Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Cá chết la liệt trên sông Mã

Hàng loạt bè cá nuôi lồng và tôm cá tự nhiên trên sông Mã đoạn qua huyện Bá Thước chết hàng loạt, nghi do nguồn nước bị ô nhiễm
Động đất ở Tuyên Quang

Tuyên Quang xuất hiện động đất 4 độ ở vị trí nằm trên đứt gãy sông Lô, tâm chấn tại huyện Hàm Yên, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km

Yêu cầu đại biểu Phạm Phú Quốc giải trình việc có quốc tịch Cyprus

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-08-28 10:08
Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã yêu cầu ông Phạm Phú Quốc giải trình về việc có quốc tịch Cyprus khi là đại biểu đương nhiệm.

Ngày 27/8, trao đổi với Zing, ông Nguyễn Hồ Hải, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM, cho biết chưa nhận được báo cáo về vụ việc của đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc.

"Các đơn vị liên quan chưa báo cáo Thành ủy về vấn đề đại biểu Quốc hội có thêm quốc tịch Cyprus. Thông tin ông Quốc có 2 quốc tịch tôi được biết qua báo chí", ông Nguyễn Hồ Hải chia sẻ.

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy thông tin thêm Sở Nội vụ TP.HCM là đơn vị tham mưu quy trình xử lý sai phạm (nếu có) của ông Phạm Phú Quốc. Sau đó, sở báo cáo với Ban Cán sự Đảng UBND thành phố để làm tờ trình gửi Ban Tổ chức Thành ủy.

Việc xử lý các sai phạm về mặt Đảng sẽ được Thường trực Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM quyết định. Đối với những sai phạm về Luật Cán bộ công chức, các cơ quan có thẩm quyền của chính quyền và Quốc hội sẽ có trách nhiệm xử lý.

dai bieu Pham Phu Quoc co quoc tich Cyprus anh 1
Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã yêu cầu ông Phạm Phú Quốc giải trình về việc có quốc tịch Cyprus. Ảnh: Quốc hội.

Trao đổi với Zing cùng ngày, đại biểu Quốc hội Tô Thị Bích Châu (Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM) cho biết Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố đã yêu cầu ông Phạm Phú Quốc có báo cáo giải trình.

Trên cơ sở giải trình của ông Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM sẽ trao đổi và báo cáo với Thường trực Thành ủy. Đồng thời, Đoàn sẽ có báo cáo gửi đến các cơ quan của Quốc hội để giải quyết sự việc theo quy định pháp luật.

Bà Tô Thị Bích Châu khẳng định Ủy ban MTTQ TP.HCM tham gia vào quá trình này theo đúng quy định.

"Tinh thần là sẽ có kết luận sớm nhất về vụ việc", bà Châu nói.

Hãng tin Al Jazeera (kênh thông tin Nhà nước của Qatar) mới đây đưa tin ông Phạm Phú Quốc có tên trong danh sách những người được cấp quốc tịch Cyprus. Ông Quốc lên tiếng thừa nhận việc này, song vị đại biểu Quốc hội cho rằng quốc tịch Cyprus của ông là do gia đình bảo lãnh.

Sau khi có thông tin này, Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy cho biết sẽ giao các đơn vị liên quan xác minh việc ông Phạm Phú Quốc có quốc tịch Cyprus. Từ đó, vụ việc được báo cáo lên Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cơ quan này xem xét, đưa ra quyết định cuối cùng.

Trước câu hỏi về việc ông Phạm Phú Quốc mang quốc tịch Cyprus có được kê khai trong hồ sơ đại biểu, Trưởng ban Công tác đại biểu giải thích ông Quốc trúng cử đại biểu Quốc hội vào năm 2016. Song, theo thông tin ông Quốc trả lời trên báo chí, đến 2018 ông mới có quốc tịch Cyprus nên việc này không được kê khai trong hồ sơ đại biểu.

“Tất nhiên chúng tôi sẽ xác minh thêm. Nếu xác định việc đại biểu Phạm Phú Quốc không báo cáo kịp thời thì đó là một tình tiết để cơ quan chức năng xem xét”, ông Túy phân tích.

Nêu quan điểm về trường hợp này, tiến sĩ Nguyễn Đình Quyền (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp) khẳng định việc đại biểu Phạm Phú Quốc có quốc tịch Cyprus khi đang đương nhiệm là "không phải tranh cãi", bởi đại biểu này đã phạm điều cấm trong nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền.

Theo nguyên tắc này, công dân được làm những gì pháp luật không cấm, nhưng công chức, viên chức và cán bộ cơ quan Nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật cho phép. Không có pháp luật nào cho phép đại biểu Quốc hội nhập quốc tịch khác.

Chưa kể, nếu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thì còn nhiều điều cấm. Trong khi đó, đại biểu Phạm Phú Quốc vừa là cán bộ công chức, vừa là đảng viên nên phải chịu sự điều chỉnh của các quy định này.

Ông Phạm Phú Quốc sinh năm 1968, quê huyện Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị. Ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV khi đang là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM.

Tháng 2/2018, ông Quốc được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM. Tháng 12/2019, ông Quốc được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC).

Năm 2016, dư luận xôn xao về việc nữ đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị phát hiện có thêm quốc tịch Cộng hòa Malta.

Hồi tháng 7/2016, khi Hội đồng Bầu cử quốc gia biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín để xác nhận tư cách người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, bà Hường đã không được xác nhận tư đại biểu Quốc hội.

Bà Nguyệt Hường là nữ doanh nhân, trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV nhưng không kê khai trung thực trong hồ sơ đại biểu về việc có thêm một quốc tịch khác ngoài quốc tịch Việt Nam.

Theo nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo, lịch sử Quốc hội chưa có tiền lệ đại biểu Quốc hội mang hai quốc tịch. Kể cả Việt kiều khi làm đại biểu Quốc hội cũng có duy nhất quốc tịch Việt Nam.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...