Tin mới
2
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google
Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin
4
Những người trẻ mất kết nối
Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin
Những người trẻ mất kết nối

Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)

Thích thú trải nghiệm trào lưu mới, cậu bé 12 tuổi chết thảm

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-06-08 11:06

Một bé trai đã phải trả giá bằng cả tính mạng của mình chỉ vì một trò chơi có tên: "Nghẹn thở gây hưng phấn".

Thảm kịch cậu bé 12 tuổi chết thảm vì trào lưu mới
Thảm kịch chết chóc đến với gia đình Haughton khi đứa con trai 12 tuổi của họ chết thảm vì một trào lưu trong giới trẻ. ​(Ảnh: Gofundme)

Theo đó, nguyên nhân cái chết của cậu bé Karnel Haughton (12 tuổi, đến từ Tyburn, Birmingham, Anh Quốc) được cho là do một trào lưu mới của giới trẻ phương Tây - "nghẹn thở gây hưng phấn".

"Nghẹn thở gây hưng phấn" được nhiều người miêu tả như một "trò chơi dành cho bé ngoan", tuy nhiên lại có độ nguy hiểm tín mạng khá cao. Sở dĩ được cho là dành cho bé ngoan vì trò này có thể làm người chơi có cảm giác hưng phấn như dùng chất kích thích, nhưng thật ra lại không sử dụng bất cứ một loại thuốc hay rượu bia nào. Cách thức chơi cũng rất đơn giản: dùng tay, dây, hoặc bất cứ vật nào có thể chèn mạch tại cổ, khiến máu và ô-xi không thể tiến lên não, đến một mức độ gần như không chịu nổi thì thả ra để chúng tràn lên nhanh chóng, tạo ra cảm giác hưng phấn tột độ. Trò chơi này bị cho là rất nguy hiểm vì chỉ cần một chút sơ sảy, người chơi nhẹ thì bất tỉnh, nặng hơn thì gây hại cho não bộ về sau, và đỉnh cao của sự nguy hại chính là nguy cơ mất luôn tính mạng.

Thảm kịch cậu bé 12 tuổi chết thảm vì trào lưu mới
Trước cửa nhà riêng của gia đình Haughton được đặt đầy hoa và quà viếng béKarnel. (Ảnh: Gofundme)

Quay lại với trường hợp của bé Karnel, cậu được mẹ (cô Gemma) phát hiện khi đang bất tỉnh trong phòng ngủ vào khoảng gần 10 giờ sáng thứ Tư vừa rồi. Gia đình nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu nhưng không qua khỏi. Các bác sĩ cho biết, cái chết của cậu bé là do bị ngạt thở.

Cảnh sát điều tra cho biết vụ án này hiện đang trong tình trạng "không rõ nguyên nhân". Tuy nhiên, một người bạn của gia đình lại cho rằng có thể bé Karnel chết vì "chơi cái trò nghẹn thở vớ vẩn ấy". Phỏng đoán này nhanh chóng được gia đình và những người biết chuyện chấp nhận. Họ cũng nói thêm là không biết lúc đó Karnelđang tự chơi hay còn những người khác nữa. Tuy nhiên, sự thật là cậu bé đã mất mạng oan uổng.

Thảm kịch cậu bé 12 tuổi chết thảm vì trào lưu mới
Karnel là một cậu bé hiếu động, thông minh, hòa đồng nên rất được bạn bè và thầy cô yêu thích. (Ảnh: Gofundme)

Không muốn trò chơi tai ác lại gây thêm đau thương cho người khác, gia đình và bạn bè của họ đã dùng mạng xã hội cảnh báo độ nguy hiểm của trào lưu vớ vẩn này.

Như lời cảnh tỉnh của cô Bee Bailey – bạn thân của Gemma: "Cô bạn thân Gemma của tôi đã mất đi đứa con trai Karnel Haughton (12 tuổi). Đây là một cú sốc lớn đối với tất cả mọi người… Cậu bé rất dễ thương, đẹp trai, thông minh, hòa đồng, hầu hết bạn bè đều dành những lời khen tặng tuyệt vời cho cháu… Cũng vì vậy, gia đình quyết định đã đến lúc cần nói rõ ràng chính xác chuyện gì đã xảy ra nhằm nâng cao nhận thức về cái ‘cơn sốt’ đang dấy lên trong giới trẻ hiện nay… Ban đầu, chúng tôi không biết rõ chuyện gì đã xảy ra nhưng một số bạn bè của Karnel đã đến và nói cho cảnh sát cùng gia đình biết về cơn sốt trò chơi đang phổ biến trên mạng xã hội mang tên "nghẹt thở". Trước khi thảm kịch này xảy ra, Karnel đã từng đề cập với bạn bè của bé về trò "nghẹt thở" này. Được biết, ‘nghẹt thở’ đã từng phổ biến trong giới trẻ cách đây vài năm và giờ đây lại lần nữa quay lại gây sóng gió. Bạn chỉ cần đặt tay hoặc buộc một cái gì đó quanh cổ của đối tượng khiến não bị thiếu ô-xi trong khoảng thời gian nhất định, sau đó nhanh chóng thả ra nhằm hưng phấn tạm thời. Đây là sự việc rất rất rất hệ trọng, các bạn cần phải nói chuyện với con cái mình, chắc chắn rằng chúng hiểu một trong những hậu quả không thể vãn hồi của trò chơi này chính là mất mạng". Câu chuyện đau buồn của gia đình Haughton cùng lời cảnh báo về trò chơi nguy hiểm ấy đã nhanh chóng lan rộng trong cộng đồng mạng khi hàng ngàn người lần lượt chia sẻ trên trang cá nhân của chính họ, đồng thời truyền thông cũng góp thêm sức lực vào phần tuyên truyền này.

Thảm kịch cậu bé 12 tuổi chết thảm vì trào lưu mới
Vì một phút bốc đồng chơi dại mà cậu bé phải trả bằng cả mạng sống đáng quý. (Ảnh: Gofundme)

Chỉ mong con trẻ sẽ biết suy nghĩ hơn khi chọn trò chơi cho mình, đừng vì một phút vui vẻ nhất thời mà mất luôn cơ hội để hối hận.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận