ cuộc. Ban đầu anh đi trên đôi nạng, nhưng sau đó dần chuyển sang chỉ còn dùng 1 chiếc nạng. Vài năm nỗ lực đã khiến anh sử dụng chiếc nạng vô cùng thành thạo, thậm chí di chuyển linh hoạt chẳng kém gì những người bình thường.

Bởi vì quá ngưỡng mộ một người ông trong gia đình từng làm bác sĩ nên sau khi tốt nghiệp trung học, Quý Chính Dũng đã có một quyết định khiến cho tất cả mọi người đều sửng sốt, đó là thi vào trường Y. Rất nhiều người biết chuyện đã tìm cách ngăn cản chàng trai kiên cường, họ khuyên anh tốt nhất nên ở yên tại nhà thôi, thế nhưng càng bị ngăn cản, lòng quyết tâm trong anh càng tăng cao, và đến cuối cùng Quý Chính Dũng đã thi đỗ vào khoa Trung Y của trường đại học Du Châu, Trùng Khánh.

"Chú lính chì dũng cảm" chống nạng đi khắp nơi khám bệnh cho dân - Ảnh 2.
Dù bị nhiều người ngăn cản, nhưng Quý Chính Dũng vẫn quyết tâm theo đuổi ngành Y mà mình mơ ước bấy lâu.

Con đường trở thành bác sĩ của Quý Chính Dũng không hề đơn giản chút nào, đặc biệt là khoảng thời gian thực tập. Mỗi lần anh bước vào phòng khám, mọi người đều nhìn anh bằng ánh mắt kỳ dị, thậm chí có người còn hỏi anh là bác sĩ hay là bệnh nhân đến khám bệnh.

Tháng 9/2003, sau khi tốt nghiệp đại học, Quý Chính Dũng đã được nhận vào làm việc tại phòng khám y tế thôn Kiến Tân, trấn Hàm Cốc, khu dốc Cửu Long, thành phố Trùng Khánh. Vị bác sĩ kiên cường cho rằng kiến thức là không có giới hạn nên đã không ngừng nỗ lực học tập và nhận được nhiều bằng chứng nhận có giá trị. Hiện tại, anh đang theo học thêm về ngành Y tại đại học Trùng Khánh.

Nhớ về thời kỳ khó khăn trước kia, bác sĩ Quý mỉm cười cho biết, ngày đầu tiên anh chống nạng đi khám bệnh, người nhà bệnh nhân đã nghĩ anh là một kẻ lừa đảo, vì xưa nay họ chưa từng thấy có bác sĩ nào chống nạng đi chữa bệnh cả. Lâu dần, bác sĩ Quý đã dùng khả năng và lòng nhiệt tình của mình để chứng tỏ cho dân làng biết rằng, không phải bị cụt chân thì sẽ không thể trở thành bác sĩ.

Suốt 12 năm trời ròng rã chống nạng đi khám bệnh, bác sĩ Quý được mọi người trìu mến gọi bằng cái tên "vị bác sĩ một chân tốt bụng". Cho dù nhà bệnh nhân cách bao xa và bất luận là vào lúc nào trong ngày, chỉ cần có người cầu cứu, bác sĩ Quý sẽ xách đồ nghề lên và đến khám bệnh ngay lập tức. Từ khi chính thức trở thành bác sĩ tới nay, anh phải di chuyển rất nhiều và mỗi năm phải thay tới 4 chiếc nạng.

Hiện nay, dân làng Kiến Tân vô cùng tin tưởng vào y đức của bác sĩ Quý, bị bệnh gì cũng muốn mời anh tới khám chữa, thậm chí có người còn phát biểu: "Bây giờ mà không có bác sĩ Quý thì dân làng chúng tôi ngủ sẽ không ngon giấc được đâu."

"Chú lính chì dũng cảm" chống nạng đi khắp nơi khám bệnh cho dân - Ảnh 3.
Từ những nghi ngờ ban đầu, giờ đây người dân trong làng đã chuyển sang vô cùng tin tưởng và quý trọng bác sĩ Quý.

"Chú lính chì dũng cảm" chống nạng đi khắp nơi khám bệnh cho dân - Ảnh 4.
Bác sĩ Quý đã cho mọi người thấy được tinh thần bất khuất "tàn nhưng không phế" của mình.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...