Tin mới
2
Những người trẻ mất kết nối
Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
4
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức
Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Những người trẻ mất kết nối

Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức

Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản

Thợ ảnh cưới của những vợ chồng già Sài Gòn

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2023-11-30 09:11

Hơn hai năm đi gặp gỡ, thuyết phục mọi người, Đoàn Minh Thông thực hiện hơn 200 bộ ảnh cưới cho những cặp vợ chồng già là lao động nghèo ở Sài Gòn.

Nhưng kỷ niệm mà chàng trai không thể nào quên là lần đầu tiên được cặp vợ chồng người bán báo ở vỉa hè Sài Gòn gật đầu đồng ý cho chụp, một chiều tháng 8/2021.

"Suốt ba tháng đầu đi xin chụp ảnh miễn phí cho người lạ tôi đều bị từ chối", Thông kể. Họ là lao động nghèo nên hầu hết chỉ mong được hỗ trợ bằng tiền hay thực phẩm, đa số nói không có thời gian hoặc e ngại khi phải chụp ảnh. Có người thấy anh mang theo máy ảnh, chưa kịp nói chuyện đã bị mắng mỏ, xua đuổi vì sợ làm phiền.

Nhưng Thông biết vì hoàn cảnh khó khăn nhiều cặp vợ chồng lớn tuổi ở Sài Gòn chưa từng mơ đến lễ cưới hay có ảnh cưới đúng nghĩa nên muốn giúp họ hoàn thành tâm nguyện hồi trẻ.

"Họ cũng là một phần của Sài Gòn mà tôi muốn ghi lại", nhiếp ảnh gia Đoàn Minh Thông, 31 tuổi, ở quận Bình Thạnh nói.


Ông Phan Văn Minh và bà Lê Thị Đẹp lần đầu được chụp ảnh cưới sau hơn 30 năm chung sống, tháng 11/2023. Ảnh nhân vật cung cấp.

Nghĩ vậy nên anh kiên trì đi tìm và thuyết phục. Cuối cùng anh cũng được vợ chồng ông lão bán báo nhận lời, kèm điều kiện "không mặc đồ trang trọng, chỉ có áo thun, quần vải như một ngày lao động bình thường của cả hai".

"Dù lãi một ngày lãi vài chục nghìn đồng, vợ chồng tôi vẫn muốn giữ văn hóa đọc cho người ở Sài Gòn suốt hơn 27 năm qua", ông lão chủ sạp báo nói với Thông.

Sau bộ ảnh đầu tiên, anh dần biết cách nói chuyện, giúp các cặp đôi lớn tuổi cởi mở hơn và hình dung được việc anh đang làm. Cặp tiếp theo nhận lời tới studio của anh là vợ chồng ông Lê Công Minh, 68 tuổi, hơn 20 năm bán cháo từ thiện 1.000 đồng ở quận 6. Nguyên một tháng ròng, Thông thường xuyên ghé tới ăn, phụ giúp ông bà để làm quen.

Được ông bà nhớ mặt và có thiện cảm, anh ngỏ lời chụp tặng ông bà bộ ảnh cưới và sắp xếp khung giờ buổi sáng khi chưa bán hàng để không ảnh hưởng tới cuộc sống của họ.

"Yêu nhau từ khi tôi còn là phụ hồ đến khi cùng nhau bán cháo, hai vợ chồng chưa từng được chụp ảnh nói gì đến ảnh cưới nên rất biết ơn chú Thông", ông Minh nói.

Xúc động nhất và cũng vất vả nhất là lần chụp cho vợ chồng ông Phan Văn Minh, 57 tuổi và bà Lê Thị Đẹp, 51 tuổi, ở quận 8. Lần đó, anh phải tắt hết đèn trong studio, mở cửa sổ tận dụng ánh sáng tự nhiên để chụp vì lo ánh đèn điện công suất lớn sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt thị lực chỉ còn 1/10 của chú rể. Cô dâu vừa ngắm không gian trang trí đầy hoa, vừa diễn tả lại cho chồng hình dung. Nếu không tính lần chụp ảnh làm thẻ căn cước, đây là buổi chụp hình đầu tiên sau hơn 30 năm chung sống của cặp vợ chồng này.

"30 phút đầu, họ không dám nhìn vào ống kính vì ngại. Tôi phải liên tục trò chuyện, mở bài hát 'Phượng buồn' mà cô chú yêu thích để cả hai vừa ngân nga vừa biểu cảm tự nhiên, thoải mái hơn", anh Thông kể.

Khi hai người đã quen dần, nhiếp ảnh gia bắt đầu hướng dẫn họ từng động tác như cầm tay chú rể đặt lên eo cô dâu. Hơn một tiếng mới tạo được vài dáng cho cặp đôi U60. Khoảnh khắc đặt tay lên ngực chồng và được chồng ôm eo, nhìn chú rể lịch lãm trong bộ vest nâu thắt nơ, cô Đẹp nói "đã rất lâu rồi chưa ngắm chồng lâu như vậy".

"Thấy cô chú cười đùa vui vẻ tôi như được sống lại những cảm xúc yêu đương thời mười tám, đôi mươi", anh Thông nói. Sau hơn ba tiếng, buổi chụp kết thúc, cô chú giúi vào tay anh ít bánh trái để cảm ơn rồi vội thay đồ để kịp ca làm thêm lúc 18h ở tiệm massage khiếm thị.


Đoàn Minh Thông đang giải thích cho người phụ nữ bán bánh và mời chụp hình, tháng 11/2023. Ảnh nhân vật cung cấp.

"Khó nhất là chụp cho các đôi khuyết tật, có người bị cụt tay, người liệt nửa thân, tôi phải chọn các góc chụp để che đi khuyết điểm của họ", Thông nói. Ví dụ với chú rể bị mất hai chân, để cân bằng chiều cao với cô dâu, anh phải kê thêm ghế cho chú rể ngồi lên, cô dâu hạ thấp người xuống. Anh tiến gần, chụp chân dung bán thân thay vì lấy toàn cảnh để không bị lộ.

Có người muốn khoe khuyết điểm của mình thì anh sẽ giúp họ tạo những dáng tự nhiên nhất. "Như chú Minh khiếm thị, thay vì đeo kính râm, tôi dặn chú cứ cười thật tươi híp mắt lại cho duyên dáng", anh Thông kể.

Song song với chụp ảnh cưới cho các cặp đôi lớn tuổi, anh Thông cũng thường xuyên chụp cho những người làm nghề xưa cũ "giữ lại nét văn hóa của Sài Gòn" như bán đĩa nhạc, đồng hồ, đồ cổ, sách cũ, bán hủ tíu hay những nhân vật truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng.

Hơn 50 năm làm nghề chụp ảnh dạo nhưng ông Lê Quang Liêm, 78 tuổi, ở quận Bình Thạnh không thể kìm được cơn xúc động khi lần đầu tiên trong đời được chụp bộ ảnh kỷ niệm cho bản thân tại studio của anh Thông. Những bức hình tạo dáng cùng chiếc máy ảnh gắn bó cùng ông từ ngày trẻ khiến ông chực rơi nước mắt.

"Những ngày cuối đời, tôi may mắn gặp được đồng nghiệp có tâm với nghề như Thông, những tấm ảnh khiến tôi thấy thêm yêu cuộc đời dù nhiều vất vả", ông Liêm nói.

Trước đó, anh Thông là người đăng video clip "Người cuối cùng làm nghề chụp ảnh dạo ở Bưu điện TP HCM, Nhà thờ Đức Bà" thu hút hơn một triệu lượt xem và hàng chục nghìn bình luận. "Nhờ clip tôi như được đổi đời ở tuổi "gần đất xa trời", khách tìm tới chụp ảnh tăng lên vài chục người mỗi ngày chứ không còn lèo tèo 4-5 người như trước", ông Liêm cho biết.


Cặp đôi U70 hơn 30 năm sống dưới ghe ở quận 2, TP HCM được anh Minh Thông chụp tặng ảnh cưới, tháng 10/2023. Ảnh nhân vật cung cấp.

Sau hơn hai năm, dù "cứ 10 cặp thì bị 8-9 từ chối" nhưng đến nay anh Thông đã thực hiện được hơn 200 bộ ảnh cưới miễn phí cho các cặp vợ chồng già ở Sài Gòn. Từ những cô chú sống tạm trên ghe thuyền mấy chục năm, ông bà bán bánh tráng hay bán ve chai, tất cả đều ngỡ ngàng khi lần đầu nhìn thấy ảnh cưới của mình.

Mơ ước trong tương lai của nhiếp ảnh gia này là có một chiếc xe làm studio lưu động, trang bị đủ đồ nghề, váy cưới, áo vest, áo dài đi khắp các tỉnh và mời những lao động nghèo lên chụp miễn phí.

"Tôi coi việc chụp ảnh, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho họ là trách nhiệm phải làm từ nay cho đến khi không cầm được máy ảnh nữa", anh tâm sự.

Theo vnExpress.net

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận