Tin mới
1
Miền Bắc mưa giông, Trung Bộ nắng chang chang
Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024, miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa lớn cục bộ, trời dịu mát. Trung Bộ đến Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp diễn nắng nóng, nhiều nơi đến mức gay gắt và có xu hướng gia tăng trong ít ngày tới
5
Cháy rừng ở An Giang, có cả tiếng nổ lớn
Ngọn lửa bất ngờ bốc cháy tại khu vực núi Cô Tô (thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang). Lực lượng tham gia chữa cháy đang nỗ lực khống chế, ngăn lửa lây lan.
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Cháy rừng ở An Giang, có cả tiếng nổ lớn

Ngọn lửa bất ngờ bốc cháy tại khu vực núi Cô Tô (thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang). Lực lượng tham gia chữa cháy đang nỗ lực khống chế, ngăn lửa lây lan.

'Sống treo' trong vùng rốn lũ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2023-11-01 10:11

Chị Cúc chỉ lên mái tôn của ngôi nhà tạm bợ trên đường Mẹ Suốt, nơi gia đình nương náu khi lũ dâng cao và chứng kiến cô bé hàng xóm bị dòng nước dữ cuốn trôi.

Nằm trong con hẻm không tên ở đường Mẹ Suốt thuộc phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, nhà chị Phùng Thị Cúc (45 tuổi) là một trong số gần 2.000 căn nhà xây trái phép trong vùng quy hoạch dự án ga đường sắt.

Dự án được phê duyệt từ năm 2004 để thay thế nhà ga hiện hữu ở trung tâm thành phố. Tuy nhiên, chính quyền giai đoạn này quản lý trật tự xây dựng lỏng lẻo nên nhiều hộ dân xây "chui" nhà trên đất quy hoạch, bán lại bằng giấy tờ "3 lá" (giấy viết tay có ký xác nhận của UBND phường) cho người nghèo từ các vùng quê Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị... ra thành phố mưu sinh.

Bảy năm trước, chị Cúc đi làm công nhân ở Khu công nghiệp Hòa Khánh gần đó nên quyết định mua một miếng đất ruộng giá 35 triệu đồng để xây căn nhà tạm khoảng 20 m2. Trước nhà là ruộng sình lầy, sau lưng là mương đất.


Một dãy nhà không số xây không phép tại khu vực tổ 36, phường Hoà Khánh Nam. Ảnh: Nguyễn Đông.

Để có lối đi, chị Cúc cùng hơn chục hộ dân xung quanh góp tiền đổ đất đá làm đường. Điện, nước nhờ người quen đăng ký giúp. Cũng do các ngôi nhà nằm trong khu vực dự án và xây dựng trái phép nên thành phố không đầu tư hệ thống cống thu gom nước thải. Nhiều nhà bắc ống xả thải ra các kiệt, hẻm hoặc mương nước.

Dự án quy hoạch "bất động", hàng năm gia đình chị Cúc vẫn đóng thuế đất đầy đủ nhưng không biết khi nào mới được giải tỏa, đền bù. Vợ chồng chị không giấu giếm chuyện cơi nới căn nhà lên khoảng 60 m2 để đủ chỗ sinh hoạt cho bốn người. "Tôi đi làm công nhân, cứ tối về thì trộn hồ cho chồng xây nhà để không bị chính quyền phát hiện", chị nói. Ngoài bất tiện trong sinh hoạt, chị Cúc và người dân nơi đây luôn sống trong tâm trạng bất an khi mùa mưa lũ đến.

Ám ảnh trận mưa lũ lịch sử


Khu dân cư ven kênh thoát nước trên đường Mẹ Suốt ngập gần một mét, trưa 17/10. Ảnh: Nguyễn Đông.

Đêm 14/10/2022, người dân vùng thấp trũng trên đường Mẹ Suốt đã hứng chịu trận ngập lụt chưa từng thấy, khi lượng mưa trong ngày xấp xỉ 600-800 mm, vượt trung bình cả tháng 10 của Đà Nẵng (610 mm) và bằng một phần ba trung bình cả năm.

Khu vực thấp trũng trên đường Mẹ Suốt hợp lưu của ba nhánh suối từ đèo Đại La, núi Thanh Vinh và Phước Lý. Mưa lớn từ núi đổ về không thoát kịp đã chảy ào ạt vào nhà dân. Khi nước ngập đến hai mét, Chị Cúc và nhiều hộ dân phải leo lên mái tôn để trốn lũ trong đêm.

Dưới ánh sáng đèn pin lập lòe, họ phát hiện phía bên kia mương nước sau nhà có bốn đứa trẻ (con vợ chồng chị Huỳnh Thị Hương đang đi làm thuê ở Quảng Bình), bị kẹt lại trên gác xép. Con mương nhỏ biến thành dòng lũ dữ, không ai có thể bơi sang ứng cứu.

Không đủ sức gỡ mái tôn thoát ra bên ngoài, chị cả tên Thảo (16 tuổi) đã cõng theo em trai út 5 tuổi và dắt hai em gái liều mình lội xuống nước. Nhưng khi vừa đẩy hé cửa chính, nước lũ liền ập vào đẩy đám trẻ đi. Chúng nắm chặt tay nhau men theo bờ tường nhà dân cạnh con mương nhỏ.

Đi được vài mét, Thảo cố gắng đỡ em trai lên một tấm gỗ, trong khi hai em gái được hàng xóm kéo lên khỏi dòng nước. Cả ba đứa em may mắn được cứu thoát, còn người chị cả kiệt sức, mất tích trong tiếng kêu thất thanh của nhiều người chứng kiến.

"Chúng tôi nhìn cháu chìm dần trong nước lũ. Khi được vớt lên, cháu đã ngừng thở", chị Cúc nhớ lại, nói rằng cái chết của Thảo ám ảnh người dân trong xóm.


Mương nước nơi nữ sinh Thảo gặp nạn. Ảnh: Nguyễn Đông.

Trong căn nhà nhỏ vách tường đã nứt toác, ẩm mốc, chị Hương (39 tuổi, quê Quảng Nam) dành gian phòng khách để làm bàn thờ con gái. Mọi sinh hoạt của gia đình năm người phải dồn vào hai phòng ngủ và một gian bếp. Chị nói "không ngờ sống ở nơi quy hoạch treo lại phải gánh thêm nỗi đau mất con".

Nhà chị Cúc, chị Hương cùng hơn 400 hộ dân sống gần kênh thoát lũ trên đường Mẹ Suốt là nơi bị ngập lụt nặng nề nhất của thành phố trong các trận mưa lớn tháng 10 năm ngoái và năm nay. Mỗi lần mưa lớn, chính quyền lại chật vật di dời hàng nghìn hộ đi tránh trú ở những nhà dân cao ráo hơn ngoài mặt đường.

Tự thích ứng với ngập lụt

Chín năm trước, vợ chồng chị Hương dành dụm, vay mượn được 350 triệu đồng để mua căn nhà "ba không": không sổ đỏ, không số nhà và không điện nước, chỉ có bốn vách tường xây lợp mái tôn. Nhờ người quen, chị mới xin được cấp điện và nước sạch.

Dù có nhà nhưng không có sổ đỏ để làm hộ khẩu, mỗi lần sinh nở, chị phải chạy về quê Quảng Nam làm giấy khai sinh theo hộ khẩu thường trú. Những người dân mua nhà giấy tờ "3 lá" ở vùng quy hoạch treo như chị chung danh phận "đăng ký tạm trú dài hạn" (KT3).

Trận mưa đêm hai tuần trước, nước lũ tràn vào nhà khoảng một mét. Chị Hương thu dọn đồ đạc lên cao và ở lại nhà vì "không thể để bàn thờ con lạnh lẽo". Khi lũ rút, vợ chồng chị quyết định nâng gác xép, mái tôn cao thêm hơn hai mét để "nếu có lũ sẽ không phải mạo hiểm lội nước nữa".

Gần đó, gia đình anh Bùi Xuân Bình, 42 tuổi, mấy ngày qua che bạt để sửa căn nhà cấp bốn 38 m2. Qua hai năm mưa lũ triền miên, vách tường gạch chừng 10 cm đã bong tróc. Anh Bình thuê thợ xây thêm một hàng gạch phía trong áp sát tường cũ, làm trụ gia cố các góc tường bị nứt và làm gác xép nhỏ tránh lũ.

"Tôi làm đơn xin sửa nhà thì phường không cho. Nhưng vì tính mạng của gia đình nên phải tự cải tạo", anh Bình nói, cho biết con cái đã lớn, nhà cửa quá chật chội, xiêu vẹo nên nhiều đồ sinh hoạt phải mang ra sân phía trước.


Sân nhà của anh Bình chất đầy đồ đạc sinh hoạt. Ảnh: Nguyễn Đông.

Thống kê của cơ quan chức năng, thời điểm quy hoạch dự án, khu vực dân cư từ kênh thoát lũ trên đường Mẹ Suốt về hướng Đà Sơn (thuộc phường Hòa Khánh Nam) chỉ có 400 hộ dân. Tuy nhiên, tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng tháng 7/2018, con số được công bố lên đến gần 2.000 căn nhà xây dựng trái phép.

Cũng tại kỳ họp trên, nhiều đại biểu đã cảnh báo nguy cơ ngập lụt vì kênh thoát nước thiết kế 10 năm trước không đủ đáp ứng khi số hộ dân tăng gấp 5. Tuy nhiên, ngoài giải pháp tạm thời là nạo vét kênh, mương, khu vực này không được đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

"Trật tự xây dựng những năm gần đây đã được kiểm soát, không còn nhà xây trái phép mọc lên", ông Bùi Trung Khánh, Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam, nói, giải thích rằng do nhiều nhà dân quá xuống cấp, chật chội nên phường linh động cho phép một số hộ cải tạo tạm thời trên nền nhà cũ, không được đập đi xây mới.

Cuối năm ngoái, UBND TP Đà Nẵng đã hủy bỏ dự án ga đường sắt tại quận Liên Chiểu để chuyển sang vị trí mới tại huyện Hòa Vang. Tuy nhiên, dân cư vùng rốn lũ vẫn vướng quy hoạch trước đây và tiếp tục chờ thành phố làm quy hoạch phân khu, dự kiến cuối năm nay hoặc quý I/2024.

Ông Phùng Phú Phong, Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết quy hoạch phân khu sẽ xác định các khu vực giữ lại chỉnh trang (không giải tỏa) để làm cơ sở triển khai quy hoạch chi tiết, nâng cấp hạ tầng, tái thiết đô thị. Trong đó, thành phố sẽ đầu tư xây dựng mới hệ thống thoát nước mưa, nước thải.

Cơ quan này kiến nghị thành phố hỗ trợ kinh phí để người dân tự nâng nền nhà ở đến cao trình phù hợp, giảm tối đa ảnh hưởng của ngập úng, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Trong lúc chờ thành phố đầu tư hạ tầng, căn nhà tạm bợ của gia đình chị Cúc sau hai năm liền bị nước lũ tràn vào hồ vữa đã mục, gõ tay lên vách nghe rõ tiếng lộp bộp, lớp gạch men ốp tường chực chờ rơi xuống. "Nhà tôi cũng xây bốn tầng đấy, cứ mưa lớn là ngập đến nóc", chị Cúc nói, chỉ vào vách tường cao 4 mét với bốn lớp gạch lệch nhau, dấu vết của các lần cơi nới, sửa chữa.

Theo vnExpress.net

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận