Tin mới
2
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức
Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức

Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản

Ông đồ 22 tuổi, 14 năm học thư pháp và chiếc bút lông tự chế

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-01-30 11:01
Dành tình yêu trọn vẹn với thư pháp truyền thống, Đỗ Nhật Thịnh hy vọng mang loại hình nghệ thuật này đến với nhiều người.

Đỗ Nhật Thịnh, bút danh Nhật Thịnh thư pháp (22 tuổi, Đà Nẵng) là họa sĩ thiết kế, nhiếp ảnh gia. Đặc biệt chàng trai có niềm đam mê lớn đối với nghệ thuật thư pháp. Với hơn 14 năm theo đuổi, Nhật Thịnh đang trở thành gương mặt trẻ nổi bật trong lĩnh vực này.

Được gọi là “ông đồ thời đại 4.0” Nhật Thịnh vẫn hàng ngày trao đi những nét chữ mang tâm nguyện giữ gìn nét đẹp truyền thống bằng một cách riêng.

Chiếc bút lông tự chế

Tình yêu với thư pháp bắt đầu từ khi Đỗ Nhật Thịnh học lớp 1. Chàng trai sinh năm 1998 có niềm đam mê với mỹ thuật, đặc biệt là nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc. Những kiệt tác nghệ thuật thư pháp khi ấy trở thành nguồn động lực để Thịnh nuôi dưỡng đam mê.

Nhớ lại quãng thời gian chập chững tập viết thư pháp, do nhà không có đủ điều kiện Thịnh bắt đầu bằng những cây bút, loại mực tự chế.

Cậu hài hước kể: “Hồi đó học lớp 1, mình dùng cây và lông thú tự kết lại thành cây cọ. Mực cũng không có, nên ra vườn lấy quả của cây mùng tơi giã nát rồi hòa với nước để tập viết”.


Đỗ Nhật Thịnh dành niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật viết thư pháp.

Thịnh cũng không quên những ngày cầm bút tập lâu đến mức sưng và phồng cả tay. Mặc dù mắc phải những khó khăn về vật chất và cả tâm lý, nhưng Thịnh khẳng định chưa bao giờ có suy nghĩ bỏ cuộc. Chàng trai luôn lựa chọn cách cố gắng, nỗ lực để từng ngày chinh phục nghệ thuật thư pháp.

Quyết tâm theo đuổi niềm đam mê, Nhật Thịnh bắt đầu học qua hình ảnh, nét chữ ở các trang lịch treo tường. Cậu chủ động tìm tòi, góp nhặt kinh nghiệm từ người đi trước.

“Đối với mình, mỗi người chỉ dạy lại giúp nét bút của mình thêm phần sinh động và đặc sắc”.

Cách đây 4 năm, Nhật Thịnh trở thành tân sinh viên của trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM. Với Thịnh, đây là nơi trang bị cho cậu nền tảng vững chắc về mỹ thuật, hơn hết là định hình niềm đam mê mà cậu theo đuổi. Cũng tại đây, Thịnh tôi luyện cho bản thân một cái tâm sáng, ấp ủ việc đưa thư pháp Việt Nam phát triển hơn trong tương lai.

Trong vai trò chủ tịch hội sinh viên của trường, Thịnh may mắn được tham gia nhiều chiến dịch tình nguyện và công tác xã hội. Đặc biệt, trong chuyến đi vận động hiến máu năm 2019, chàng trai được gọi bằng một cái tên chân chất “ông đồ xuyên Việt”, với hành động tặng chữ cho mọi người từ Cà Mau ra Hà Nội.

Chất riêng

Sau hơn 14 năm theo đuổi, Thịnh đúc kết “Cái đẹp trong thư pháp xuất phát từ chữ tâm của người cho chữ, một tác phẩm thư pháp không đơn thuần là nghệ thuật mà còn là sứ giả nhắn gửi lời hay ý đẹp”.

Đỗ Nhật Thịnh từng có cơ hội học hỏi tại các quốc gia như Thái Lan, Singapore, Pháp, Australia… Một số tác phẩm nghệ thuật thư pháp của Thịnh được lưu giữ, để lại hình ảnh văn hóa Việt Nam tại nước bạn. Thịnh cho biết đây là động lực rất lớn giúp bản thân không ngừng học hỏi.

Trăn trở về cách đem thư pháp đến gần hơn với thế hệ trẻ Việt, Thịnh nảy ra ý tưởng về một cách thức truyền tải gây ấn tượng mạnh. Ngoài mực tàu giấy đỏ, chàng trai sử dụng chất liệu mới như giấy bồi lụa, giấy bo cứng, gỗ, vải, đá, kính để tạo sự phong phú và đa dạng.

Để thu hút và phù hợp hơn với thời đại, Thịnh sử dụng triệt để phương tiện công nghệ đặc biệt là màn hình led. Ngoài ra chàng trai kết hợp thư pháp với nghệ thuật biểu diễn cùng hiệu ứng sân khấu, âm thanh, ánh sáng.

chang trai me thu phap anh 2
"Ông đồ 4.0" kết hợp nghệ thuật thư pháp truyền thống với trình diễn trên sân khấu.

Thịnh bày tỏ: “Việc kết hợp giữa thư pháp với công nghệ mang lại hiệu ứng thị giác rất lớn, đặc biệt với những ai chưa biết nghệ thuật thư pháp. Ứng dụng các công nghệ hiện đại vào nghệ thuật này giúp người xem có cái nhìn mới mẻ, tạo ra sự đặc biệt, thu hút mọi người hơn nhờ màu sắc, hình ảnh”.

Đam mê nghệ thuật thư pháp của Thịnh không chỉ dừng lại ở những sáng tạo mới để phát triển trong nước. Chàng trai luôn khao khát được chia sẻ, ủng hộ để mang nét đẹp này đến với các quốc gia khác trên thế giới thông qua các chương trình truyền hình, sự kiện.

Hiện tại, Thịnh nhận được nhiều dự án kết hợp với các đơn vị lớn. Những nguồn động lực này giúp chàng trai sinh năm 1998 tiếp tục chặng đường sáng tạo và phát triển văn hóa thư pháp truyền thống Việt.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận