Tin mới
2
Nỗi niềm vợ chồng già chỉ có một con
Chiều cuối tháng 4, trở về phòng trọ ở Cầu Giấy, Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hằng dựng xe đạp ở góc nhà, gọi tên chồng rồi bật khóc vì nhận ra ông đã mất ba tháng rồi
5
Gen Z thích điện thoại 'cục gạch'
Sợ rò rỉ thông tin và muốn tránh xa mạng xã hội, nhiều người trẻ từ bỏ smartphone chuyển sang dùng các mẫu điện thoại không kết nối mạng
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Nỗi niềm vợ chồng già chỉ có một con

Chiều cuối tháng 4, trở về phòng trọ ở Cầu Giấy, Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hằng dựng xe đạp ở góc nhà, gọi tên chồng rồi bật khóc vì nhận ra ông đã mất ba tháng rồi
Gen Z thích điện thoại 'cục gạch'

Sợ rò rỉ thông tin và muốn tránh xa mạng xã hội, nhiều người trẻ từ bỏ smartphone chuyển sang dùng các mẫu điện thoại không kết nối mạng

Cảm phục sự lạc quan đến khó tin của cô gái không-bao-giờ-sợ-chết

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-07-10 09:07

Đó là lời nhận xét của những bệnh nhân, thân nhân ở Khoa Huyết học, bệnh viện Chợ Rẫy khi nói về Phạm Thuý Hằng, cô gái trẻ 23 tuổi đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư máu. Họ nói, mỗi khi không bị mệt, Hằng thường lang thang khắp các phòng bệnh để trò chuyện vui vẻ với mỗi người.

Hằng được nhiều người biết tới bằng dòng confession dành tặng người yêu 7 năm trong dịp sinh nhật của chàng trai này. Thế nhưng nếu không gặp gỡ cô gái này, chúng ta dễ bỏ lỡ những điều còn quan trọng và ý nghĩa về Hằng. Rằng cô gái 23 tuổi này là một chiến binh quả cảm trên giường bệnh.

Và đúng như lời nhận xét ấy, điều đầu tiên mà tôi cảm nhận được ở Hằng chính là sự yêu đời của cô gái này. Bước vào buồng bệnh, trong khi mọi bệnh nhân đều đang cùng một dáng vẻ yên lặng mệt mỏi thì nơi góc phòng tôi bắt gặp ngay ánh mắt vui vẻ dường như không thuộc về những người đang mắc phải bệnh ung thư.

Khó khăn lớn nhất là phải chấp nhận

Trước khi gặp Hằng, tôi đã chuẩn bị tinh thần để trở thành người chia sẻ. Vẫn nghĩ rằng những người bị ung thư sẽ yếu đuối, sẽ dễ gục ngã nên tôi nghĩ rằng mình sẽ cố gắng để để an ủi cô gái trẻ.

Thế nhưng từ những lời chia sẻ đầu tiên, Hằng đã khiến những nỗi lo lắng của tôi trở nên dư thừa. Bằng giọng nói thánh thót sôi nổi, Hằng kể về bệnh tình, về cuộc sống của mình trước khi căn bệnh này ập tới.

Biến cố thay đổi cả cuộc đời nhưng nghe Hằng kể chẳng khác gì một câu chuyện bình thường. Trước khi bệnh phát tác cách đây 1 năm rưỡi, Hằng vẫn đang có cuộc sống bình thường của một sinh viên ngành quản trị du lịch. Giai đoạn đầu, gia đìnhHằng giấu bệnh vì sợ cô gái sẽ suy sụp sau khi biết bản thân bị ung thư.

Dù luôn trêu mẹ là yếu đuối, nhưng Hằng biết mẹ chính là người mạnh mẽ nhất từ khi Hằng bị căn bệnh này.
Dù luôn trêu mẹ là yếu đuối, nhưng Hằng biết mẹ chính là người mạnh mẽ nhất từ khi Hằng bị căn bệnh này.

Hằng vừa cười vừa kể: “Khi ấy mẹ chỉ nói Hằng bị viêm phổi rồi bị nhiễm trùng máu thôi. Nhưng mà Hằng thấy lạ quá, sao chỉ bị viêm phổi mà nhiều người đến thăm như vậy?”.

“Đến Tết, khi ấy gia đình vẫn chưa cho Hằng biết bệnh tình thật. Sức khoẻ có phục hồi một chút nên Hằng vẫn đi chơi Tết như bình thường. Nhưng mà lúc Hằng đi chơi ở ngoài thì cứ mỗi năm phút mẹ lại gọi một lần vì sợ con xỉu!” - Hằng cười nhớ lại.

Rồi thì nhìn thấy không khí gia đình buồn phiền, những giọt nước mắt của mẹ mỗi tối và cái tên căn bệnh kì lạ  của bác sĩ, cô gái này cũng dần hiểu ra mình đang mang trong mình bệnh ung thư.

“Khi phát hiện mình bị bệnh, cảm giác cũng không rõ ràng lắm. Nói không buồn thì cũng không đúng mà buồn đến mức suy sụp thì cũng không đúng. Lúc đấy thì khó tin lắm nhưng giờ đã học được cách chấp nhận căn bệnh này. Chấp nhận là điều khó khăn nhất kể từ khi mắc căn bệnh này.” - Hằng nói.

Là chỗ dựa cho mỗi người xung quanh

Điều đầu tiên cô gái này phải chấp nhận là đến bệnh viện thường xuyên hơn, dừng hẳn việc học và công việc kế toán đang dang dở, chấp nhận những ngày buồn chán trên giường bệnh. Nhưng việc này có là gì so với những đau đớn vào sinh ra tử khi truyền hoá chất. Hằng kể lại cảm giác phải chịu đựng khi truyền hoá chất: “Mỗi khi vào hoá chất là Hằng ói liên tục. Có khi phải nằm nửa người trên giường nửa người ở dưới để ói.”.

Rồi những lúc đau đớn vì bệnh tật, vì thuốc, cô gái đã từng nhiều lần yếu đuối muốn đầu hàng. Vài lần Hằng đã từng nói với mẹ xin được chết: “Mẹ ơi cho con về, con không chịu nổi nữa, để con chết.”. Cứ mỗi lần như thế, nhìn thấy mẹ nói trong nước mắt, "Sao con nỡ bỏ mẹ lại?" là cô gái trẻ lại không muốn từ bỏ nữa.

Nụ cười là thứ luôn thường trực trên gương mặt cô gái này bất chấp căn bệnh ung thư.
Nụ cười là thứ luôn thường trực trên gương mặt cô gái này bất chấp căn bệnh ung thư.

Đang khi trò chuyện, mẹ Hằng lại rưng rưng nước mắt. Thấy vậy, cô gái trẻ liền trêu mẹ là yếu đuối làm cả mẹ đang sụt sùi cũng phải phì cười.

Hằng cười: “Trải qua những đau đớn, Hằng không sợ chết nữa, chỉ sợ những người thân yêu xung quanh của mình, vì sự ra đi của mình mà quỵ ngã. Hằng sợ mọi thứ quá đột ngột, mẹ Hằng “yếu đuối” mà, chắc chắn sẽ không chịu nổi”.

Kể từ lúc biết rằng mình rất quan trọng với ba mẹ, anh trai, người yêu và cả những người xung quanh cũng là lúc cô gái tự nhủ với lòng là phải vui vẻ, phải chiến đấu vì mọi điều khó khăn đau buồn đã là quá đủ với những người thân rồi. Cô muốn trở thành chỗ dựa cho chính mình và cả những người xung quanh.

Vừa xoa xoa cái đầu tròn, cô gái lại vui vẻ ngay sau những phút trầm lắng: “Cạo đầu thì cũng hơi tiếc mái tóc dài của mình nhưng đầu trọc thì vẫn xinh mà, việc gì phải đội tóc giả”.

Nhìn gương mặt đầy lạc quan này, thật khó nghĩ Hằng đang là một bệnh nhân ung thư.
Nhìn gương mặt đầy lạc quan này, thật khó nghĩ Hằng đang là một bệnh nhân ung thư.

Bị bệnh này không nói trước điều gì, nhưng Hằng vẫn thấy mình may mắn vì Hằng đã có nhiều thời gian hơn những bệnh nhân khác. Hằng đã có thời gian để kịp làm những điều mình còn dang dở để không cảm thấy tiếc nuối”.

Ai đó đã từng nói “Can đảm không phải là dám chết mà là dám sống”, Phạm Thuý Hằng đã lựa chọn sống, không phải vì cô sợ chết, càng không phải yếu đuối mà trái lại, là vì cô mạnh mẽ. Lựa chọn tiếp tục chiến đấu và vui vẻ đối mặt không phải là một lựa chọn dễ dàng giữa cơn đau thập tử nhất sinh những khi truyền hoá chất mà Hằng thường gọi đùa là “chai bò cụng, chai 7 up”.

Trước khi đến, tôi đã từng nghĩ rằng cuộc trao đổi sẽ đầy nước mắt và tôi sẽ là người phải an ủi cô gái này. Nhưng đến lúc nói lời tạm biệt, tôi mới chính là kẻ yếu đuối hơn khi đã nhiều lần chực khóc. Nếu đến gặp Hằng và trò chuyện với cô gái này, chắc hẳn chúng ta ai cũng thấy rằng nước mắt, sự yếu đuối và khó khăn mỗi ngày khiến chúng ta phải buông xuôi thật nhỏ nhoi.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận