Tin mới
4
Cháy rừng ở An Giang, có cả tiếng nổ lớn
Ngọn lửa bất ngờ bốc cháy tại khu vực núi Cô Tô (thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang). Lực lượng tham gia chữa cháy đang nỗ lực khống chế, ngăn lửa lây lan.
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Cháy rừng ở An Giang, có cả tiếng nổ lớn

Ngọn lửa bất ngờ bốc cháy tại khu vực núi Cô Tô (thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang). Lực lượng tham gia chữa cháy đang nỗ lực khống chế, ngăn lửa lây lan.

Thế giới bí mật của người chuyển giới Ấn Độ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-03-21 09:03

Người chuyển đổi giới tính ở Ấn Độ bị chính thân nhân ruồng bỏ và phải chịu những hành động bạo lực ác ý của mọi người xung quanh.


Tại Ấn Độ, "hijra" đồng nghĩa với "thái giám". Tuy nhiên, cụm từ này cũng dùng để ám chỉ những người chuyển giới hoặc lưỡng tính. Sahar Fadaian, nhiếp ảnh gia người Iran, tiếp xúc với người chuyển giới Ấn Độ lần đầu tiên khi cô đang làm việc với các tổ chức từ thiện ở thành phố Bangalore. 


Fadaian cho biết, những hijra thường xuất hiện trên đường. "Họ ra hiệu dừng xe và hỏi xin một ít tiền. Nếu bạn đáp ứng yêu cầu này, họ sẽ đặt tay lên đầu bạn, cười và cầu nguyện. Nhưng nếu từ chối, họ có thể sẽ la hét cho đến khi bạn đồng ý", cô nói.


"Một lần, tôi tình cờ đi ngang qua khu phố của những người chuyển giới. Màu sắc của thế giới đó rất cuốn hút. Tôi nghĩ họ chỉ là những người bình thường. Vấn đề duy nhất là tâm hồn và thể xác của họ không đồng nhất", Fadaian chia sẻ.


"Đất nước và cả gia đình tôi coi việc một phụ nữ trở thành nhiếp ảnh gia là điều trái với thuần phong mỹ tục. Vì vậy, tôi thấy đồng cảm với những hijra và muốn khám phá thế giới đó", cô nói về cuộc sống tại Iran.


Tiếp cận với thế giới hijra không đơn giản, đặc biệt đối với những người không biết tiếng địa phương. Vì vậy, Fadaian phải nhờ một người lái xe trong vùng sắp xếp cuộc trò chuyện.


Hầu hết người chuyển giới đều bị gia đình và xã hội ruồng bỏ. Họ tới sống tại các khu dân cư do "guru", hay còn gọi là mẹ đỡ đầu, quản lý. Những người này sẽ trích một phần thu nhập để nộp cho guru và mẹ đỡ đầu sẽ chăm sóc họ. Để tiếp cận với các hijra, Fadaian phải nhận được sự đồng ý của người quản lý khu nhà.


Theo Fadaian, khu nhà của những người chuyển giới khá ẩm ướt, tối tăm và chật hẹp. "Ban đầu, họ đuổi tôi đi. Sau đó, tôi giải thích rằng mình không phải là một nhà báo và cũng không làm việc cho ai. Tôi làm điều này vì đam mê và muốn lắng nghe những câu chuyện của họ", nhiếp ảnh gia chia sẻ.


Cuộc sống của người chuyển giới là câu chuyện về đấu tranh và bất công. Các hijra bị chính người thân ruồng bỏ và phải đối mặt với những hành động bạo lực ác ý của những người bình thường trong xã hội, cảnh sát và gia đình. Họ là một trong những cộng đồng chịu nhiều áp bức và bất công nhất tại Ấn Độ.


Trong quá khứ, hijra thuộc tầng lớp được xã hội trọng vọng. Nhiều văn tự cổ ghi lại rằng thần Rama đã ban sức mạnh cho những người này. Do vậy, họ có thể ban phước cho những người khác.


Khi người Anh đô hộ Ấn Độ, họ nhận ra rằng quyền lực của các hijra là điều bất lợi. Vì thế, họ đã nhồi nhét tư tưởng kỳ thị những người chuyển giới vào trong xã hội. Tư tưởng đó tồn tại đến ngày nay.


Cách duy nhất để những con người bị xã hội chối bỏ này tồn tại là ăn xin và mại dâm. Điều đó dẫn tới tình trạng bệnh HIV lan tràn trong cộng đồng.


Gần đây, chính phủ thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện đời sống của những người chuyển giới.


Năm 2014, tòa án tối cao của nước này đã chính thức công nhận giới tính thứ 3.


Tuy nhiên, xã hội cần nhiều thời gian để thực sự chấp nhận các hijra.


"Tuy họ đã trải qua nhiều năm sóng gió, tôi vẫn nhận ra sự bình tĩnh, bền bỉ và ý chí vươn lên trong cuộc sống thông qua ánh mắt của các hijra", Fadaian nói.


"Tự nhiên đã tạo ra các hijra nhưng những định kiến của xã hội đẩy họ vào bước đường cùng, khiến họ chỉ còn hai con đường, ăn xin hoặc mại dâm, để sinh tồn", Fadaian nói.


Theo nhiếp ảnh gia, những người chuyển giới có quyền được phát triển, học tập, làm việc và không bị phân biệt đối xử.


"Máy ảnh chỉ là công cụ giúp tôi ghi lại những câu chuyện về thế giới hijra. Tôi hy vọng cộng đồng sẽ hiểu và chấp nhận họ", Fadaian chia sẻ.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận