Tin mới
2
Triệu phú cố tình phá sản
Mike Black, chủ một công ty phát triển phần mềm đóng băng tài sản, sống như người vô gia cư để chứng minh có thể tay trắng vẫn kiếm một triệu USD trong một năm
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Tiệc sinh nhật mừng 19 tuổi của Tập đoàn Trần Doãn Group

Tập đoàn Trần Doãn, một tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam, đã tổ chức buổi tiệc sinh nhật tại một trong những nhà hàng sang trọng thuộc hệ thống nhà hàng của tập đoàn vào ngày 26/04/2024. Sự kiện ấm cúng, sang trọng với đông đảo khách mời là đối tác kinh doanh và khách hàng thân thiết.
Triệu phú cố tình phá sản

Mike Black, chủ một công ty phát triển phần mềm đóng băng tài sản, sống như người vô gia cư để chứng minh có thể tay trắng vẫn kiếm một triệu USD trong một năm

Chồng ở nhà nội trợ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2023-08-13 11:08

Từng đi làm với mức xấp xỉ một nghìn USD nhưng ba năm nay, công việc hàng ngày của anh Vĩnh Hưng là dậy sớm chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà, chăm con.

Vĩnh Hưng, 35 tuổi, ở Cần Thơ là cử nhân xuất sắc chuyên ngành ngôn ngữ Anh của ĐH Cần Thơ. Khi anh tốt nghiệp nhà trường định giữ lại làm giảng viên nhưng Hưng từ chối vì thích trải nghiệm môi trường doanh nghiệp nước ngoài.

Sau 10 năm đi làm, trải qua công việc biên dịch, phiên dịch cho các tổ chức phi chính phủ, hướng dẫn viên du lịch, thầy giáo tiếng Anh nhưng khi Covid-19 bùng phát, anh quyết định nghỉ việc, ở nhà chăm hai con (6 tuổi và 4 tuổi) cùng cha mẹ già.

"Tôi quyết định nghỉ tạm thời để vợ yên tâm đi làm nhưng ở bên các con, tôi thấy trân trọng từng khoảnh khắc và muốn đồng hành cùng các bé cho đến khi con đủ lớn'', anh nói lý do.

Vợ anh, chị Việt Thi cũng là một giảng viên tiếng Anh nói muốn tất cả các khoảnh khắc lớn lên của các con phải có sự hiện diện của cả ba lẫn mẹ hoặc tối thiểu một trong hai nên ủng hộ chồng ở nhà làm nội trợ.


Anh Vĩnh Hưng đưa con tới phòng đọc sách thiếu nhi, thư viện TP Cần Thơ đọc sách, xem truyện, năm 2020. Ảnh: Việt Thi.

Dù vô tình nhưng chuyện nhà anh Vĩnh Hưng đánh dấu một làn sóng âm thầm thay đổi vai trò truyền thống của nam giới trong gia đình Việt dưới tác động của đại dịch. Nghiên cứu mới của Viện nghiên cứu đời sống xã hội (ISDS) cho biết, có một sự đảo ngược vai trò trong nhiều gia đình, nam giới trở thành người ở nhà chăm sóc gia đình còn phụ nữ là người kiếm tiền chính.

Ví dụ, báo cáo của ISDS cho hay ngày càng nhiều nam giới trẻ tuổi chia sẻ việc nhà với phụ nữ. 38,8% thanh niên đô thị chia sẻ việc nấu ăn với vợ trong khi tỷ lệ ở đàn ông trên 60 tuổi trở lên chỉ là 24%. Ở nông thôn, tỷ lệ tương ứng là 29,4% và 18%.

Tiến sĩ tâm lý học Đặng Hoàng Ngân, người có 11 năm kinh nghiệm tham vấn và trị liệu hôn nhân gia đình, cho rằng khi vợ chồng có sự đồng thuận và hài lòng với sự phân chia công việc giống như gia đình anh Vĩnh Hưng nghĩa là có sự bình đẳng.

Tuy nhiên, theo chuyên gia vẫn tồn tại không ít trở ngại đối với nam giới khi ở nhà nội trợ. Họ có thể tự ti khi những người thân thiết, chẳng hạn cha mẹ định kiến giới, không chấp nhận vai trò mới này. Điều đó không chỉ gây tổn thương lòng tự trọng mà còn khiến người chồng áp lực chữ "hiếu'' vì để cha mẹ phiền lòng.

Đây là điều vợ chồng chị Việt Thi đã gặp. Khi biết anh Hưng ở nhà chăm con, làm nội trợ, những người xung quanh đặc biệt là bố mẹ hai bên phản đối dữ dội. Mỗi lần gia đình có tiệc, anh Vĩnh Hưng luôn là tâm điểm bàn tán. Hầu hết người nhà đều chê trách anh "ăn bám vợ''. ''Tôi từng ngại khi trả lời mọi người công việc chính của mình là ở nhà chăm con'', anh thừa nhận.

Người vợ cũng không tránh khỏi áp lực khi quyết định làm trụ cột kinh tế. Có thời điểm điện thoại của người thân ở quê gọi lên, chị không dám nghe máy. ''Mẹ luôn khóc, than thở là cứ nghĩ tôi sống an nhàn, được chồng bao bọc không ngờ phải gánh vác kinh tế'', chị Việt Thi kể.


Anh Long Thành chọn làm nội trợ để vợ toàn thời gian đi làm. Ảnh: Góc của Hằng.

Anh Long Thành (39 tuổi, ở TP HCM) cũng công khai lui về nội trợ để vợ quyết mọi việc lớn nhỏ ở công ty, dù trước khi kết hôn anh là kỹ sư công nghệ, làm freelancer, thu nhập 2.000-4.000 USD.

Hàng ngày, ngoài làm shipper cho vợ lúc rảnh, anh dành toàn thời gian chăm con. ''Tôi là người chọn sữa, chọn bỉm, chọn trường cho con. Con ăn gì, uống gì tôi quyết. Đêm con ốm sốt tôi thức chăm còn vợ ngủ'', anh kể về công việc của mình trên mạng xã hội. Nhiều bình luận chê anh là "chạn vương'', núp sau váy vợ.

Nhưng vợ chồng chị Thi, anh Long Thành coi những lời chê là lẽ đương nhiên bởi xã hội Việt Nam còn định kiến giới khá nặng nề - cho rằng đàn ông phải là trụ cột kinh tế, phải lo được tài chính cho vợ con.

Nghiên cứu về nam giới và nam tính ở Việt Nam năm 2020 cho biết 92% đàn ông cho rằng thiên chức của phụ nữ là chăm sóc cho gia đình, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp của chồng; 64,2% quan niệm nam giới làm việc hiệu quả hơn phụ nữ. Cũng chính vì vậy 1/4 đàn ông thấy áp lực trong cuộc sống, trong đó hơn 80% bị áp lực kinh tế, gần 70% bị áp lực về sự nghiệp.

Chị Việt Thi cho biết, thời gian đầu dù vợ chồng đã thống nhất quan điểm nhưng áp lực quá lớn từ quan niệm xã hội cũng nhiều lần khiến họ lung lay. Đỉnh điểm căng thẳng là khi chị Việt Thi mang hai con nhỏ đến nhà người thân sống tạm.

''Trước khi đi, chúng tôi ngồi lại nói chuyện với nhau, cho nhau thời gian để xác định xem liệu còn tiếp tục thực hiện sự hoán đổi này hay không", chị nói. Sau chưa đầy một tuần, anh Vĩnh Hưng đón vợ con về nhà. Họ xem như đã vượt qua một thử thách.

Anh chị bắt đầu thanh lọc, bỏ ngoài tai những lời chỉ trích. ''Tôi dành thời gian cho con nhiều hơn và chạy bộ để cân bằng tâm lý'', anh Hưng nói. Chị Thi cũng tập trung hoàn toàn cho công việc, cùng gia đình tham gia các hoạt động ý nghĩa hơn. Họ thống nhất ''nơi nào có năng lượng tiêu cực thì né ra''. Ai nói những lời gây tổn thương đến vợ, anh Hưng không bao giờ nói lại với chị. Ai nói những lời không hay về chồng, chị Thi sẵn sàng phản biện lại.

''Tiền có thể kiếm được, nhưng một người chồng sẵn sàng lùi về làm hậu phương cho mình thì không phải ai cũng tìm được'', chị nói.


Gia đình chị Việt Thi chụp ảnh lưu niệm ở Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam (Phong Điền, Cần Thơ) vào cuối tuần. Họ thấy hài lòng và hạnh phúc hơn khi hoán đổi vai trò cho nhau. Ảnh: Việt Thi.

Theo tiến sĩ Đặng Hoàng Ngân, khó có thể thay đổi những người xung quanh nên giải pháp gạt bỏ định kiến sang một bên, dành thời gian để làm điều hữu ích như gia đình chị Việt Thi là giải pháp hợp lý.

''Một xã hội đánh giá quá cao đồng tiền và đánh giá thấp những kết nối nhỏ trong gia đình thì sẽ còn xem nhẹ nội trợ và coi thường đàn ông làm nội trợ'', bà Hoàng Ngân nói.

Anh Long Thành cũng bỏ ngoài tai những lời bàn tán, vì khi làm việc nhà và chăm con, anh thấy đây là công việc vô cùng khó khăn, cần sự đầu tư không chỉ tâm sức mà cả tình yêu.

''Tôi rất ghét ai đó nói 'phụ vợ việc nhà', việc nhà đâu phải phụ, nó là việc chính mà. Hơn nữa, đã là vợ chồng thì việc nhà là của cả hai, không phải của vợ để phụ giúp'', anh nêu quan điểm.

Theo vnExpress.net

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận