Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Cá chết la liệt trên sông Mã

Hàng loạt bè cá nuôi lồng và tôm cá tự nhiên trên sông Mã đoạn qua huyện Bá Thước chết hàng loạt, nghi do nguồn nước bị ô nhiễm
Động đất ở Tuyên Quang

Tuyên Quang xuất hiện động đất 4 độ ở vị trí nằm trên đứt gãy sông Lô, tâm chấn tại huyện Hàm Yên, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km

Sông Mã 'ngoạm' bờ hàng trăm mét

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2023-09-24 05:09

Hơn 12.000 m2 đất sản xuất nông nghiệp của 29 hộ dân xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc đã bị dòng sông Mã nuốt gọn.

Ngày cuối tháng 9, ông Phạm Ngọc Khiêm, 70 tuổi, cùng nhóm người dân trong thôn Nghĩa Kỳ, xã Vĩnh Hòa ra bãi đất trồng ngô trước làng, lo lắng nhìn về phía sông Mã. Thi thoảng những mảng đất trước mặt ông lại đổ ụp xuống lòng sông, để lại những xoáy nước đục ngầu, sâu hun hút.


Vết sạt lở chỉ còn cách khu dân cư thôn Nghĩa Kỳ chưa đầy 100 m. Ảnh: Lê Hoàng.

Hơn 60 năm sinh sống ở làng Nghĩa Kỳ, ông Khiêm nắm rõ quy luật bồi lấp hai bờ sông. Xưa kia bờ sông có chỗ lở, chỗ bồi, song chỗ lở không đáng kể. Những năm gần đây, hiện tượng sạt lở diễn ra "rất khủng khiếp". Bờ sông hiện có chỗ bị lấn sâu vào đất liền cả trăm mét.

Bãi bồi ven sông rộng lớn vốn là đất sản xuất nông nghiệp của gia đình ông Khiêm giờ đã bị "ngoạm" không còn chút nào. Ông lo lắng cho cuộc sống của gia đình và dân làng vì vết sạt lở ngày một kéo dài, chỉ còn cách khu dân cư chưa đầy 100 m.

Ông Nguyễn Văn Truy, Chủ tịch xã Vĩnh Hòa, cho hay bờ sông Mã bắt đầu sạt lở từ năm 2017 đến nay, kéo dài 600 m qua hai thôn Nghĩa Kỳ và Đông Giang, làm mất 12.000 m2 đất nông nghiệp. Thời kỳ đầu, mỗi năm sông Mã lấn vào đất liền 7-10 m. Từ đầu tháng 8 đến nay, sạt lở diễn biến nhanh do mưa lớn và thủy điện xả lũ.

Hiện dọc bãi bồi thôn Nghĩa Kỳ và Giang Đông có nhiều vết rạn nứt, các mép lở dựng đứng cao 5-7 m so với mặt nước, nguy cơ sạt lở tiếp.


Tháng 8-9/2023 là giai đoạn bờ tả sông Mã ở Vĩnh Hòa sạt lở mạnh nhất trong 5 năm qua. Ảnh: Lê Hoàng.

Các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa cho rằng nguyên nhân chính gây sạt lở do xã Vĩnh Hòa là điểm hợp lưu của sông Mã và sông Bưởi, dòng chảy tương đối phức tạp, cấu trúc nền địa chất yếu vì được hình thành từ cát và đất phù sa.

Còn theo người dân, tình trạng khai thác cát dọc sông là nguyên nhân gây sạt. Báo cáo của UBND huyện Vĩnh Lộc cho thấy trong 600 m sạt lở bờ sông Mã qua xã Vĩnh Hòa có 200 m đi qua mỏ cát số 18 của một doanh nghiệp. Tại mốc số 5, chiều rộng sạt lở lớn nhất 25 m, cách khu dân cư thôn Nghĩa Kỳ 150 m.

Ngoài ra, có hai điểm sạt lở hạ lưu mỏ cát số 18. Điểm một chiều dài cung sạt lở khoảng 100 m, rộng 35 m, cách khu dân cư 90 m. Điểm còn lại chiều dài cung sạt lở 80 m, rộng 35 m, cách khu dân khoảng 120 m.


Tình trạng sạt lở bờ sông Mã ở xã Vĩnh Hoà.

UBND huyện Vĩnh Lộc đang đề nghị tỉnh Thanh Hóa lập đoàn kiểm tra, đánh giá nguyên nhân sạt lở. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng đề xuất sớm khắc phục triệt để sự cố bằng giải pháp thi công kè chống sạt, ngăn chặn thiệt hại đất đai hoa màu và tránh gây tâm lý hoang mang cho người dân.

Trước mắt để đảm bảo an toàn cho người dân, UBND xã Vĩnh Hòa đã tổ chức lắp camera giám sát hoạt động trên sông, căng dây, cắm biển cảnh báo nguy hiểm. Chính quyền cũng khuyến cáo người dân không sản xuất, chăn nuôi tại các vị trí trí có nguy cơ sạt lở cao.

Theo vnExpress.net

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận