Tin mới
5
Gen Z ghét email
Nhân viên trẻ trong các văn phòng dường như gặp áp lực lớn với việc trao đổi công việc bằng email
Ảnh

sunwin | sunwin

Từ 1/6: Cha mẹ đăng bảng điểm của con lên mạng xã hội là phạm luật

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-06-02 09:06

Đăng tải hình ảnh khoe thành tích học của con không phải điều mới lạ trong xã hội số hiện nay. Tuy nhiên, từ ngày 1/6, luật trẻ em bắt đầu có hiệu luật, cha mẹ có thể bị xử phạt vì hành vi trên.

Thói quen khoe thành tích

Giữa tháng 5 vừa qua, cộng đồng mạng xôn xao vì ảnh chụp bảng điểm với toàn điểm 10 của học sinh lớp 9 trường tại một trường THCS trên địa bàn quận Tân Phú, TP.HCM. Hóa ra, đó chỉ là ảnh photoshop của một học sinh nhằm khoe với bạn bè.

Cũng cùng tâm lí muốn đăng tải thành tích học tập, một phụ huynh tên Nguyễn Mai (Hà Nội) cũng tâm sự, việc chia sẻ bảng điểm của con sau một năm học hành vất vả chỉ là muốn thể hiện cảm xúc, học hỏi kinh nghiệm dạy con, chọn trường với mọi người. Tuy nhiên, anh Lê Hùng (Hà Nội) lại có suy nghĩ khác. Theo anh, nếu một phụ huynh khoe thành tích của con thì vô hình chung đang tạo áp lực khiến con phải duy trì và phấn đấu để đạt thành tích tốt, nhất là phải hơn “con nhà người ta”.

Từ 1/6: Cha mẹ đăng bảng điểm của con lên mạng xã hội là phạm luật

Những bảng điểm được bố mẹ đăng tải trở thành nỗi ám ảnh với không ít học sinh,
Những bảng điểm được bố mẹ đăng tải trở thành nỗi ám ảnh với không ít học sinh,

Một học sinh lớp 8 ở quận Đống Đa (Hà Nội) cũng tâm sự rằng, dù thành tích học cao, em cũng không vui vẻ gì khi “được” bố mẹ khoe thành tích học trên mạng xã hội. Em không hề thấy thoải mái khi trở thành đề tài bàn tán của người lớn. Ngoài ra, không ít những lời bình luận ác ý cho rằng đó là thành tích ảo, điểm giả, bạn bè cũng nhiều người xem em là không bình thường khi công khai điểm mình như thế.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, nhận định điều này rằng: những phụ huynh thường khoe bảng điểm của con thường có quan điểm học vì điểm số, bằng cấp, đi ngược với tinh thần đổi mới giáo dục. Còn theo bà Ninh Thị Hồng, Ủy viên thường vụ Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: việc đăng tải hình ảnh, video clip chia sẻ thông tin cá nhân của trẻ em có thể dẫn đến hậu quả không lường. Các bé ở độ tuổi còn nhỏ rất hay xấu hổ và dễ bị tổn thương. Có nhiều trường hợp trẻ bị châm chọc dẫn đến tâm lý thu mình lại, không dám đi học, thậm chí là tự tử. Ngoài ra, kẻ xấu có thể lợi dụng thông tin để theo dõi, tiếp cận, làm hại trẻ.

Luật bảo về quyền riêng tư của trẻ

Từ ngày 1/6 tới đây, Luật trẻ em chính thức có hiệu lực, bao gồm các điều khoản cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ mà không được sự đồng ý của trẻ (từ 7 tuổi trở lên) và của cha, mẹ, người giám hộ trẻ.

Từ ngày 1/72017, Nghị định 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số điều hướng dẫn thi hành Luật Trẻ em cũng sẽ có hiệu lực. Trong đó, nghị định quy định rõ, thông tin bí mật đời tư của trẻ em là các thông tin về tên, tuổi, đặc điểm nhận dạng cá nhân, địa chỉ thông tin về trường lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em…

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội) cho biết, theo Luật trẻ em, nếu trẻ từ 7 tuổi trở lên, cha mẹ cần hỏi ý kiến trẻ trước khi tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ; nếu trẻ chưa đủ 7 tuổi thì cha mẹ có quyền quyết định, nhưng phải xem xét dựa trên mục tiêu vì sự phát triển tốt nhất của trẻ. Còn về hình thức xử phạt, cách thức gỡ bỏ thông tin thế nào thì cần thời gian và một nghị định hướng dẫn cụ thể mới xử lý được.

Theo thethaovanhoa.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận