Tin mới
4
Phim Đóa Hoa Mong Manh làm lễ ra mắt tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tối 11/4/2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh, bộ phim Đóa Hoa Mong Manh tổ chức lễ công chiếu tại cụm rạp BHD Star Thảo Điền (Tầng 5, TTTM Vincom Mega Mall, 159 XL Hà Nội, Thảo Điền, TP Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh). Đây cũng là một hoạt động trong nằm khuôn khổ LHP quốc tế TPHCM lần thứ nhất (HIFF 2024) đang diễn ra từ ngày 6 đến 13/4.
5
Đạo diễn Lý Hải, tỉ mỉ đến từng chi tiết bối cảnh Lật Mặt 7
Đạo diễn Lý Hải, nổi tiếng là nhà làm phim chú trọng đến tính chân thực, tỉ mỉ đến từng chi tiết trong việc tạo dựng và tìm kiếm bối cảnh quay. Hậu trường kỳ công của Lật Mặt 7: Một Điều Ước, một lần nữa, cho thấy mức độ đầu tư và sự tìm tòi nghiên cứu chưa từng có trong điện ảnh Việt.
Ảnh
'Lật mặt 7' lộ diện dàn diễn viên khủng
Chiều ngày 08/12/2023 tại Chloe Gallery, ekip “Lật mặt 7” đã có buổi ra mắt dàn diễn viên phim. Với tổng số xấp xỉ 50 diễn viên, “Lật mặt 7” cũng là dự án đạt kỷ lục về đội ngũ diễn viên tham gia đông nhất từ trước đến nay của thương hiệu.

sunwin | sunwin

Bộ phim đầu tiên đoạt giải Oscar

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-02-22 11:02

Dù chỉ là phim câm, nhưng với sự đầu tư công phu về mặt kỹ thuật, "Wings" đã vinh dự giành được giải Oscar đầu tiên.

Lịch sử điện ảnh sẽ mãi mãi ghi nhận, Wings (Những đôi cánh) là bộ phim truyện đầu tiên đoạt giải Oscar Phim hay nhất (1927). Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập (1912 – 2012), hãng Paramount đã phục chế và phát hành lại bộ phim này. Nhiều năm đã trôi qua, nhưng Wings vẫn còn làm người xem sửng sốt…

 

Khi chỉ đạo của phim là anh hùng không trung

Năm 1925 và 1926, Byron Morgan gửi cho hãng Famous Players Lasky Corporation ý tưởng về một câu chuyện không quân trong Thế chiến thứ nhất. Hãng này đồng ý mua và trả cho ông 3.750 USD, với điều kiện ông phải từ bỏ mọi quyền sở hữu về nội dung phim. Ý tưởng được chuyển cho John Monk Saunders (nội dung), Louis D. Lighton và Hope Loring viết thành kịch bản Wings.

Nhà sản xuất Lucien Hubbard đã huy động kinh phí khổng lồ thời đó là 2 triệu USD để sản xuất Wings. Nhưng Lucien lại khiến mọi người ngạc nhiên khi mời William A.Wellman, một người kém tên tuổi làm đạo diễn. Lucien nêu lý do là bởi Wellman có kinh nghiệm làm phi công trong Thế chiến thứ nhất.

 


Đạo diễn William A.Wellman.

Sau chiến tranh, Wellman trở về quê hương và gia nhập Quân đoàn Không lực Lục quân Hoa Kỳ trong 2 năm. Tại đây, ông dạy chiến thuật tác chiến cho các phi công mới tại căn cứ không quân Rockwell Field ở San Diego, trước khi bước sang lĩnh vực điện ảnh.
Những kỳ tích khó tin của bộ phim từ 85 năm trước
Với điện ảnh ngày nay, nếu muốn quay trên không trung chỉ cần dùng kỹ xảo là xong. Nhưng cách đây 85 năm đó là cả một kỳ tích vì không có cách nào khác hơn là phải quay thật! Để quay cận cảnh các nhân vật trên không trung, các diễn viên phải thực sự lái máy bay. Vừa giữ thăng bằng cho máy bay ở trên không, vừa mở máy camera (có động cơ) và hạ cánh máy bay… đồng thời còn phải diễn xuất!

 


Các cảnh quay máy bay đều là thực.

Trong đoàn phim, chỉ có đạo diễn Wellman, nhà biên kịch John Monk Saunders và diễn viên Richard Arlen, từng phục vụ trong Thế chiến thứ nhất với tư cách phi công quân sự. Thế nên, nhà sản xuất Lucien Hubbard đã cho những người còn lại học lái máy bay. Nam diễn viên chính Charles Buddy Roger buộc phải trải qua các khóa huấn luyện thật để có thể lái máy bay như đồng nghiệp Richard Arlen cho các cận cảnh trên không.
Bộ phim của sự đột phá táo bạo
Với số tiền sản xuất thuộc loại “khủng” nhất thời đó, Wings là một bước đột phá về kỹ thuật điện ảnh. Bản phát hành nguyên gốc của Paramount được tô màu và có một số trường đoạn được thực hiện bằng quy trình màn ảnh rộng (widescreen) và quy trình này thời đó được gọi là magnascope, từng được hãng Paramount sử dụng thử nghiệm trước đó trong phim Old Ironsides (1926).
Một số bản in của phim đã đồng bộ hóa các hiệu ứng âm thanh và âm nhạc. Ngoài ra, phim còn sử dụng quy trình sound-on-film (âm thanh trong phim) Kinegraphone General Electric (sau này là RCA Photophone). Bên cạnh đó, với những cảnh chiến đấu, chảy máu… vì quay đen trắng nên các nhà làm phim thời ấy rất sáng tạo, họ đã biết sử dụng sốt chocolate để giả làm máu trong phim.

Tuy nhiên, điểm táo bạo nhất của Wings là cách thể hiện nội dung. Đây là một trong những phim đầu tiên có cảnh hai người đàn ông hôn nhau: Một khoảnh khắc đầy tình huynh đệ trong phút lâm chung. Và đây cũng là một trong những phim đầu tiên được phát hành rộng rãi… có cảnh khỏa thân. Đó là cảnh bộ ngực của cô đào Clara Bow xuất hiện khoảng một giây trong phòng ngủ ở Paris, khi các quân nhân đột nhập lúc bà đang thay đồ!
 


Cảnh khỏa thân hiếm có trên màn ảnh rộng đầu thế kỷ XX.

Rồi cảnh trong văn phòng tuyển quân, những người đàn ông khỏa thân đang trải qua các hoạt động kiểm tra thể chất, có thể được nhìn thấy toàn bộ từ phía sau, qua một cánh cửa được mở ra rồi đóng lại.
Thật may mắn khi phim được phát hành sớm vài tháng, trước khi Hiệp hội điện ảnh Mỹ (MPAA) áp dụng danh sách Don’t and Be Carefuls (Những điều cấm kỵ và thận trọng).Thành công và vinh quang

Khi được công chiếu lần đầu vào ngày 12/8/1927 tại rạp Criterion ở New York, Wings gặt hái thành công ngay lập tức. Phim được chiếu trong 63 tuần, sau đó, được chiếu đợt thứ 2 tại các rạp khác.

Một trong những lý do khiến bộ phim nổi tiếng vang dội là nhờ sự đam mê máy bay của công chúng, đặc biệt là sau chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đầu tiên thành công do phi công Mỹ Charles Lindbergh thực hiện. Giới phê bình cũng hưởng ứng không kém phần nhiệt tình, chẳng hạn như tờ New York Times đã khen ngợi rằng các cảnh lái máy bay rất chân thật và ấn tượng.

Ngày 16/5/1929, lễ trao giải Oscar lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Mỹ được tổ chức tại khách sạn Roosevelt ở Hollywood để tôn vinh những thành tích điện ảnh xuất sắc của năm 1927 và 1928. Wings được đưa vào một số hạng mục, nhưng thời đó lại chưa có giải Best Picture (Phim hay nhất). Thay vào đó, có hai giải riêng biệt cho sản xuất: giải Best Artistic Quality of Production (Chất lượng nghệ thuật xuất sắc), được trao cho bộ phim Sunrise: A Song of Two Humans (1927) và giải Most Outstanding Production (Sản xuất xuất sắc), được trao cho Wings. Ngoài ra bộ phim cũng được trao thêm giải Engineer Effects (Hiệu ứng kỹ thuật xuất sắc) cho Roy Pomeroy.

Năm sau, Viện Hàn lâm gộp hai giải này thành một giải có tên là Best Production (Sản xuất hay nhất) và quyết định rằng giải thưởng mà Wingsđã nhận tương đương với giải Best Production. Kết quả là Wings thường được liệt kê là bộ phim đoạt giải Best Picture (Phim hay nhất) cho năm trao giải đầu tiên. Trong lễ trao giải năm 1931, tên giải mới được chính thức đổi thành giải Best Picture.

Chuyện bên lề

Phim Wings có nhiều cảnh máy bay giao chiến (trong số đó có mô tả lại trận không chiến lừng danh Saint-Mihiel), nhiều đại cảnh lớn với hàng nghìn diễn viên quần chúng chiến đấu trên mặt đất, hàng chục máy bay đang bay lượn trên bầu trời và hàng trăm vụ nổ xảy ra khắp mọi nơi… Dù bối cảnh lớn như vậy, nhưng may mắn là chỉ có hai người bị thương trong toàn bộ quá trình quay.

Wings bị thất lạc trong nhiều năm, sau này một bản in được tìm thấy trong viện lưu trữ điện ảnh Cinémathèque Française ở Paris. Người ta nhanh chóng copy Wings từ phim nitrate sang phim có chất lượng bền hơn.

Tính đến nay, Wings là bộ phim câm duy nhất giành giải Oscar Phim hay nhất.

Theo Bá Vũ/Thế Giới Văn Hóa

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận