Tin mới
2
Những người trẻ mất kết nối
Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
4
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức
Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Những người trẻ mất kết nối

Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức

Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản

Phụ nữ trẻ Trung Quốc chán giày cao gót

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2022-03-02 10:03
Ngày càng nhiều cô gái xứ tỷ dân chọn đi giày bệt hoặc thể thao thay vì những đôi cao gót đau chân và dễ ngã.

Giày cao gót hiện đại (đế nhọn, mảnh) du nhập vào Trung Quốc từ đầu những năm 1990 và được các nữ diễn viên cũng như giới thượng lưu ở Thượng Hải ưa chuộng. Trong vài bộ phim kinh điển, món đồ này để lại dấu ấn khó quên.

Trong những thập kỷ khan hiếm vật chất, giày cao gót được xem là mặt hàng xa xỉ, theo CGTN.

You Yehui (sinh năm 1948, đến từ tỉnh Quý Châu) kể lại: “Năm 11 tuổi, tôi lén đi thử giày cao gót của chị gái được chồng mua cho khi họ kết hôn. Đó là đôi giày da màu đen và có quai phía trước”.

You trở thành thợ may khi 15 tuổi và nghỉ hưu vào đầu thập niên 90. Khi còn đi làm, chỉ trong những dịp trang trọng như hội họp, bà mới đi đôi giày cao gót đế vuông đồ sộ. Hàng ngày, bà đi giày bệt đế vải.

Phu nu Trung Quoc chan giay cao got anh 1Trong những thập kỷ qua, giày cao gót dần trở thành món đồ quan trọng trong tủ quần áo của phụ nữ khắp thế giới. Ảnh: Bloomberg.

Giày cao gót đánh dấu sự trở lại vào những năm 1980, khi nền kinh tế của Trung Quốc đi lên sau cuộc cải cách và mở cửa vào cuối thập niên 70.

Trong thời kỳ đó, Celia Cui, con gái của You Yehui, khá có ý thức về thời trang ở tuổi 20. “Tôi luôn đi giày cao gót vì chúng là dấu hiệu của thời trang”.

Đối với các cô gái lớn lên trong những năm 1980-1990, đi giày cao gót là một trong nhiều minh chứng cho sự trưởng thành.

Han Li, hiện làm việc trong bộ phận tiếp thị tại công ty luật ở Bắc Kinh, bắt đầu đi giày đế vuông ở trường trung học. 10 năm nay, cô trở nên quen thuộc với giày cao gót khi gia nhập lực lượng lao động.

Nhu cầu giảm

Thời gian trôi qua, sở thích của phụ nữ Trung Quốc đã thay đổi. Họ hướng đến những đôi giày tiện dụng và thoải mái hơn như giày bệt, boots, giày thể thao, giày oxford hay giày lười.

Trong đợt mua sắm Ngày Độc thân (11/11) năm ngoái, sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới, Dr.Martens và UGG đứng đầu danh sách bán hàng giày dép nữ.

Ngược lại, Daphne - công ty có trụ sở tại Hong Kong từng thống trị thị trường giày nữ trong nước - báo cáo doanh thu giảm 83% vào năm 2020 và đóng tất cả cửa hàng truyền thống. Doanh thu bán hàng trực tuyến của họ cũng mờ nhạt, giảm 77% trong nửa đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái.


Phụ nữ Trung Quốc hiện ưa chuộng những đôi giày tiện dụng và thoải mái hơn là cao gót. Ảnh: Bloomberg.

Đầu tháng này, ST & SAT, thương hiệu giày quen thuộc với phụ nữ Trung Quốc, ghi nhận mức thua lỗ lớn nhất vào năm ngoái kể từ khi niêm yết cổ phiếu vào 2009.

Trong khi đó, các thương hiệu thời trang cao cấp cảm nhận được sự trỗi dậy của giày thể thao và đã phát triển dòng sản phẩm của riêng họ.

Theo báo cáo của Reuters năm 2018, Gucci, Prada và Balenciaga ngày càng đầu tư vào giày thể thao. Christian Louboutin tung mẫu giày thể thao đính pha lê ra thị trường, trong khi Roger Vivier giới thiệu “con cưng” đầu tiên của mình - Viv 'Run - năm 2018.

Thay đổi

Nhiều tác phẩm văn học mô tả phụ nữ đi giày cao gót là “gợi cảm” và “nữ tính”. Trong khi đó, một số khác cho rằng món đồ này khiến họ sa lầy vào cái bẫy của khuôn mẫu nữ tính.

Christian Louboutin, nhà thiết kế thời trang người Pháp của thương hiệu giày cao gót đế đỏ cùng tên, từng nói: “Cốt lõi công việc của tôi không phải làm hài lòng phụ nữ mà là đàn ông”.

Tuy nhiên, những thái độ này đang thay đổi, được thúc đẩy bởi sự chuyển dịch sang làm việc từ xa do đại dịch Covid-19.

Trước đây, phụ nữ phải chịu đau đớn để trở nên đẹp hơn. Giờ đây, họ thích những đôi giày đi không bị gò bó. Nó thể hiện tinh thần tự do và độc lập khỏi quan niệm về vẻ đẹp được định nghĩa bởi đàn ông.

Phu nu Trung Quoc chan giay cao got anh 3Phụ nữ Trung Quốc hiện đại thay đổi quan điểm về giày cao gót. Ảnh: China Daily HK.

Han Li vẫn yêu thích giày cao gót. “Tôi đi giày cao gót rất nhiều vì thường phải ra ngoài gặp khách hàng. Tôi muốn trông trang trọng và chỉn chu, dù công ty không có quy định về trang phục”.

Đối với Han, dạo bước trên đôi giày cao gót mảnh mang lại niềm vui, lấn át mọi sự khó chịu và mệt mỏi khi mang chúng.

Nhiều người thuộc thế hệ Millennials (sinh từ năm 1981 đến 1996) và Gen Z (sinh từ năm 1997 đến 2012) giống như Han Li. Họ tìm kiếm sự cân bằng giữa thoải mái, hình thức và thẩm mỹ trong khi làm hài lòng bản thân.

Mo Mo (26 tuổi) cho biết: “Đi giày cao gót có thể mang lại vẻ ngoài tự tin và thanh lịch nhưng tôi không quá khắt khe với bản thân”.

Trừ khi thỉnh thoảng lái xe tới công ty, cô không bao giờ đi giày cao gót vì chen chúc trên tàu điện mỗi sáng không khác nào thảm họa.

Celia, hiện là giám đốc điều hành của công ty dược phẩm, ngày càng ưa chuộng giày gót thấp và thể thao sau khi bước sang tuổi 40.

“Với nhịp sống hối hả, đặc biệt là làm văn phòng, tôi có ít thời gian đến phòng tập thể dục. Bởi vậy, tôi thường tranh thủ đi bộ tới công ty. Tôi cần đôi giày thoải mái”.

Celia nhận thấy hầu hết đồng nghiệp nữ trẻ tuổi của cô ít đi giày cao gót hơn trong những năm qua. Theo cô, phụ nữ ngày nay tự tin và quyết đoán hơn khi chọn đồ để mang.

Trong khi phụ nữ Trung Quốc chuyển sang đi giày bệt và dần phá vỡ các chuẩn mực giới tính, đó cũng là một phần của sự thay đổi trên toàn cầu.

Phu nu Trung Quoc chan giay cao got anh 4Nữ diễn viên kiêm nhà văn Yumi Ishikawa phát động phong trào chống giày cao gót ở Nhật Bản. Tại đất nước này, phụ nữ bị phân biệt đối xử nếu không đi giày cao gót ở nơi làm việc. Ảnh: AFP.

Năm 2016, doanh số bán giày thể thao lần đầu tiên vượt qua doanh số bán giày cao gót ở Anh. Doanh số giày cao gót giảm 45% vào năm 2020, theo NPD Group của nhà nghiên cứu thị trường Mỹ. Ngày càng nhiều phụ nữ chọn đi giày bệt thoải mái thay vì những đôi cao gót đau đớn mà không vững.

Các nữ diễn viên cũng đang chống lại quy tắc đeo giày cao gót tại Liên hoan phim Cannes. Ở Nhật Bản, phong trào KuToo được khởi xướng năm 2019 nhằm phản đối chính sách bắt buộc đi giày cao gót ở nơi làm việc.

Thời thiếu nữ, Du Yun (33 tuổi) mơ ước có giày cao gót và thường đi thử đôi của mẹ ở nhà. Những năm đầu đi làm, cô thường đi giày cao gót như các nữ đồng nghiệp khác.

“Chân tôi thực sự rất đau. Nhưng để trông cao hơn, tôi chọn cách chịu đựng”, cô kể.

Nhưng hiện tại, Du bỏ hết những đôi giày có gót quá cao và không bao giờ mua giày có gót quá 3 cm.

“Giày cao gót mảnh gây ra tiếng ồn khá lớn trên sàn gỗ khiến tôi không muốn đi lại. Hơn nữa, chúng khiến tôi dễ ngã. Một lần trong toa tàu điện ngầm đông đúc, tôi ngã nhào sau cú xóc và giẫm vào chân hành khách phía sau. Tôi rất xấu hổ”.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận